Về giáo dục

Một phần của tài liệu nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh long an (Trang 51 - 56)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Về giáo dục

Cùng với những thành tựu trong phát triển kinh tế, đến nay Long An đã đạt được nhiều thành tựu trong sự nghiệp phát triển giáo dục và nâng cao dân trí. Sự nghiệp giáo dục của tỉnh không ngừng được củng cố, phát triển cả về quy mô và chất lượng của tất cả các cấp học, ngành học.

Đến nay, tỉnh đã có hệ thống giáo dục tương đối hoàn chỉnh, từ giáo dục mầm non đến giáo dục phổ thông, hướng nghiệp, dạy nghề và từ công lập đến dân lập… Hệ thống , quy mô, loại hình trường lớp ở các ngành học phát triển với các mạng lưới cơ sở giáo dục mở rộng đều khắp các xã phường đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân trong tỉnh.

Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, theo hướng đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý, có phẩm chất chính trị vững vàng, năng lực chuyên môn đảm bảo. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học thường xuyên được tăng cường góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả gíao dục. Công tác xã hội hóa giáo dục được tiếp tục đẩy mạnh và phát huy hiệu quả.

Hàng năm ngân sách chi cho hoạt động giáo dục nhìn chung tăng lên đáng kể, năm 2006 là 553.147 triệu đồng đến năm 2011 là 1.776.492 triệu đồng.

2.2.2.1. Tỷ lệ người lớn biết chữ

Bảng 2.8. Tỷ lệ người lớn biết chữ (% số người từ 15 tuồi trở lên) qua các năm

Năm 1999 2004 2008 2009 2011 2012

Long An 91,40 94,55 94,08 95,07 95,15 94,97 ĐBSCL 88,17 91,44 91,67 91,60 92,04 93,08

(Nguồn: [10], Tổng cục Thống kê)

Tỷ lệ người lớn biết chữ tỉnh Long An thuộc loại cao trong các tỉnh vùng ĐBSCL vì thế qua các năm luôn cao hơn trung bình toàn vùng. Năm 2012, tỷ lệ người lớn biết chữ của tỉnh là 94,97% cao hơn trung bình của cả nước và vùng

50

ĐBSCL (cả nước: 94,46% và ĐBSCL: 93,08%). Tỉnh Long An có tỷ lệ người lớn biết chữ ít có sự chênh lệch giữa nam và nữ so với cả nước và ĐBSCL, điều đó một phần phản ánh sự tiến bộ của tỉnh trong thực hiện bình đẳng giới.

Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi được giữ vững từ năm 2006 đến năm 2010. Tỉnh được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2007 với 185/190 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn. Đến cuối năm 2010, có 189/190 đơn vị cấp xã đạt chuẩn và đang triển khai phổ cập bậc trung học ở những nơi có điều kiện (hiện có đơn vị là 01 phường của TP Tân An đạt chuẩn phổ cập bậc trung học).

Tỷ lệ người lớn biết chữ có sự phân hóa giữa các huyện, thành phố trong tỉnh, (năm 2012, thấp nhất là Tân Hưng với 88,82%; kế tiếp là Tân Trụ với 90,11%; trong khi TP Tân An là cao nhất với 97,43% và thứ nhì là Mộc Hóa 97,18%). Điều đáng lưu ý là một số huyện vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh có tỷ lệ biết chữ tăng vượt bậc so với thời gian trước như Mộc Hóa, Vĩnh Hưng.

Bảng 2.9. Tỷ lệ biết chữ trong độ tuổi của dân số từ 15 tuổi trở lên ở các huyện, thành phố tỉnh Long An năm 2012 (Đơn vị:%)

Tân An Tân Hưng Vĩnh Hưng Mộc Hóa Tân Thạnh Thạnh Hóa Đức Huệ 97,43 88,82 92,06 97,18 93,81 92,87 93,02 Đức Hòa Bến Lức Thủ Thừa Tân Trụ Cần Đước Cần Giuộc Châu Thành 92,95 95,98 91,01 90,11 90,65 92,43 90,88 (Nguồn: [26])

Tỷ lệ biết chữ trong độ tuổi của dân số từ 15 tuổi trở lên ở các huyện, thành phố tỉnh Long An năm 2012 được phân chia thành 5 nhóm như sau:

- Nhóm cao: Tỷ lệ lớn hơn 95% bao gồm Tân An (97,43%), Mộc Hóa (97,18%), Bến Lức(95,98%).

- Nhóm khá cao: Tỷ lệ từ lớn hơn 93% đến 95% gồm Tân Thạnh (93,81%), Đức Huệ (93,02%).

51

(92,06%), Thạnh Hóa (92,87%), Đức Hòa (92,95%), Thủ Thừa (91,01%), Cần Giuộc (92,43%).

- Nhóm trung bình thấp: Tỷ lệ từ lớn hơn 89% đến 91% gồm Tân Trụ (90,11%), Cần Đước (90,65%), Châu Thành (90,88%).

- Nhóm thấp: Tỷ lệ nhỏ hơn hoặc bằng 89% gồm huyện Tân Hưng (88,82%).

2.2.2.2 Giáo dục mầm non

Số lượng, chất lượng và loại hình trường lớp mẫu giáo ngày càng tăng, đội ngũ giáo viên mầm non được tăng cường. Nhờ vậy, tỷ lệ số học sinh bình quân/1 giáo viên có xu hướng giảm xuống qua các năm, điều này làm cho học sinh mẫu giáo được giáo dục và chăm sóc tốt hơn.

Năm 2012, tỉnh có tỷ lệ trẻ đến nhà, nhóm trẻ (công lập và tư thục) đạt 5,84% (cung kỳ năm trước là 5,43%). Trẻ 3 – 5 tuổi vào mẫu giáo đạt 68,06% (cùng kỳ năm trước đạt 61,2%), trong đó tỷ lệ trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 98,60% (cùng kỳ năm trước đạt 97,7%). Tỷ lệ trẻ học bán trú và 2 buổi/ngày ở các cơ sở giáo dục mầm non đạt tỷ lệ 59,42% tăng 11,04% so với cùng kỳ năm trước, riêng trẻ 5 tuổi học bán trú và 2 buổi/ngày là 12.159 trẻ (đạt tỷ lệ 52% tăng 16% so với cùng kỳ năm trước). Cũng trong năm 2012, tỉnh có số trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 là 57 trường, trong đó có 02 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

Tuy nhiên hiện nay, giáo dục mầm non của tỉnh còn một số hạn chế: Ở các huyện công nghiệp phát triển thì mạng lưới trường lớp mầm non chưa đáp ứng được nhu cầu; giáo viên mầm non, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học vẫn còn thiếu so với nhu cầu đổi mới dạy học; các đề án cho giáo dục mầm non còn chậm phê duyệt.

2.2.2.3. Giáo dục phổ thông

Mạng lưới giáo dục ngày càng mở rộng, chất lượng ngày càng nâng cao. Trong vòng 10 năm tổng số trường và giáo viên tăng lên (số trường tăng 68, số GV tăng 3204), trong khi đó tổng số HS có khuynh hướng giảm xuống (giảm 24.340 HS), trong đó HS TH giảm liên tục từ năm 2001 đến năm 2008 và từ năm 2008 đến năm 2011 tăng lên, THCS tăng lên từ năm 2001 đến năm 2005 và từ 2005 đến năm 2011 giảm , còn THPT thì từ năm 2001 đến 2008 tăng, nhưng từ năm 2008 đến 2011 giảm.

52

Điều này do tốc độ phát triển dân số của tỉnh thay đổi qua các năm làm cho số HS đến tuổi đi học các cấp thay đổi.

Số trường và số GV tăng lên, trong khi số HS giảm vì thế HS có điều kiện được giáo dục ngày càng tốt hơn. Nếu như năm học 2001- 2002, số học sinh/1GV là 27,46 thì đến năm học 2011-2012 là 18,82 HS/1GV và qua 10 năm (từ năm 2001 đến 2011) số trường học tăng thêm 68 trường (trong đó THCS&THPT và THPT tăng 10 trường).

Bảng 2.10. Số HSPT/1 GV qua các năm học của tỉnh Long An

Năm học 2001- 2002 2003- 3004 2005- 2006 2007- 2008 2009- 2010 2011- 2012 TH 26,3 23,9 21,8 21,9 22,0 20,8 THCS 26,1 23,7 21,7 19,6 17,1 16,9 THPT 33,5 29,8 30,2 28,0 22,1 17,9 (Nguồn: [ 11], [12] và [13])

Ở bậc TH, ngoài việc tăng cường trường lớp và GV, còn trang bị cho các em nhiều kiến thức, môn học mới và CSVC hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục hiện tại cũng như trong tương lai. Năm 2012, tỷ lệ học sinh học Tiếng Anh là 53,3% (so với cùng kỳ năm trước là 45,45%), Tin học là 39,9% (so với cùng kỳ năm trước là 27,36%). Có 78,2% HS học trên 5 buổi/tuần, 2 buổi/ngày (so với cùng kỳ năm trước là 50,7%), Trong năm 2012 có thêm 25 trường TH được công nhận đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường TH đạt chuẩn quốc gia là 123 trường. Hạn chế của giáo dục tiểu học hiện nay là còn 02 xã trong tỉnh chưa có trường tiểu học.

Giáo dục trung học cũng có bước phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Năm 2012 toàn tỉnh có 46 xã phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học. Về trường đạt chuẩn quốc gia, năm 2012 có thêm 13 trường THCS và 01 trường THPT đạt chuẩn, nâng tổng số trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia là 40 (THCS là 34, THPT là 06).

Tỷ lệ học sinh đang đi học đúng tuổi THPT của tỉnh Long An thuộc loại cao so với vùng ĐBSCL và có chiều hướng tăng lên, tuy nhiên vẫn còn thấp hơn nhiều so

53

với trung bình cả nước và có sự chênh lệch khá lớn giữa thành thị với nông thôn mặc dù tỉnh có nhiều chính sách ưu tiên cho giáo dục vùng sâu, vùng xa và biên giới.

Tỷ lệ HS THPT/tổng số HSPT ngoài việc phụ thuộc cơ cấu tuổi của địa phương nó còn phản ánh tình hình đi học cấp THPT. Tỉnh Long An có tỷ lệ HS THPT/tổng số HSPT còn thấp và có sự chênh lệch lớn giữa các huyện, thành phố, cao nhất là TP Tân An (21,8%), thấp nhất là Tân Hưng và Vĩnh Hưng (mỗi huyện 12,9%). Các huyện vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh (trừ Đức Huệ) có tỷ lệ HS THPT/tổng số HSPT thấp do điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, các huyện phía Nam và Đông Nam của tỉnh có tỷ lệ cao do lịch sử hình thành lâu đời và điều kiện kinh tế tốt hơn nên thu hút nhiều HS THPT.

Mặc dù số HSPT/1 GV toàn tỉnh giảm xuống qua các năm nhưng có sự khác nhau giữa các huyện, thành phố. Năm học 2011 – 2012, huyện có HSPT/1GV thấp nhất là Tân Trụ (14,56 HS) và cao nhất là Cần Giuộc (22,44 HS).

Có thể phân số HSPT/1 GV các huyện, thành phố thành 5 nhóm: Nhóm thấp: <15 HS như Tân Trụ (14,56 HS).

Nhóm trung bình thấp: Từ 15 đến nhỏ hơn 17 HS gồm Mộc Hóa (16,99 HS), Thạnh Hóa (15,35 HS), Đức Huệ (15,78 HS), Châu Thành (16,27 HS).

Nhóm trung bình: Từ 17 đến nhỏ hơn 19 HS gồm Tân An (18,94 HS), Vĩnh Hưng (17,87 HS), Tân Thạnh (17,44 HS), Thủ Thừa (17,98 HS).

Nhóm khá cao: Từ 19 đến nhỏ hơn 21 HS gồm Tân Hưng (20,94 HS), Đức Hòa (19,74 HS), Bến Lức (20,40 HS).

Nhóm cao: Lớn hơn hoặc bằng 21 HS gồm Cần Đước (21,76 HS), Cần Giuộc (22,44 HS). Bảng 2.11. Số GV, HSPT và số HSPT/1 GV đầu năm học 2011 - 2012 Huyện, thành phố Số GV Số HSPT Số HSPT/1GV Toàn tỉnh 12.993 244.496 18,82 Tân An 1.271 24.078 18,94 Tân Hưng 398 8.333 20,94 Vĩnh Hưng 535 9.561 17,87

54 Mộc Hóa 750 12.745 16,99 Tân Thạnh 735 12.821 17,44 Thạnh Hóa 589 9.044 15,35 Đức Huệ 691 10.902 15,78 Đức Hòa 1.753 34.612 19,74 Bến Lức 1.174 23.953 20,40 Thủ Thừa 783 14.076 17,98 Tân Trụ 699 10.176 14,56 Cần Đước 1.428 31.080 21,76 Cần Giuộc 1.221 27.396 22,44 Châu Thành 966 15.719 16,27 (Nguồn: [13])

Với những thành tựu trong giáo dục những năm qua đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao CLCS dân cư của tỉnh. Giáo dục không chỉ là một trong những tiêu chí đánh giá CLCS mà còn ảnh hưởng đến những tiêu chí khác của CLCS, bởi vì chỉ có được giáo dục đầy đủ thì người dân mới có cơ hội có việc làm ổn định nâng cao thu nhập và có điều kiện hưởng thụ những phúc lợi xã hội cung cấp.

Một phần của tài liệu nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh long an (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)