Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh LongAn

Một phần của tài liệu nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh long an (Trang 33)

6. Cấu trúc luận văn

2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh LongAn

2.1.1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Tỉnh Long An tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và tỉnh Tây Ninh về phía Đông, giáp với Vương Quốc Campuchia về phía Bắc, giáp với tỉnh Đồng Tháp về phía Tây và giáp tỉnh Tiền Giang về phía Nam.

Tỉnh Long An có vị trí địa lý khá đặc biệt là tuy nằm ở vùng ĐBSCL song lại thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (VKTTĐPN), được xác định là vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam. Long An có đường ranh giới quốc gia với Campuchia dài: 137,7 km, với hai cửa khẩu Bình Hiệp (Mộc Hóa) và Tho Mo (Đức Huệ). Long An là cửa ngõ nối liền ĐNB với ĐBSCL, nhất là có chung đường ranh giới với TP.HCM, bằng hệ thống giao thông đường bộ như: quốc lộ 1A, quốc lộ 50,… các đường tỉnh lộ. Đường thủy liên vùng và quốc gia đã có và đang được nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới, tạo động lực và cơ hội mới cho phát triển. Ngoài ra, Long An còn được hưởng nguồn nước của hai hệ thống sông Mê Kông và Đồng Nai.

Là tỉnh nằm cận kề với TP.HCM có mối liên hệ kinh tế ngày càng chặt chẽ với VKTTĐPN, nhất là TP.HCM, một nơi cung cấp đáng kể sản lượng công nghiệp cho cả nước và là đối tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, là thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn nhất của ĐBSCL.

2.1.1.2. Phạm vi lãnh thổ

Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 4.492,2817 km2, chiếm tỷ lệ 1,36 % so với diện tích cả nước và bằng 8,74 % diện tích của vùng ĐBSCL. Tọa độ Địa lý 105030’30’’ đến 106047’02’’ kinh độ Đông và 10023’40’’ đến 11002’00’’ vĩ độ Bắc.

Năm 1976, Long An (cũ) hợp nhất với Kiến Tường thành tỉnh Long An ngày nay. Long An là tỉnh có nhiều biến đổi nhất về địa giới hành chính trong lịch sử của

32

nó, đặc biệt trong nửa thế kỷ 20 vừa qua, so với các tỉnh khác ở Nam Bộ. Đến năm 2011, Long An có 13 huyện và 1 thành phố.

2.1.2. Trình độ phát triển kinh tế

Nằm trong VKTTĐPN, từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay, cùng với việc vận hành cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và các chính sách mở cửa, nền kinh tế Long An đã có những bước phát triển mới, phát huy tốt hơn những lợi thế và nội lực của mình. Quy mô nền kinh tế và tốc độ tăng trưởng kinh tế diễn ra khá nhanh.

Quy mô GDP theo giá hiện hành tăng từ 3.812.296 triệu đồng năm 1995 lên 34.493. 309 triệu đồng năm 2010, tăng hơn 9,0 lần trong vòng 15 năm.Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Long An thuộc loại cao mặc dù bị ảnh hưởng những khó khăn về kinh tế của thế giới và của cả nước.

Bảng 2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm tỉnh Long An

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 % 10,9 11,2 13,5 14,1 7,6 12,6 12,2 10,5

(Nguồn: [48])

Năm 2012, tổng sản phẩm (GDP) đạt 15.851 tỷ đồng (theo giá so sánh 1994). Tốc độ tăng trưởng kinh tế 10,5%, thấp hơn mức tăng trưởng năm trước (12,2%). GDP bình quân đầu người 36,6 triệu đồng (năm 2011 là 29,56 triệu đồng). Về đầu tư phát triển, Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2012 đạt 17.500 tỷ đồng, chiếm 33% GDP (năm 2011 chiếm 34,8% GDP), chủ yếu là do điều kiện sản xuất kinh doanh khó khăn nên các doanh nghiệp hạn chế đầu tư mới và mở rộng quy mô. Các nguồn vốn XDCB đến hết năm 2012, giá trị khối lượng thực hiện đạt 100% kế hoạch và giá trị giải ngân khả năng đạt 100% kế hoạch.

33

Hình 2.1. Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành tỉnh Long An giai đoạn từ năm 2002 đến 2010 (Nguồn: [13])

Cơ cấu kinh tế Long An có sự chuyển dịch theo hướng CNH khá mạnh mẽ trong những năm gần đây. Từ năm 2002 đến 2010, ngành nông, lâm ngư nghiệp có tỷ trọng giảm 12,93%; Công nghiệp, xây dựng tăng đều và khá nhanh (tăng 14,70%); ngành dịch vụ thì không ổn định. Tuy nhiên đến năm 2010, nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ trọng vẫn còn cao (35,8%), trong khi công nghiệp, xây dựng và dịch vụ có tỷ trọng lần lượt là 35,43% và 28,77%.

Công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng chính trong tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp (99%) và giá trị sản xuất ngành đã và đang tăng nhanh. Điều này cho thấy CNH góp phần rất lớn vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong công nghiệp chế biến và chế tạo, tỷ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực tư nhân lần lượt là 73% và 18% (năm 2009). Khu vực đầu tư nước ngoài chiếm 78% tỷ trọng ngành chế tạo. 48,73 43,64 38,82 39,41 35,8 20,73 26,36 31,1 32,37 35,43 30,53 30 30,08 28,22 28,77 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2002 2004 2006 2008 2010

34

Hình 2.2. Bản đồ hành chính tỉnh Long An

2.1.3. Đường lối chính sách

Đường lối chính sách có ý nghĩa đặc biệt đối với phát triển kinh tế - xã hội. Nếu Long An đưa ra những chính sách phù hợp mang tính đột phá sẽ huy động được các nguồn lực phát triển kinh tế, đồng thời góp phần nâng cao CLCS dân cư. Hiện nay, với chính sách thu hút mạnh mẽ nguồn đầu tư bằng những ưu đãi cụ thể và thực hiện chính sách một cửa nhằm giảm thủ tục hành chính trong công tác đầu tư sản xuất… Long An đã đạt được nhiều thành công trong việc thu hút các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh, góp phần giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động trên địa bàn, đồng thời tăng thu ngân sách cho địa phương.

Các chính sách về y tế, giáo dục và chăm sóc sức khỏe có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển mạng lưới trường lớp, cơ sở y tế, đội ngũ y bác sỹ… và có tác động đến nâng cao CLCS dân cư cả về vật lực, trí lực và sinh lực.

2.1.4. Dân cư, dân tộc, phong tục tập quán

35

Long An có lịch sử hình thành và phát triển trên 300 năm. Theo biến thiên của thời gian và lịch sử, từ những lưu dân đầu tiên khai phá vùng đất phương Nam, vượt qua bao nhiêu khắc nghiệt của thiên tai, địch hoạ, đến nay cộng đồng dân cư Long An đã phát triển gần 1,5 triệu người. Người dân Long An luôn nêu cao truyền thống “trung dũng kiên cường toàn dân đánh giặc” trong chiến đấu và cần cù, sáng tạo trong lao động. Cả cộng đồng đang tích cực xây dựng gia đình ít con, ấm no, hạnh phúc, cùng chung tay góp sức bảo vệ và xây dựng quê hương Long An giàu đẹp.

Tính đến nay, có thể nói cộng đồng dân cư Long An đã có một lịch sử hình thành và phát triển của dân số diễn ra theo những cột mốc lịch sử quan trọng sau: [24]

Vào thập kỷ 70 của thế kỷ XVIII, ước tính tổng dân số khoảng 75.000 người. Sang thế kỷ XIX, năm 1802, chiến tranh Tây Sơn - Nguyễn Ánh chấm dứt. Nhà Nguyễn đã có chủ trương khai hoang, di dân lập ấp, kéo theo các luồng lưu dân mới từ đàng ngoài đã bổ sung vào cộng đồng dân cư Long An.

Các thống kê dân số ở Long An từ năm 1900 đến 1930 cho thấy trong vòng 30 năm số dân Long An từ 265.000 lên 355.000 người. Số tăng bình quân hàng năm là 3.000 người.

Vào giai đoạn 15 năm cuối cùng của chế độ Thực dân Pháp (1930-1945), dân số Long An mỗi năm tăng trung bình 12.000 người, gấp 4 lần giai đoạn trước. Vào thời kỳ Mỹ - Diệm, cuối năm 1956 với mưu đồ chia cắt nhỏ từng địa phương để chống phá cách mạng, chính quyền Ngô Đình Diệm phân Tân An thành 2 tỉnh Long An và Kiến Tường. Trong những năm 1955-1956, Ngô Đình Diệm còn chủ trương đưa 100.000 đồng bào công giáo di cư vào cấm chốt sâu ở vùng Mộc Hóa, Tân Thạnh, Vĩnh Hưng với ý định lập 16 “khu dinh điền” và 5 xã mới dọc biên giới Camphuchia - Việt Nam, đồng thời Diệm cũng di dân từ miền Trung vào Đồng Tháp Mười, góp phần làm tăng thêm dân số khu vực này.

Trong giai đoạn từ 01- 10 - 1979 đến 01- 4 - 1989 dân số Long An tăng bình quân 1,75%. Trong giai đoạn từ 01- 4 -1989 đến 01- 4 - 1999 dân số Long An tăng bình quân 1,5%. Năm 2006, dân số trung bình là 1.436.263 người, đến 2011 dân

36

số trung bình của tỉnh là 1.449.915 người, tốc độ tăng dân số là 0,49%.

Bảng 2.2: Dân số Long An qua các năm từ 2002 – 2011

Năm 2002 2004 2006 2008 2011

Dân số (người) 1.356.496 1.382.184 1.405.176 1.428.213 1.449.915 Tốc độ tăng (%) 1,00 0,96 0,85 0,73 0,49

(Nguồn: [13])

2.1.4.2. Dân tộc, phong tục tập quán

a. Dân tộc

Với lịch sử định cư trải qua 4 đến 5 nghìn năm trong quá trình hình thành nên vùng đất Long An ngày nay đại bộ phận cư dân chủ yếu là người Kinh. Dân tộc kinh chiếm tỷ lệ khoảng hơn 99% dân số cả tỉnh. Ngoài ra còn có người Hoa, Khơ Me, Chăm… các dân tộc này chiếm một tỷ lệ không đáng kể. Cơ cấu dân tộc nói trên đã cho thấy những nét đặc trưng về văn hóa, lối sống của người dân Long An. Văn hóa Việt chiếm vị trí chủ đạo nơi đây. Chính vì vậy các phong tục tập quán trên địa bàn tỉnh Long An mang tính thuần Việt.

b. Phong tục tập quán

Trong gia đình người cha thường có tầm ảnh hưởng hơn cả mặc dù cha và mẹ đều có trách nhiệm chung trong gia đình, người cha thường đảm nhiệm công việc nặng nhọc cho đến việc giáo dục khuyên bảo con cái cũng như giao tiếp với bên ngoài. Tuy nhiên hiện nay, quyền bình đẳng vợ chồng được khẳng định thì đã có những thay đổi đáng kể.

Người Long An coi trọng sự hòa thuận, đầm ấm trong gia đình, kính trên dưới nhường là nhà có phúc lớn. Khi con cái trưởng thành có gia đình riêng, thì cha mẹ thu xếp cho ra ở riêng. Tuy nhiên, mọi thành viên trong gia đình đều có trách nhiệm chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ khi tuổi già, cả khi lo tang ma, lễ tết mãi về sau.

Nhìn chung, các lễ thức trong sinh hoạt đời sống của đồng bào Long An có thể phân ra làm hai loại: Một là những thể thức mang tính tập tục cổ truyền phổ biến: Tết Nguyên đán, mồng năm tháng năm, lễ Rằm tháng bảy, Tết trung thu… Hai là những lễ thức mang dấu ấn tín ngưỡng dân giang như: Lễ cúng đình, cúng miếu, lễ cầu mưa, lễ tống phong, tống ôn…

37

Cũng như đông đảo nhân dân ta, người dân Long An coi đời con người có hai lần quan trọng, đó là lần cưới vợ, lấy chồng và lần chết. Nhưng nếu chết là sự kết thúc, thì việc dựng vợ gả chồng được coi là “việc trăm năm”.

Ở Long An có 4 tôn giáo lớn thâm nhập tương đối sâu trong đời sống xã hội đó là: Đạo Phật, đạo Thiên chúa, đạo Cao đài và đạo Tin lành. Nho giáo cũng có ảnh hưởng khá đậm trong đời sống tinh thần và xã hội của người dân, nhất là các huyện phía Nam nơi dân cư đã hình thành từ lâu.

2.1.4.3. Phân bố dân cư

Trên địa bàn tỉnh Long An, dân cư phân bố không đều. Phần lớn cư dân sinh sống ở khu vực phía Nam và Đông Nam với mật độ trung bình hơn 600 người/km2

. Trong khi đó, khu vực Đồng Tháp Mười ở phía Tây Bắc tỉnh dân cư rất thưa thớt (Tân Hưng 97 người/km2, Thạnh Hoá 116 người/km2, Vĩnh Hưng 130 người/km2

). Thành phố Tân An có mật độ cao nhất (1633 người/km2); kế đến là các huyện Cần Giuộc (812 người/km2), Cần Đước (781 người/km2), Châu Thành (652 người/km2

); thấp nhất là huyện Tân Hưng (97 người/km2

).

Phần lớn dân cư của tỉnh phân bố ở nông thôn. Tỷ lệ dân thành thị thấp và tăng chậm. Năm 2010, dân thành thị chiếm 17,6%, nông thôn 82,3%. Dân thành thị tập trung ở nội ô thành phố Tân An và 15 thị trấn ở các huyện.

2.1.5. Cơ sở hạ tầng

2.1.5.1. Mạng lưới giao thông vận tải

a. Đường bộ

Đến nay, toàn tỉnh Long An có gần 5.824km đường giao thông bộ, trong đó đường cao tốc và quốc lộ hơn 217km, gồm: đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương, các quốc lộ: I, 50, 62 và N2.

Trên địa bàn tỉnh Long An có 19 đơn vị kinh doanh vận tải hành khách với tổng số phương tiện là 778 xe, đã gắn đầy đủ thiết bị giám sát hành trình. Tình hình hoạt động vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh từng bước đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, chất lượng phục vụ vận tải hành khách ngày càng nâng cao, nhanh chóng,

38

an toàn, góp phần phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh. Đặc biệt đã tổ chức tốt vận tải hành khách phục vụ trong dịp Lễ, Tết Nguyên đán, các ngày lễ trọng đại của đất nước… không để xảy ra tình trạng gây mất trật tự, mất an toàn giao thông. An toàn giao thông trong hoạt động vận tải hành khách được kiềm chế.

Trong lĩnh vực xây dựng giao thông nông thôn, đã xây dựng mới và nâng cấp được 2.423km đường, ngoài ra còn xây dựng được 603 cây cầu các loại. Năm 2007, toàn tỉnh còn 19/190 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm thì đến năm 2011 chỉ còn 6/190 xã.

b. Đường thủy nội địa

Long An có tổng số 2.578 km đường thủy nội địa, trong đó Trung ương quản lý 470 km (10 tuyến), tỉnh quản lý 315km (23 tuyến), huyện quản lý 1.172 km (270 tuyến). Mật độ các tuyến đường thủy nội địa là 0,57 km/km² và 1,79 km/1000 dân. Với mạng lưới GTVT đường thủy nội địa như vậy đã đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa cũng như việc đi lại của người dân, nhất là ở vùng sâu khi đường bộ chưa phát triển mạnh, ngoài ra mạng lưới đường thủy của tỉnh còn có giá trị phát triển du lịch góp phần vào việc cải thiện đời sống người dân.

2.1.5.2. Mạng lưới điện

Đến nay đã có 190/190 xã của tỉnh có điện lưới. Công ty Điện lực Long An đang thực hiện tăng công suất của 6 trạm biến áp hiện có, triển khai thi công thêm 4 công trình nhằm đảm bảo cung cấp điện cho các phụ tải và cung cấp điện cho các huyện vùng ĐTM của tỉnh.

Năm 2012, Công ty Điện lực Long An được Tổng Công ty Điện lực miền Nam giao kế hoạch đầu tư xây dựng gồm: 63 công trình, với tổng vốn 41,477 tỷ đồng, gía trị thực hiện cuối năm 2012 là 40,871 tỷ đồng, đạt 98,6% so với kế hoạch. Cũng trong năm 2012, ở tỉnh Long An đã thực hiện đầu tư và đưa vào vận hành dự án cải tạo lưới điện phân phối nông thôn bằng nhiều nguồn vốn khác nhau. Như vậy trong tương lai mạng lưới điện của tỉnh sẽ đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng.

39

Đến năm 2011, tổng số máy điện thoại 1.268.192 máy, trong đó điện thoại cố định là 202.354 máy và di động 1.065.838 máy, nhìn chung điện thoại cố định có xu hướng giảm và di động thì tăng lên. Số bưu cục trung tâm của tỉnh là 01, bưu cục huyện (thành phố) là 14, bưu cục khu vực là 04, báo chí phát hành là 7,36 triệu tờ (Nguồn: Niên giám thống kê Long An năm 2011).

Tính đến 30/6/2012, trên địa bàn tỉnh Long An có 175 điểm bưu điện văn hóa xã (ĐBĐVHX), trong đó có 19 điểm có kết nối Internet (Nguồn: stttt.longan.gov.vn). ĐBĐVHX có vai trò quan trọng trong việc cung cấp những thông tin cần thiết cho người dân vùng nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa. Các đại lý Internet trên địa bàn tỉnh Long An ngày càng phổ biến tạo điều kiện cho người dân truy cập để mở rộng kiến thức và tăng cường giao lưu. Tuy nhiên, cần phải có sự quản lý của chính quyền địa phương để ngăn chặn mặt trái của Internet.

2.1.6. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

2.1.6.1. Địa hình

Địa hình tỉnh Long An chủ yếu bằng phẳng. Các khu vực đất thấp chiếm tới 66% diện tích tự nhiên. Cao độ trung bình là 0,75 m, cao nhất là 6,5 m ở Đức Hòa. Địa hình có xu thế thấp dần từ Tây lên Bắc, ra phía Đông và phía Nam. Địa hình tỉnh

Một phần của tài liệu nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh long an (Trang 33)