6. Cấu trúc luận văn
2.1.2. Trình độ phát triển kinh tế
Nằm trong VKTTĐPN, từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay, cùng với việc vận hành cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và các chính sách mở cửa, nền kinh tế Long An đã có những bước phát triển mới, phát huy tốt hơn những lợi thế và nội lực của mình. Quy mô nền kinh tế và tốc độ tăng trưởng kinh tế diễn ra khá nhanh.
Quy mô GDP theo giá hiện hành tăng từ 3.812.296 triệu đồng năm 1995 lên 34.493. 309 triệu đồng năm 2010, tăng hơn 9,0 lần trong vòng 15 năm.Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Long An thuộc loại cao mặc dù bị ảnh hưởng những khó khăn về kinh tế của thế giới và của cả nước.
Bảng 2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm tỉnh Long An
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 % 10,9 11,2 13,5 14,1 7,6 12,6 12,2 10,5
(Nguồn: [48])
Năm 2012, tổng sản phẩm (GDP) đạt 15.851 tỷ đồng (theo giá so sánh 1994). Tốc độ tăng trưởng kinh tế 10,5%, thấp hơn mức tăng trưởng năm trước (12,2%). GDP bình quân đầu người 36,6 triệu đồng (năm 2011 là 29,56 triệu đồng). Về đầu tư phát triển, Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2012 đạt 17.500 tỷ đồng, chiếm 33% GDP (năm 2011 chiếm 34,8% GDP), chủ yếu là do điều kiện sản xuất kinh doanh khó khăn nên các doanh nghiệp hạn chế đầu tư mới và mở rộng quy mô. Các nguồn vốn XDCB đến hết năm 2012, giá trị khối lượng thực hiện đạt 100% kế hoạch và giá trị giải ngân khả năng đạt 100% kế hoạch.
33
Hình 2.1. Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành tỉnh Long An giai đoạn từ năm 2002 đến 2010 (Nguồn: [13])
Cơ cấu kinh tế Long An có sự chuyển dịch theo hướng CNH khá mạnh mẽ trong những năm gần đây. Từ năm 2002 đến 2010, ngành nông, lâm ngư nghiệp có tỷ trọng giảm 12,93%; Công nghiệp, xây dựng tăng đều và khá nhanh (tăng 14,70%); ngành dịch vụ thì không ổn định. Tuy nhiên đến năm 2010, nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ trọng vẫn còn cao (35,8%), trong khi công nghiệp, xây dựng và dịch vụ có tỷ trọng lần lượt là 35,43% và 28,77%.
Công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng chính trong tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp (99%) và giá trị sản xuất ngành đã và đang tăng nhanh. Điều này cho thấy CNH góp phần rất lớn vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong công nghiệp chế biến và chế tạo, tỷ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực tư nhân lần lượt là 73% và 18% (năm 2009). Khu vực đầu tư nước ngoài chiếm 78% tỷ trọng ngành chế tạo. 48,73 43,64 38,82 39,41 35,8 20,73 26,36 31,1 32,37 35,43 30,53 30 30,08 28,22 28,77 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2002 2004 2006 2008 2010
34
Hình 2.2. Bản đồ hành chính tỉnh Long An