Một số tồn tại và khó khăn

Một phần của tài liệu Giảm nghèo trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Ninh Bình Luận văn ThS 2014 (Trang 101 - 103)

Bên cạnh những thuận lợi, hiện nay kinh tế và văn hóa xã hội tỉnh Ninh Bình cũng đứng trƣớc một số khó khăn, thách thức sau:

- GDP bình quân đầu người so với các tỉnh đồng bằng sông Hồng vẫn còn ở mức ở mức thấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, nhất là cơ cấu kinh

tế nông nghiệp, nông thôn, sự phát triển giữa các lĩnh vực chƣa đều.

- Sản xuất chưa tạo được sự chuyển biến mạnh về cơ cấu vật nuôi, cây trồng, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện

cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp còn chậm, làm hạn chế tiến độ đầu tƣ, sản xuất kinh doanh của các DN, khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm công nghiệp chƣa cao, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm khó khăn. Hoạt động kinh tế đối ngoại hiệu quả thấp. Việc triển khai một số đề tài khoa học còn dàn trải, quản lý, ứng dụng vào thực tiễn còn hạn chế; vệ sinh môi trƣờng, nhất là ở thành phố, thị xã, thị trấn và các cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa

bàn nông thôn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

- Công tác xây dựng quy hoạch đô thị và nông thôn, quản lý quy hoạch xã, phường, khu dân cư vẫn là khâu yếu, hiệu quả thấp. Quản lý đất đai chƣa

chặt chẽ, xây dựng cơ bản còn dàn trải, vẫn còn tình trạng đầu tƣ chƣa tập trung, hiệu quả thấp, nợ đọng vốn xây dựng cơ bản lớn; chất lƣợng một số công trình xây dựng cơ bản chƣa đảm bảo yêu cầu.

- Hiệu quả hoạt động du lịch chưa tương xứng với tiềm năng và nguồn lực đã đầu tư, dịch vụ phục vụ du lịch nghèo nàn, đội ngũ cán bộ làm công

tác du lịch chƣa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

- Giá trị sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn khá lớn, nhưng chủ yếu là xuất khẩu qua uỷ thác, chưa xây dựng được thương hiệu hàng hoá có sức cạnh tranh trên thị trường, kim ngạch xuất khẩu thấp. Kết quả kêu gọi đầu tƣ

nƣớc ngoài còn nhiều hạn chế, thu hút các nguồn lực đầu tƣ vào du lịch, khu công nghiệp còn chậm; việc giải phóng mặt bằng, giao đất cho một số dự án còn chậm, thiếu kiên quyết.

- Nhiều hợp tác xã nông nghiệp sau chuyển đổi hoạt động mang tính hình thức, chưa đảm bảo được khâu dịch vụ đầu ra cho sản xuất nông nghiệp;

sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Các loại hình kinh tế hợp tác phát triển chậm, các mô hình, điển hình tiên tiến chậm đƣợc nhân ra diện rộng.

- Việc chỉ đạo giải quyết một số vấn đề xã hội bức xúc nhƣ việc làm cho ngƣời lao động còn hạn chế. Các tệ nạn xã hội, nhất là ma tuý còn diễn biến phức tạp, chƣa đƣợc chặn đứng, đẩy lùi. Công tác tuyên truyền có lúc chƣa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Quản lý các dịch vụ văn hoá chƣa chặt chẽ, việc xây dựng nếp sống văn minh ở các khu du lịch, khu di tích văn hoá chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Chất lƣợng khám, chữa bệnh và chất lƣợng giáo

97

dục – đào tạo chƣa cao; kết quả công tác dân số kế hoạch hoá gia đình chƣa vững chắc.

Một phần của tài liệu Giảm nghèo trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Ninh Bình Luận văn ThS 2014 (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)