Khái quát chất lượng cuộc sống dân cư vùng đồng bằng sông Cửu Long

Một phần của tài liệu nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh long an (Trang 28 - 33)

6. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Khái quát chất lượng cuộc sống dân cư vùng đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSCL nằm kéo dài từ 8°30’ đến 11°00’ vĩ Bắc; 104°35’ đến 107°00’ kinh Đông. Nằm ở cực nam của đất nước, là phần cuối cùng của lưu vực sông Mêkông với tổng diện tích tự nhiên là 3,96 triệu ha bằng 5% diện tích toàn lưu vực.

Dân số 17390,5 nghìn người, mật độ dân số trung bình 429 người/km2 (năm 2010). Bao gồm 13 tỉnh, thành: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Bến Tre và Cần Thơ.

ĐBSCL được coi là vựa lúa lớn nhất cả nước, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế nhưng CLCS dân cư còn thấp.

27

1.2.2.1. Chỉ tiêu kinh tế

a. GDP và GDP/người

Bảng 1.9. GDP và GDP/người của vùng đồng bằng sông Cửu Long qua các năm (theo giá so sánh năm 1994)

Năm 2006 2008 2010

GDP (tỷ đồng) 102.509,0 131.291,7 160.659,5 GDP/người (triệu

đồng)

6,05 7,66 9,30

(Nguồn: Thống kê các tỉnh thành ĐBSCL năm 2010)

GDP và GDP/người của vùng ĐBSCL tăng lên đáng kể từ năm 2006 đến năm 2010, lần lượt là 1,57 lần và 1,54 lần. Đến năm 2010, GDP của vùng chiếm 29,13% so với cả nước và GDP/người cao hơn trung bình cả nước là 2,95 triệu đồng (theo giá so sánh năm 1994).

b. Thu nhập bình quân đầu người

Bảng 1.10. Thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng của ĐBSCL giai đoạn 2002 – 2010 (đơn vị:1000 đồng – Theo giá hiện hành)

Năm 2002 2004 2006 2008 2010

Cả nước 356,1 484,4 636,5 995,2 1387,1

ĐBSCL 371,3 471,1 627,6 939,9 1247,2

(Nguồn: [40])

Thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng của ĐBSCL giai đoạn 2002 – 2010 tăng lên liên tục (tăng 3,36 lần), nhưng những năm gần đây mức thu nhập thấp hơn trung bình cả nước.

c. Tỉ lệ hộ nghèo

Tỷ lệ hộ nghèo qua các năm ở ĐBSCL nhìn chung giảm xuống và luôn ở mức thấp hơn trung bình cả nước nhưng còn cao hơn rất nhiều so với ĐNB và ĐBSH (năm 2006 là 13,0% đến năm 2012 là 10,6%).

28

1.2.2.2. Y tế và chăm sóc sức khỏe

Bảng 1.11. Số cán bộ ngành dược/10.000 dân, số bác sĩ/10.000 dân và số giường bệnh/10.000 dân trực thuộc Sở Y tế của các tỉnh ĐBSCL

(chưa kể cơ sở tư nhân)

Năm Số cán bộ ngành dược/10.000 dân (người) Số bác sĩ/10.000 dân (người) Số giường bệnh/10.000 dân (giường) 2002 2,48 3,50 14,88 2011 4,55 5,08 22,70 (Nguồn: tính từ www.gso.gov.vn)

Ngành y tế vùng ĐBSCL ngày càng được đầu tư nhiều hơn về nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng phục vụ cho khám chữa bệnh. Đây là yếu tố quan trọng để nâng cao CLCS trong vùng (từ năm 2002 đến năm 2011, số cán bộ ngành dược/10.000 dân tăng gần gấp đôi; số bác sĩ/10.000 dân tăng 1,45 lần và số giường bệnh/10.000 dân thì tăng 1,53 lần).

Tuổi thọ bình quân của ĐBSCL tăng lên liên tục qua 3 cuộc điều tra dân số và năm 2012, đồng thời luôn ở mức cao hơn trung bình cả nước (năm 2012 là 74,4 tuổi).

1.2.2.3. Về giáo dục

Theo tổng điều tra dân số và nhà ở 2009, tỷ lệ biết chữ dân số từ 15 tuổi trở lên của ĐBSCL 91,6% (toàn quốc là 93,5%), trong đó thành thị là 94,0% và nông thôn là 90,9%. ĐBSCL và Tây Nguyên là hai vùng có tỷ trọng những người chưa tốt nghiệp tiểu học cao nhất (các con số tương ứng là 32,8% và 25,7% dân số của vùng). Đây cũng là những vùng có tỷ trọng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên thấp nhất, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long ( 10,7% - chỉ hơn một nửa mức chung của cả nước). ĐBSCL chỉ có 2,1% có trình độ đại học và trên đại học. Đây là vựa lúa lớn nhất nước và là vùng có tỷ trọng dân số trên 15 tuổi không có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất cả nước (93,4%).

29

1.2.2.4. Nhà ở, sử dụng nước và thắp sáng

Năm 2009, ĐBSCL có 4.272.891 hộ có nhà ở (87,90% tổng số hộ). Trong đó hộ có nhà kiên cố là 7,97%, hộ có nhà bán kiên cố là 48,73%, hộ có nhà thiếu kiên cố là 21,25% và hộ có nhà đơn sơ là 22,05%. Như vậy ở ĐBSCL tỷ lệ hộ có nhà kiên cố còn rất thấp, tỷ lệ hộ có nhà thiếu kiên cố và nhà đơn sơ còn cao.

Năm 1999, tỷ lệ hộ không có nhà ở cao nhất là Đồng bằng sông Cửu Long (12,1 hộ/10.000 hộ), nhưng đến năm 2009, tỷ lệ này đã giảm đi một nửa (5,7 hộ/ 10.000 hộ) và tụt xuống vị trí thứ hai cùng với Đông Nam Bộ và sau Bắc Trung Bộ và DH miền Trung. Trong thập kỷ qua tỷ lệ hộ không có nhà ở ở ĐBSCL giảm xuống đáng kể, điều đó phản ánh CLCS dân cư đã được

cải thiện.

Bảng 1.12. Tỷ lệ hộ không có nhà ở năm1999 và 2009 của các vùng Đơn vị: phần mười nghìn

Năm 1999 2009

Toàn quốc 6,7 4,7

Trung du và miền núi phía Bắc 5,0 3,1

Đồng bằng sông Hồng 4,7 1,9

Bắc Trung Bộ và DH miền Trung 5,9 8,0

Tây Nguyên 3,9 1,0

Đông Nam Bộ 6,2 5,7

ĐBSCL 12,1 5,7

(Nguồn: [1])

Theo tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, ĐBSCL có tỷ lệ hộ sử nước sạch là rất thấp (77,9%), chỉ đứng trên Trung du và miền núi phía Bắc (61,5%).

Nguồn thắp sáng chính của vùng ĐBSCL hiện nay là điện lưới, ngoài ra còn có sử dụng đèn dầu, ắc quy, máy nổ. Tuy nhiên, năm 2010 tỷ lệ sử dụng điện lưới của vùng thấp hơn mức trung bình cả nước một ít (ĐBSCL là 96,6%, cả nước là 97,2%).

Tiểu kết chương 1

30

cư trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Từ những quan điểm về CLCS, tác giả đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến CLCS bao gồm trình độ phát triển kinh tế, đường lối chính sách, những đặc điểm về xã hội của dân cư, cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật, điều kiện tự nhiên. Trong chương 1 cũng đã trình bày các tiêu chí cơ bản nhất của CLCS “khách quan” để đánh giá cho cấp tỉnh. Đồng thời đã nêu khái quát về CLCS dân cư của Việt Nam và của ĐBSCL. Đó là cơ sở lý luận và thực tiễn để nghiên cứu CLCS dân cư tỉnh Long An.

31

CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ TỈNH LONG AN

Một phần của tài liệu nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh long an (Trang 28 - 33)