Đánh giá tổng hợp về chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh LongAn

Một phần của tài liệu nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh long an (Trang 73)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.5. Đánh giá tổng hợp về chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh LongAn

2.2.5.1. Đánh giá theo từng tiêu chí

Trên cơ sở 7 tiêu chí đánh giá CLCS dân cư tỉnh Long An đã phân tích (tỷ lệ người nghèo, tỷ lệ biết chữ trong độ tuổi của dân số từ 15 tuổi trở lên, số HSPT/1 giáo viên, số giường bệnh/10.000 dân, số cán bộ y tế/10.000 dân, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh, tỷ lệ hộ dân sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh), có thể đưa ra bảng như sau:

Bảng 2.25. Xác định nhóm và điểm cho từng tiêu chí

Tiêu chí Nhóm Giá trị Điểm

Tỷ lệ người nghèo năm 2011 (%) Cao >14 1 Khá cao >10 - 14 2 Trung bình >6 - 10 3 Trung bình thấp >3 - 6 4 Thấp ≤3 5 Tỷ lệ biết chữ trong độ tuổi của dân số từ 15 tuổi trở lên năm 2012 (%) Cao >95 5 Khá cao >93 - 95 4 Trung bình >91 - 93 3 Trung bình thấp >89 - 91 2 Thấp ≤89 1 Số HSPT/1 giáo viên năm học 2011- 2012 (HS) Cao ≥21 1 Khá cao 19 - <21 2 Trung bình 17 - <19 3 Trung bình thấp 15 - <17 4 Thấp <15 5

72 Số Giường bệnh/10.000 dân năm 2011 (giường) Cao ≥70 5 Khá cao ≥18 - <70 4 Trung bình ≥15 - <18 3 Trung bình thấp ≥10 - <15 2 Thấp <10 1 Số cán bộ y tế/10.000 dân năm 2011 (người) Cao >90 5 Khá cao >29 - 90 4 Trung bình >27 - 29 3 Trung bình thấp >19 - 27 2 Thấp ≤19 1 Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh năm 2011 (%) Cao >98 5 Khá cao >94 - 98 4 Trung bình >89 - 94 3 Trung bình thấp >80 - 89 2 Thấp ≤80 1 Tỷ lệ hộ dân sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh năm 2011 (%) Cao >85 5 Khá cao >75 - 85 4 Trung bình >35 - 75 3 Trung bình thấp >25 - 35 2 Thấp ≤25 1 2.2.5.2. Đánh giá tổng hợp

Căn cứ bảng xác định nhóm và điểm cho từng tiêu chí, có thể đánh giá tổng hợp CLCS dân cư các huyện, thành phố tỉnh Long An như sau:

Bảng 2.26. Đánh giá tổng hợp chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Long An

Nhóm Điểm Huyện, thành phố

Cao ≥30 Tân An

Khá cao ≥25-<30 Mộc Hóa

73

Thành Trung bình

thấp ≥18-<21 Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Đức Huệ, Thủ Thừa Thấp <18 Tân Hưng, Cần Đước, Cần Giuộc

TP Tân An có CLCS dân cư cao nhất vì đây là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh. Tân An là địa bàn tập trung nhiều ngành kinh tế quan trọng, có nhiều thế mạnh về phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế và người dân đạt trình độ dân trí cao.

Mộc Hóa có CLCS dân cư khá cao, mặc dù là huyện nằm ở vùng ĐTM nhưng được đầu tư xây dựng để trở thành một thị xã của tỉnh, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục và y tế đã đạt những thành tựu đáng kể. Đến tháng 5 năm 2013 Mộc Hóa vinh dự được công nhận là thị xã với tên gọi mới là thị xã Kiến Tường.

Các huyện Vĩnh Hưng, Đức Hòa, Bến Lức, Tân Trụ, Châu Thành CLCS ở nhóm trung bình. Mặc dù Đức Hòa, Bến Lức có kinh tế phát triển nhưng do chỉ tiêu về giáo dục và y tế còn thấp nên CLCS không ở vị trí của nhóm cao. Châu Thành, Tân Trụ là hai huyện có lịch sử hình thành lâu đời nhưng kinh tế xã hội chưa phát triển mạnh, tiêu chí y tế ở mức thấp. Vĩnh Hưng là huyện mới, nằm ở vùng sâu của ĐTM nhưng đã có nhiều cố gắng trong nâng cao CLCS người dân.

Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Đức Huệ, Thủ Thừa có CLCS ở nhóm trung bình thấp, đây là các huyện thuộc vùng ĐTM của tỉnh có điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn.

Tân Hưng, Cần Đước, Cần Giuộc là 3 huyện có CLCS thuộc nhóm thấp nhất. Tân Hưng là huyện mới của tỉnh, là vùng bị ngập sâu của ĐTM, cơ sở hạ tầng giao thông cũng như điện, nước phục vụ cho người dân còn nhiều hạn chế, mặt bằng giáo dục rất thấp. Cần Đước và Cần Giuộc mặc dù gần TP.HCM nhưng nguồn nước ngọt thiếu trầm trọng, áp lực dân số rất lớn nên khó đảm bảo cho việc nâng cao CLCS dân cư, mặc khác do bị cạnh tranh bởi TP.HCM nên khó thu vốn đầu tư cũng như nguồn nhân lực có trình độ để phát triển kinh tế xã hội.

74

Tiểu kết chương 2

Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng CLCS dân cư tỉnh Long An cho thấy:

- Về tiêu chí kinh tế: Long An có tốc độ tăng trưởng nhanh và thuộc nhóm khá cao so với các tỉnh trong cả nước. GDP/người đến năm 2010 vượt mức trung bình cả nước, tỷ lệ nghèo luôn ở mức thấp hơn trung bình cả nước và ĐBSCL, tuy nhiên thu nhập bình quân hàng tháng vẫn còn thấp mặc dù cơ cấu thu nhập có chuyển biến tích cực.

- Về giáo dục: Đã đạt được những kết quả quan trọng. Tỷ lệ người lớn biết chữ chiếm tỷ lệ cao, đến năm 2012 cao hơn trung bình cả nước và ĐBSCL. Mạng lưới trường lớp cũng như CSVC phục vụ dạy học được tăng cường đầu tư, nguồn nhân lực cho giáo dục được bổ sung cả về số lượng và chất lượng được thể hiện số trường chuẩn quốc gia ngày càng tăng. Tuy nhiên tỷ lệ học sinh đang đi học đúng tuổi cấp THPT vẫn còn thấp hơn nhiều so với trung bình cả nước.

- Về y tế và chăm sóc sức khỏe: Ngày càng được tăng cường cả về CSVC và nhân lực nên đã đạt được những thành tựu đáng kể thể hiện ở tuổi thọ trung bình cao, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng và tỷ suất chết trẻ em thấp.

- Về hưởng thụ phúc lợi của người dân: Được cải thiện nhiều, Đặc biệt là các chế độ chính sách cho người có công và người nghèo. Tuy nhiên vẫn còn thấp, nhất là vấn đề nhà ở, cung cấp nước sạch và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Đây cũng là thực trạng chung của các tỉnh ĐBSCL.

- Về sự phân hóa CLCS theo lãnh thổ: Các tiêu chí cơ bản của CLCS có sự phân hóa lớn giữa các huyện, thành phố. Đặc biệt là tỷ lệ nghèo, số giường bệnh và cán bộ y tế trên 10.000 dân, tỷ lệ hộ dân sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Đáng lưu ý là không phải những huyện có công nghiệp phát triển thì CLCS dân cư cao (Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc), ngược lại có huyện thuộc vùng khó khăn thì CLCS lại khá cao (Mộc Hóa). Tuy nhiên, nhìn chung các huyện vùng ĐTM của tỉnh CLCS dân cư còn thấp.

75

76

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT

LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ TỈNH LONG AN ĐẾN NĂM 2020 3.1. Quan điểm, mục tiêu

3.1.1. Quan điểm

Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI. Trong giai đoạn đến năm 2020, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Long An tiếp tục thực hiện công cuộc xây dựng tỉnh Long An trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển và có tầm ảnh hưởng nhất định đến các tỉnh trong vùng ĐBSCL cũng như VKTTĐPN.

Trước những yêu cầu đó, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã đưa ra những quan điểm phát triển như sau:

Phát huy đối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh; khai thác, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Phát triển kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường để từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, giảm dần tỷ lệ hộ nghèo; phát triển y tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ.

Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội;giữ vững quốc phòng an ninh với vị trí Long An là địa phương nằm trong khu vực biên giới của vùng đồng bằng sông Cửu Long và trong thế hội nhập kinh tế của khu vực Đông Nam Á và quốc tế.

3.1.2. Mục tiêu

a) Về kinh tế - Đến năm 2015

77

14%. Cơ cấu kinh tế: công nghiệp-xây dựng (41%), thương mại-dịch vụ (31%), nông nghiệp (28%).

+ GDP bình quân đầu người năm 2015: 50 triệu đồng/người/năm. + Sản lượng lương thực bình quân: 2,1 triệu tấn/năm.

+ Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2015 tăng bình quân 25%/năm. + Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách: 10%.

+ Tỷ lệ đầu tư xã hội trên GDP đạt 42%. + Nhựa hoá các tuyến tỉnh lộ.

+ Xây dựng, cải tạo trụ sở xã đảm bảo điều kiện làm việc: 100%. - Đến năm 2020

GDP/người đạt 80 triệu đồng/người/năm; tỷ trọng các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu GDP tương ứng chiếm 15%, 45%, 40%; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn chiếm 10,8% GDP; khả năng huy động vốn đầu tư từ nguồn thu ngân sách nhà nước chiếm 29,6%.

b) Về văn hoá - xã hội - Đến năm 2015

+ Xây dựng xã đạt tiêu chí nông thôn mới 20% (33 xã). + Có 50% trường đạt chuẩn quốc gia.

+ Toàn tỉnh có 40-50% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học.

+ Tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 99%.

+ Trên 90% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. + Tỷ lệ người có bảo hiểm y tế đạt 70-80%. + Tỷ lệ bác sĩ trên vạn dân đạt 7 bác sĩ/vạn dân.

+ Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 16%. + Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 12%0.

+ Có 60% lao động qua đào tạo (trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 40%).

+ Giải quyết việc làm cho 150.000 lao động/5 năm. + Tỷ lệ hộ nghèo dưới 3% (theo tiêu chí của tỉnh).

78

+ Có 30% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn văn hóa đến cuối nhiệm kỳ. + Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh

Khu vực đô thị: 99% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh. Khu vực nông thôn: 95% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh.

+ Tỷ lệ thu gom rác sinh hoạt ở khu vực đô thị, thị trấn, thị tứ đạt 90%. - Đến năm 2020

+ Phấn đấu tỷ lệ sinh còn 1,46%; tuổi thọ trung bình đạt 76 tuổi; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng còn dưới 12%; số giường bệnh/10.000 dân 20 giường; số bác sĩ/xã tối thiểu có 1 bác sĩ và có 8 bác sĩ/10.000 dân.

+ Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia còn 1%; tỷ lệ lao động qua đào tạo là 65%; tỷ lệ thất nghiệp thành thị là 3%; cơ cấu lao động ở 3 khu vực I, II, III là 28,1%, 37,8%, 34%; số lượng lao động qua đào tạo là 628.600 người và tạo việc làm cho 180.000 người.

+ Phấn đấu có 50% (khoảng 83 xã) đạt tiêu chuẩn nông thôn mới; có 90% nhà văn hóa ở tuyến tỉnh; đảm 100% huyện, thành phố có trung tâm văn hóa, thể thao; 75% xã, phường, thị trấn có trung tâm văn hóa, thể thao; bảo đảm 100% hộ gia đình được sử dụng nước hợp vệ sinh và 99,7% hộ được sử dụng điện.

c) Về môi trường

- Đảm bảo tỷ lệ phủ xanh đến năm 2015 đạt 21% và duy trì đến năm 2020, 2030; nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 13,5% vào năm 2015 và 17% năm 2020; diện tích ảnh hưởng lũ lụt (ngập trên 1 m) vào các năm 2015 và 2020 là 25% và 23%.

- Phấn đấu đến năm 2015, 80% chất thảy sinh hoạt, công nghiệp và 100% chất thải y tế được thu gom và xử lý; di dời 100% cơ sở sản xuất gây ô nhiểm môi trường ra khỏi các khu đô thị và dân cư; 100% doanh nghiệp thực hiện tốt cam kết bảo vệ môi trường.

- Đảm bảo ý thức trong cộng đồng và tăng cường năng lực các bên liên quan về các vấn đề môi trường; bảo vệ và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; giảm thiểu ô nhiểm và suy thoái môi trường.

- Bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, kiềm chế sự gia tăng, tiến tới loại dần các loại tội phạm và tệ nạn xã hội.

79

3.1.3. Định hướng nâng cao chất lượng cuộc sống

3.1.3.1. Định hướng chung

Xây dựng Long An trở thành tỉnh phát triển bền vững, hài hòa giữa khu vực nông thôn và đô thị; có trình độ công nghệ cao, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; nguồn nhân lực có chất lượng; đời sống vật chât tinh thần nhân dân không ngừng được nâng cao; có nền quốc phòng - an ninh vững mạnh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Phấn đấu đến năm 2020, tỉnh Long An cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp.

3.1.3.2. Định hướng cụ thể

a. Về phát triển các ngành kinh tế

- Ngành nông nghiệp: Xác định trọng tâm là sản xuất lúa gạo đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; phát triển theo hướng thâm canh và chuyên canh, ứng dụng công nghệ mới phù hợp, sử dụng giống có chất lượng cao nhằm gia tăng giá trị sản xuất trên đơn vị canh tác và đáp ứng yêu cầu thị trường; đồng thời chú trọng khâu chế biến sau thu hoạch, nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu. Cải thiện hệ thống sản xuất các sản phẩm là thế mạnh của tỉnh như mía, rau quả đáp ứng các tiêu chuẩn trong nước và xuất khẩu; từng bước kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, đảm bảo tăng trưởng nông nghiệp ổn định; tuân thủ các quy trình công nghệ từ khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ.

Phát triển chăn nuôi (lợn, bò gia cầm) theo hướng tập trung có quy mô phù hợp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước; áp dụng công nghệ chăn nuôi tiên tiến, sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; kiểm soát chặt chẻ dịch bệnh và ô nhiểm môi trường do các hoạt động chăn nuôi.

- Lâm nghiệp: Duy trì và bảo tồn các nguồn tài nguyên rừng hiện có nhằm đảm bảo phát triển rừng bền vững; bảo tồn môi trường cho các loài động vật hoang dã, các nguồn gen quý hiếm kết hợp với du lịch sinh thái, đặc biệt là rừng đặc dụng, trong đó khu vực ĐTM đóng vai trò quan trọng góp phần giảm thiểu tác động do biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Bảo vệ và có chính sách hợp lý nhằm duy trì diện tích rừng phòng hộ, kết hợp phát triển rừng với an ninh quốc gia ở các huyện biên giới. Khai

80

thác các nguồn tài nguyên rừng hợp lý, khuyến khích đầu tư sản xuất và phát triển rừng bền vững.

- Ngư nghiệp: Phát triển nuôi trồng thủy sản hàng hóa ở ĐTM theo hứơng kiểm soát và bảo vệ môi trường sinh thái. Nghiên cứu xây dựng các mô hình tổ chức nuôi trồng phù hợp (câu lạc bộ, hợp tác xã, tổ kinh tế, trang trại…) nhằm đảm bảo lợi ích của các bên và thúc đẩy sản xuất hàng hóa; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để ứng dụng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản.

- Công nghiệp: phát triển công nghiệp bền vững có khả năng tác động đến nông nghiệp, dịch vụ và trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, xanh và sạch.

Đảm bảo cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng phù hợp cho phát triển các ngành nghề , hoạt động kinh doanh có tính quốc tế; xây dựng các khu công nghiệp có chất

Một phần của tài liệu nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh long an (Trang 73)