Dân cư, dân tộc, phong tục tập quán

Một phần của tài liệu nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh long an (Trang 36 - 39)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.4. Dân cư, dân tộc, phong tục tập quán

35

Long An có lịch sử hình thành và phát triển trên 300 năm. Theo biến thiên của thời gian và lịch sử, từ những lưu dân đầu tiên khai phá vùng đất phương Nam, vượt qua bao nhiêu khắc nghiệt của thiên tai, địch hoạ, đến nay cộng đồng dân cư Long An đã phát triển gần 1,5 triệu người. Người dân Long An luôn nêu cao truyền thống “trung dũng kiên cường toàn dân đánh giặc” trong chiến đấu và cần cù, sáng tạo trong lao động. Cả cộng đồng đang tích cực xây dựng gia đình ít con, ấm no, hạnh phúc, cùng chung tay góp sức bảo vệ và xây dựng quê hương Long An giàu đẹp.

Tính đến nay, có thể nói cộng đồng dân cư Long An đã có một lịch sử hình thành và phát triển của dân số diễn ra theo những cột mốc lịch sử quan trọng sau: [24]

Vào thập kỷ 70 của thế kỷ XVIII, ước tính tổng dân số khoảng 75.000 người. Sang thế kỷ XIX, năm 1802, chiến tranh Tây Sơn - Nguyễn Ánh chấm dứt. Nhà Nguyễn đã có chủ trương khai hoang, di dân lập ấp, kéo theo các luồng lưu dân mới từ đàng ngoài đã bổ sung vào cộng đồng dân cư Long An.

Các thống kê dân số ở Long An từ năm 1900 đến 1930 cho thấy trong vòng 30 năm số dân Long An từ 265.000 lên 355.000 người. Số tăng bình quân hàng năm là 3.000 người.

Vào giai đoạn 15 năm cuối cùng của chế độ Thực dân Pháp (1930-1945), dân số Long An mỗi năm tăng trung bình 12.000 người, gấp 4 lần giai đoạn trước. Vào thời kỳ Mỹ - Diệm, cuối năm 1956 với mưu đồ chia cắt nhỏ từng địa phương để chống phá cách mạng, chính quyền Ngô Đình Diệm phân Tân An thành 2 tỉnh Long An và Kiến Tường. Trong những năm 1955-1956, Ngô Đình Diệm còn chủ trương đưa 100.000 đồng bào công giáo di cư vào cấm chốt sâu ở vùng Mộc Hóa, Tân Thạnh, Vĩnh Hưng với ý định lập 16 “khu dinh điền” và 5 xã mới dọc biên giới Camphuchia - Việt Nam, đồng thời Diệm cũng di dân từ miền Trung vào Đồng Tháp Mười, góp phần làm tăng thêm dân số khu vực này.

Trong giai đoạn từ 01- 10 - 1979 đến 01- 4 - 1989 dân số Long An tăng bình quân 1,75%. Trong giai đoạn từ 01- 4 -1989 đến 01- 4 - 1999 dân số Long An tăng bình quân 1,5%. Năm 2006, dân số trung bình là 1.436.263 người, đến 2011 dân

36

số trung bình của tỉnh là 1.449.915 người, tốc độ tăng dân số là 0,49%.

Bảng 2.2: Dân số Long An qua các năm từ 2002 – 2011

Năm 2002 2004 2006 2008 2011

Dân số (người) 1.356.496 1.382.184 1.405.176 1.428.213 1.449.915 Tốc độ tăng (%) 1,00 0,96 0,85 0,73 0,49

(Nguồn: [13])

2.1.4.2. Dân tộc, phong tục tập quán

a. Dân tộc

Với lịch sử định cư trải qua 4 đến 5 nghìn năm trong quá trình hình thành nên vùng đất Long An ngày nay đại bộ phận cư dân chủ yếu là người Kinh. Dân tộc kinh chiếm tỷ lệ khoảng hơn 99% dân số cả tỉnh. Ngoài ra còn có người Hoa, Khơ Me, Chăm… các dân tộc này chiếm một tỷ lệ không đáng kể. Cơ cấu dân tộc nói trên đã cho thấy những nét đặc trưng về văn hóa, lối sống của người dân Long An. Văn hóa Việt chiếm vị trí chủ đạo nơi đây. Chính vì vậy các phong tục tập quán trên địa bàn tỉnh Long An mang tính thuần Việt.

b. Phong tục tập quán

Trong gia đình người cha thường có tầm ảnh hưởng hơn cả mặc dù cha và mẹ đều có trách nhiệm chung trong gia đình, người cha thường đảm nhiệm công việc nặng nhọc cho đến việc giáo dục khuyên bảo con cái cũng như giao tiếp với bên ngoài. Tuy nhiên hiện nay, quyền bình đẳng vợ chồng được khẳng định thì đã có những thay đổi đáng kể.

Người Long An coi trọng sự hòa thuận, đầm ấm trong gia đình, kính trên dưới nhường là nhà có phúc lớn. Khi con cái trưởng thành có gia đình riêng, thì cha mẹ thu xếp cho ra ở riêng. Tuy nhiên, mọi thành viên trong gia đình đều có trách nhiệm chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ khi tuổi già, cả khi lo tang ma, lễ tết mãi về sau.

Nhìn chung, các lễ thức trong sinh hoạt đời sống của đồng bào Long An có thể phân ra làm hai loại: Một là những thể thức mang tính tập tục cổ truyền phổ biến: Tết Nguyên đán, mồng năm tháng năm, lễ Rằm tháng bảy, Tết trung thu… Hai là những lễ thức mang dấu ấn tín ngưỡng dân giang như: Lễ cúng đình, cúng miếu, lễ cầu mưa, lễ tống phong, tống ôn…

37

Cũng như đông đảo nhân dân ta, người dân Long An coi đời con người có hai lần quan trọng, đó là lần cưới vợ, lấy chồng và lần chết. Nhưng nếu chết là sự kết thúc, thì việc dựng vợ gả chồng được coi là “việc trăm năm”.

Ở Long An có 4 tôn giáo lớn thâm nhập tương đối sâu trong đời sống xã hội đó là: Đạo Phật, đạo Thiên chúa, đạo Cao đài và đạo Tin lành. Nho giáo cũng có ảnh hưởng khá đậm trong đời sống tinh thần và xã hội của người dân, nhất là các huyện phía Nam nơi dân cư đã hình thành từ lâu.

2.1.4.3. Phân bố dân cư

Trên địa bàn tỉnh Long An, dân cư phân bố không đều. Phần lớn cư dân sinh sống ở khu vực phía Nam và Đông Nam với mật độ trung bình hơn 600 người/km2

. Trong khi đó, khu vực Đồng Tháp Mười ở phía Tây Bắc tỉnh dân cư rất thưa thớt (Tân Hưng 97 người/km2, Thạnh Hoá 116 người/km2, Vĩnh Hưng 130 người/km2

). Thành phố Tân An có mật độ cao nhất (1633 người/km2); kế đến là các huyện Cần Giuộc (812 người/km2), Cần Đước (781 người/km2), Châu Thành (652 người/km2

); thấp nhất là huyện Tân Hưng (97 người/km2

).

Phần lớn dân cư của tỉnh phân bố ở nông thôn. Tỷ lệ dân thành thị thấp và tăng chậm. Năm 2010, dân thành thị chiếm 17,6%, nông thôn 82,3%. Dân thành thị tập trung ở nội ô thành phố Tân An và 15 thị trấn ở các huyện.

Một phần của tài liệu nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh long an (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)