6. Cấu trúc luận văn
3.2.1. Giải pháp phát triển kinh tế
a. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quy hoạch, kế hoạch đảm bảo kinh tế xã hội phát triển toàn diện, hài hòa, đúng định hướng.
85
Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, tiến hành rà soát, điều chỉnh, xây dựng mới các quy hoạch vùng, quy hoạch ngành phù hợp. Định hướng các quy hoạch phải khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế tiếp giáp với TP.HCM, hệ thống giao thông, dịch vụ cảng, khai thác cửa khẩu biên giới giáp Campuchia, vùng trọng điểm lương thực, nguồn lao động của tỉnh. Tôn trọng, quản lý và thực hiện tốt các quy hoạch được duyệt; nâng cao công tác kế hoạch hóa.
Phát triển đồng bộ hai vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, bao gồm: Vùng sản xuất nông nghiệp (trong đó có các huyện Mộc Hóa, Tân Thạnh giữ vai trò động lực, tạo sự lan tỏa vùng) và vùng phát triển công nghiệp, thương mại – dịch vụ (trong đó các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc đóng vai trò động lực, tạo sự lan tỏa vùng); đồng thời vùng đệm giữa hai sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây định hướng ưu tiên phát triển công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao. Từng vùng có những chính sách hỗ trợ, đầu tư hợp lý để phát triển hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, phục vụ phát triển sản xuất - kinh doanh, khôi phục các ngành nghề phù hợp. Liên kết, hợp tác chặt chẽ, có hiệu quả giữa các địa phương trong VKTTĐPN và các tỉnh giáp ranh, đảm bảo không gian phát triển hài hòa, tránh chồng chéo, mâu thuẩn về quy hoạch. Phối hợp đầu tư, khai thác nhanh hệ thống hạ tầng giao thông kết nối; giao lưu, trao đổi hàng hóa, khai thác tài nguyên, vùng nguyên liệu là thế mạnh của các địa phương trong khu vực.
b. Phát huy tốt tiềm năng, lợi thế của tỉnh để phát triển kinh tế nhanh, bền vững theo hướng CNH – HĐH
- Phát triển toàn diện nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại, bền vững, phấn đấu tăng trưởng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp đến năm 2015 đạt bình quân 4%/năm. Nhiệm vụ trọng tâm là triển khai, thực hiện có hiệu quả chương trình hành động số 21-CTr/TU của tỉnh Ủy về thực hiện nghị quyết 26- NQ/TW của Ban Chấp hành trung ương Đảng (Khóa X) về tam nông.
- Triển khai nhiều giải pháp thích hợp để huy động vốn trong nước , nước ngoài để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển công nghiệp. Có cơ chế chung hoặc cho từng dự án cụ thể, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia
86
xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào khu, cụm công nghiệp được giao làm chủ đầu tư. Phát huy lợi thế vị trí, tiềm năng đất đai, lao động và kinh nghiệm để ưu tiên phát triển công nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, nhất là địa bàn TP Tân An, các huyện trọng điểm về công nghiệp. Đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, phấn đấu đến 2015 thu hút, lắp đầy trên 60% diện tích các khu, cụm công nghiệp hiện có.
- Tiếp tục rà soát các dự án hạ tầng khu, cụm công nghiệp, dân cư đô thị để tập trung tháo gở vướng mắc, khó khăn, đẩy nhanh tiến độ đầu tư dự án theo cam kết. Trong chỉ đạo, điều hành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hổ trợ, tái định cư, chuyển đổi nghề, ổn định cuộc sống ngừơi dân phải đảm bảo các chính sách, quy định của pháp luật. Kiên quyết xử lý các biểu hiện ghim đất, đầu cơ đất, gây sốt đất. Phát huy tốt vai trò trung tâm phát triển quỹ đất của tỉnh, các trung tâm phát triển quỹ đất của một số huyện, thành phố trong việc tạo quỹ đất, góp phần bình ổn giá đất. Tiếp nhận các dự án mới đối với nhà đầu tư có uy tín, có tiềm lực về tài chính và kinh nghiệm. Lộ trình xây dựng cơ bản phải đảm bảo đúng mục tiêu, định hướng trong chiến lược phát triển và nghị quyết của Đảng bộ đề ra. Các công trình trọng điểm phải được ưu tiên chỉ đạo, điều hành thực hiện. khắc phục tình trạng yếu kém trong chuẩn bị đầu tư, đầu tư giàn trải, không đủ vốn, thi công chậm. Đảm bảo nguồn vốn duy tu, sửa chữa các công trình.
- Có cơ chế, chính sách khuyến khích các nhà đầu tư có tiềm năng, kinh nghiệm đầu tư các siêu thị, chợ, dịch vụ, các loại hình du lịch. Chú trọng thị trường nội địa, gắn với đẩy mạnh hoạt động xuất, nhập khẩu. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và du lịch theo hướng thiết thực hơn; hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng, tiềm kiếm thị trường tiêu thụ, xuất khẩu hàng hóa. Gắn kết chặt chẽ xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư với hoạt động đối ngoại của tỉnh. Tăng cường công tác thông tin, kiểm soát, kiểm tra thị trường, giá cả, xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại, buôn lậu; chú trọng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
c. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển
87
tiếp cận các nguồn vốn đầu tư phát triển. Xây dựng cơ chế, chính sách để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), huy động các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội và nhân dân tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội bằng nhiều hình thức thích hợp.
- Đổi mới công tác thu, chi ngân sách theo hướng đẩy mạnh phân cấp, tăng tính chủ động cho cấp dưới. Kiểm soát chặt thị trường tiền tệ, đảm bảo việc huy động và cho vay vốn đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất – kinh doanh, góp phần đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi.
d. Nâng cao năng lực ứng dụng khoa học - công nghệ, đáp ứng nhu cầu CNH – HĐH
- Tăng đầu tư ngân sách và huy động có hiệu quả các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển khoa học – công nghệ
- Tập trung đào tạo để hình thành đội ngũ cán bộ khoa học – công nghệ chuyên sâu, đầu đàn trên các lĩnh vực (tiếp tục thực hiện chương trình Mêkông 1000, đưa cán bộ, sinh viên đi đào tạo nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước, trước mắt ưu tiên tập trung đào tạo cán bộ khoa học và công nghệ đầu đàn, thạc sĩ và tiến sĩ cho một số ngành như: giáo dục, y tế, nông nghiệp, công nghiệp, công nghệ thông tin, quản lý… Chú trọng đào tạo kỹ sư công nghệ, kỹ sư tin học).
- quan tâm kiện toàn bộ máy công tác khoa học – công nghệ, hình thành hệ thống các đơn vị sự nghiệp làm hạt nhân trong nghiên cứu, triển khai ứng dụng các thành tựu khoa học – công nghệ. Phát huy tốt vai trò, nhiệm vụ của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh.
e. Tăng cường công tác bảo vệ, cải thiện môi trường, quản lý, sử dụng tài nguyên hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả.
f. Phát huy mạnh mẽ các thành phần kinh tế
- Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa. Khuyến khích phát triển nhanh các loại hình kinh tế tập thể, nhất là trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phục vụ nông nghiệp; nâng cao nhận thức trong hệ thống chính trị và nhân dân về vai trò kinh tế tập thể đối với tiến trình CNH – HĐH nông nghiệp – nông thôn; tăng cường hỗ trợ của nhà nước về
88
tài chính, khoa học – công nghệ, thị trường tiêu thụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý của các loại hình kinh tế hợp tác.
- Tiếp tục phát triển các hộ kinh doanh cá thể và các loại hình kinh tế tư nhân; tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại, gia trại mở rộng qui mô sản xuất – kinh doanh; chú trọng phát triển các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo môi trường thuận lợi để phát triển doanh nghiệp lớn, đa ngành, đa lĩnh vực. Đẩy mạnh hoạt động thu hút các tổ chức đầu tư nước ngoài hoạt động và mở rộng sản xuất; tăng cường sự hiểu biết, gắn bó giữa các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với địa phương; huy động có hiệu quả sự đóng góp của các doanh nghiệp này vào phát triển kinh tế - xã hội tỉnh.