2.2.1.1. Chủ trương, chính sách của Ninh Bình
Sự phân hoá giàu nghèo gây bất bình đẳng trong xã hội, gây nên môi trƣờng sinh thái bị huỷ hoại, gây mất ổn định về chính trị - xã hội. Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX, X của Đảng chỉ rõ: “Cùng với quá
trình đổi mới, tăng trưởng kinh tế phải tiến hành công tác xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội, tránh sự phân hoá giàu nghèo quá giới hạn cho phép”. Nghị quyết TW 5 khoá VII của Đảng cũng nêu rõ: “Phải trợ giúp người nghèo bằng cách cho vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn, tranh thủ nguồn tài trợ trong nước và quốc tế, phấn đấu tăng nhanh các hộ giàu đi đôi với xóa đói giảm nghèo”.
Đảng bộ, chính quyền tỉnh Ninh Bình đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách, chƣơng trình, dự án để phát triển kinh tế - xã hội và XĐGN. Các quan điểm, chủ trƣơng, chính sách về phát triển kinh tế, XĐGN đƣợc ghi trong các
Nghị quyết Đại hội Đảng tỉnh Ninh Bình, Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Ninh Bình, các chƣơng trình hành động của Tỉnh uỷ Ninh Bình và đề án của UBND tỉnh (đƣợc nêu cụ thể tại phần phụ lục trang).
2.2.1.2 Biện pháp Ninh Nình đã và đang thực hiện
Thứ nhất, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng và hỗ trợ nguồn lực cho các xã nghèo, cụm xã nghèo có tỷ lệ hộ nghèo cao.
Trong điều kiện tỉnh còn khó khăn và đang triển khai nhiều dự án lớn, song Tỉnh uỷ - UBND tỉnh Ninh Bình đã lãnh đạo các cấp, các ngành tập trung huy động nguồn lực lồng ghép các nguồn vốn, các chƣơng trình, dự án để đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho 25 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao với tổng số 153 công trình đƣợc triển khai (có phụ lục kèm theo). Đến nay, khối lƣợng thực hiện đạt trên 2.600 tỷ đồng, giải ngân trên 2.235 tỷ đồng (đạt 100% kế hoạch đề ra). Tổng vốn hỗ trợ các công tŕnh thuộc đề án 15 về “công tác giảm nghèo tại 25 xã” là trên 1.138 tỷ đồng cho 9 nhóm với 65/77 công
trình. Khối lƣợng thực hiện đạt 1.360 tỷ đồng (gấp 1,2 lần so với tổng số vốn theo đề án). Cụ thể:
Các công trình phục vụ phát triển kinh tế:
Hệ thống chợ nông thôn: đƣợc đầu tƣ xây mới, nâng cấp theo đúng
danh mục Đề án; 15 xã đƣợc hỗ trợ xây dựng, nâng cấp chợ với tổng mức đầu tƣ 5,4 tỷ đồng (vốn chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo 1,9 tỷ đồng;
ngân sách địa phương 3,5 tỷ đồng); có 10/15 chợ đã đi vào hoạt động tạo điều
kiện thuận lợi mở rộng giao lƣu hàng hoá, tăng thu nhập cho ngƣời nghèo và 05 chợ đang xây dựng: Kim Đông (Kim Sơn); Quảng Lạc, Phú Long, Thạch Bình, Kỳ Phú (Nho Quan).
Hệ thống đường giao thông đã và đang tích cực được triển khai; đã hỗ
trợ 9/10 công trình với tổng mức 691,9 tỷ đồng (vốn Trung ƣơng 680 tỷ đồng, ngân sách địa phƣơng 11,9 tỷ đồng) gấp 3,34 lần so với mức hỗ trợ xác định
49
trong Đề án. Hệ thống đƣờng nhánh, đƣờng liên thôn, đƣờng thôn của các xã cơ bản đƣợc bê tông hoá hoặc đã cứng hoá tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân. 4 công trình đã hoàn thành: đƣờng đến trung tâm xã Yên
Quang, Cúc Phƣơng, Thạch Bình (Nho Quan); đƣờng giao thông Yên Sơn (vào dự án nhà máy gạch Đại Sơn); đƣờng Hang Nghì - Đồng Mấu (Ninh Hoà – Hoa Lƣ); đƣờng giao thông 3 xã Khánh Trung, Khánh Công, Khánh Thành (Yên Khánh); 06 công trình đang thi công: đƣờng đến trung tâm 3 xã Yên
Đồng, Yên Thành, Yên Thái (Yên Mô); đƣờng đến trung tâm 03 xã bãi ngang ven biển, nâng cấp đƣờng 481 Tuy Lộc – Bình Minh (Kim Sơn); mở rộng, nâng cấp đƣờng 10 Ninh Phúc - Điền Hộ; đƣờng vào vùng đệm Cúc Phƣơng (Nho Quan), đƣờng cầu đất đỏ Gia Lâm - Thạch Bình (bố trí nguồn vốn trái phiếu Chính phủ năm 2010).
Hệ thống các công trình thuỷ lợi, kênh mương, thuỷ lợi đầu mối đƣợc xây dựng tƣơng đối hoàn chỉnh, tăng khả năng chống lũ và điều tiết nƣớc, góp phần thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ. Đã hỗ trợ 12/14 công trình với tổng mức 395,4 tỷ đồng (vốn Trung ƣơng 380,6 tỷ đồng, ngân sách địa phƣơng 14,8 tỷ đồng) gấp 1,26 lần so với mức hỗ trợ xác định trong Đề án. Trong đó 06 công trình đã hoàn thành gồm: nâng cấp hồ chứa nƣớc Yên Đồng và Âu Cầu Hội (Yên Mô); xây dựng kênh tiêu Phong Thành – Xuân Viên; xây dựng 14 cống, bai, đập giữ nƣớc xã Kỳ Phú (Nho Quan); hệ thống kênh liên thông vùng phân lũ huyện Gia Viễn; nâng cấp các trạm bơm vùng phân lũ huyện Gia Viễn; nạo vét kênh tiêu lũ thống nhất 3 xã Thƣợng Hoà – Sơn Thành – Thanh Lạc. 07 công trình đang thi công gồm: nạo vét hố chứa nƣớc xã Thạch Bình – Nho Quan (đã xong 6/7 hồ, 01 hồ đang thi công); kiên cố kênh tƣới hồ Thác La (Nho Quan); dự án nuôi trồng thuỷ sản; kênh dẫn nƣớc ngọt 3 xã bãi ngang (Kim Sơn); nâng cấp đê bao sông Bến Đang, dự án giếng khoan nƣớc tƣới sản xuất xã Đông Sơn, hệ thống hồ chứa nƣớc Yên
Sơn (Tam Điệp). Công trình bơm Rồng (Nho Quan) đang tiến hành thẩm định dự án.
Về nước sạch: Đã hỗ trợ 3/8 công trình gồm: 2 công trình nƣớc sạch tập
trung xã Thạch Bình, Kỳ Phú và 430/500 giếng khoan ở 3 xã bãi ngang, với tổng mức 4,4 tỷ đồng (vốn Trung ƣơng 2 tỷ đồng từ Chƣơng trình 134, ngân sách địa phƣơng 2,4 tỷ đồng) đã đƣa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu nƣớc ngọt sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. 2 công trình nƣớc sạch tập trung đang thực hiện gồm các xã Kim Hải (Kim Sơn) và Yên Đồng, Yên Thái (Yên Mô). 3 công trình nƣớc sạch tập trung tại 3 xã Cúc Phƣơng, Văn Phƣơng, Phú Long (Nho Quan) chuyển sang hỗ trợ gia đình xây dựng bể chứa nƣớc.
Hoàn thành hỗ trợ 200 triệu đồng và đƣa vào sử dụng 2 trạm biến áp tại xã
Kỳ Phú đáp ứng tốt nhu cầu điện sinh hoạt và sản xuất của nhân dân vùng sâu, vùng xa.
51
Các công trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội:
Trường học, trạm y tế được đặc biệt quan tâm đầu tư xây dựng theo hướng đạt chuẩn quốc gia, góp phần thực hiện có hiệu quả sự nghiệp giáo dục
và công tác khám chữa bệnh cho nhân dân các xã nghèo.
Tổng mức hỗ trợ của 11/11 trƣờng học với số vốn là 28,5 tỷ đồng (vốn Trung ƣơng 18,7 tỷ đồng, ngân sách địa phƣơng 9,8 tỷ đồng) gấp 2,49 lần mức hỗ trợ xác định trong Đề án. 9 trƣờng học đã hoàn thành gồm: trƣờng mầm non Kim Trung, Kim Hải, trƣờng THCS Kim Đông (Kim Sơn); trƣờng mầm non Gia Lạc (Gia Viễn), trƣờng Tiểu học Thƣợng Hoà, Thanh Lạc, Cúc Phƣơng (Nho Quan). 2 trƣờng đang xây dựng gồm: Trƣờng mầm non Phú Long (Nho Quan); Khu B trƣờng Tiểu học Yên Đồng (Yên Mô).
Tổng mức đã hỗ trợ của 11/12 trạm tế là 11,8 tỷ đồng (vốn Trung ƣơng 5,35 tỷ đồng, ngân sách địa phƣơng 6,45 tỷ đồng) gấp 1,97 lần mức hỗ trợ xác định trong Đề án. Có 5 trạm y tế đã hoàn thành gồm: Yên Đồng, Yên Thành (Yên Mô); Kim Hải, Kim Đông (Kim Sơn); Kỳ Phú (Nho Quan). 3 trạm y tế đang xây dựng gồm: Ninh Xuân (Hoa Lƣ); Đông Sơn (Thị xã Tam Điệp); Thƣợng Hoà (Nho Quan). 03 trạm y tế đã hỗ trợ từ nguồn vốn phân lũ nhƣng chƣa xây dựng gồm: Gia Phong, Gia Minh, Gia Lạc (Gia Viễn). Trạm y tế xã Thanh Lạc đã bố trí vốn và sẽ đƣợc triển khai trong năm 2010.
Hỗ trợ xây dựng trụ sở UBND xã, nhà văn hoá thôn đƣợc triển khai kịp thời. Trụ sở UBND xã Kim Đông đang xây dựng; 4 nhà văn hoá thôn xã Kỳ Phú và Trung tâm Tâm thần huyện Yên Mô đã đƣa vào sử dụng.
Thứ hai, tăng cường nguồn vốn cho vay nhằm thực hiện tốt chính sách tín dụng đối với người nghèo.
Vấn đề tạo vốn cho các hộ nông dân thiếu vốn, đặc biệt là các hộ nghèo được tiếp cận nguồn vốn vay là hết sức quan trọng và luôn được các cấp, các ngành quan tâm. Với mục đích tạo điều kiện giúp đỡ các hộ nghèo
vƣơn lên thoát nghèo và tránh tái nghèo, từ năm 2007 đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội (NH CSXH) tỉnh đã giải ngân 3,7 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh chuyển sang để cho hộ nghèo vay vốn, đồng thời sử dụng 162,6 tỷ đồng từ nguồn vốn Trung ƣơng cho 14.347 hộ nghèo vay, dƣ nợ cho vay của 25 xã nghèo đến hết năm 2009 là 181 tỷ đồng. Đã làm thủ tục hỗ trợ lãi suất cho 22.199 hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với số tiền 854 triệu đồng. Vốn vay của hộ nghèo đƣợc bình xét, phê duyệt công khai, đúng đối tƣợng, sử dụng đúng mục đích, thủ tục vay vốn nhanh gọn thuận tiện. Các nguồn vốn cho hộ nghèo để phát triển sản xuất đã thực sự phát huy hiệu quả, điển hình nhƣ ở Gia Minh, Gia Phong (Gia Viễn), Khánh Công (Yên Khánh), Thạch Bình, Gia Sơn (Nho Quan)…
Tỉnh đã tập trung đầu tƣ và có chính sách đặc ƣu đãi đối với xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, có nhiều khó khăn nhƣ xã Thạch Bình (Nho Quan) – năm 2007 đã hỗ trợ từ ngân sách tỉnh 1 tỷ đồng cho 200 hộ nghèo vay không lãi để mua trâu bò và máy nông nghiệp phục vụ sản xuất đã phát huy hiệu quả. Đến nay, nhiều hộ nghèo đƣợc vay vốn đã vƣơn lên thoát nghèo bền vững. Đây là nguồn vốn vay chủ yếu của ngƣời nghèo tại 25 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao của tỉnh Ninh Bình.
Bên cạnh đó, các hộ nghèo và cận nghèo còn đƣợc tiếp cận nguồn vốn vay từ quỹ “Vì người nghèo” của UBMTTQ, nguồn vốn vay Quỹ hỗ trợ nông dân của Hội Nông dân tỉnh. Các nguồn vốn này chiếm khoảng 5%. UBND tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện tốt Quyết định số: 32/2007/QĐ-TTg, của Thủ tƣớng Chính phủ về việc cho vay đối với đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, Quyết định số: 212/2006/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về tín dụng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ và doanh nghiệp sử dụng ngƣời lao động sau cai nghiện, Nghị định 78/2002/NĐ-CT ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với hộ nghèo và đối tƣợng chính sách, Quyết
53
định số: 31/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ về tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn…
Bảng 2.3: Nguồn vốn tín dụng cho vay đối với ngƣời nghèo ở tỉnh Ninh Bình từ năm 2005 đến 2010
(Thông qua kênh của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Ninh Bình).
Đơn vị: Tỷ đồng, hộ.
Năm Đơn vị
2005 2006 2007 2008 2009 2010
Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền
Huyện Nho Quan 9.276 29,175 10.446 35,807 10.734 41,399 11.072 51,051 9.218 58,014 9.296 64,974
Huyện Gia Viễn 7.173 22,693 7.030 28,276 6.570 33,044 6.781 38,414 6.287 45,000 5.710 49,086
Huyện Hoa Lƣ 3.929 14,415 4.064 18,375 3.623 20,331 3.376 22,425 3.116 25,393 3.166 27,960
Huyện Yên Mô 9.145 27,080 9.895 33,188 6.586 36,704 6.977 41,346 6.426 46,253 5.898 50,951
H.Yên Khánh 7.180 23,961 7.034 28,414 7.134 31,367 6.309 35,411 6.322 40,590 6.813 45,060
Huyện Kim Sơn 12.917 31,794 12.091 37,747 11.681 41,264 11.781 46,892 11.981 53,059 11.015 57,016
TP Ninh Bình 5.958 24,229 5.961 26,857 5.354 27,926 5.096 29,961 4.425 30,655 4.238 30,010
Thị xã Tam Điệp 4.012 19,084 3.894 20.660 3.489 22,212 3.143 25,601 3.007 28,553 2.924 29,643
Cộng toàn tỉnh: 59.590 192,431 60.415 229,324 55.171 254,247 54.535 291,101 50.782 327,517 49.060 354,700
Nguồn: NH CSXH tỉnh Ninh Bình năm 2010.
55
Bảng 2.4: Nguồn vốn tín dụng cho vay đối với ngƣời nghèo ở tỉnh Ninh Bình từ năm 2010 đến 2013
(Thông qua kênh của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Ninh Bình).
Năm
Đơn vị
2011 2012 2013
Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền
Huyện Nho Quan 7.831 64,591 7.421 64,575 6.166 66,570
Huyện Gia Viễn 4.240 49,455 3.785 49,444 2.822 50,849
Huyện Hoa Lƣ 2.340 28,067 2.065 28,063 1.602 29,068
Huyện Yên Mô 4.623 51,621 4.259 51,673 3.652 54,068
Huyện Yên Khánh 4.945 44,676 4.485 44,492 2.567 46,617
Huyện Kim Sơn 9.284 59,980 8.965 59,979 5.673 61,445
TP Ninh Bình 3.315 31,057 3.126 30,885 1.911 21,295
Thị xã Tam Điệp 2.378 29,727 2.144 29,715 1.327 24,704
Cộng toàn tỉnh: 38.956 35.9174 36.250 35.8826 25.720 35.4616
Các nguồn vốn trên phần lớn đƣợc uỷ thác qua các đoàn thể chính trị. Bên cạnh việc đầu tƣ cho vay vốn, các đoàn thể đã tổ chức hƣớng dẫn các hộ nghèo sử dụng vốn vay đúng mục đích, phát huy hiệu quả đồng vốn thông qua những việc làm cụ thể nhƣ: phân công cán bộ, phân công các hộ khá, giàu giúp đỡ hộ nghèo về kinh nghiệm sản xuất, phối hợp với các ngành tập huấn KHKT, dạy nghề, tổ chức cho các hộ nghèo đi tham quan các mô hình sản xuất có hiêụ quả. Qua đó, đã giúp cho nhiều hộ nghèo biết cách tổ chức sản xuất và áp dụng những tiến bộ KHKT mới vào sản xuất. Nhiều mô hình đã thực sự giúp ngƣời nghèo thoát nghèo vƣơn lên khá giả nhƣ: Mô hình nuôi dê sinh sản ở xã Kỳ Phú – Nho Quan, mô hình nuôi bò sinh sản ở xã Văn Phƣơng – Nho Quan, mô hình trồng nấm ở xã Gia Phong – Gia Viễn, mô hình khoai lang Nhật Bản ở Sơn Hà – Nho Quan, Yên Sơn – Tam Điệp…
Quy trình vay vốn được tỉnh và các huyện, xã thực hiện như sau:
+ Các tổ chức chính trị - xã hội đứng ra thành lập “tổ tiết kiệm và vay
vốn” để giúp các hộ nghèo vay vốn và thực hiện các quy trình vay sau:
Hình 2.2: Quy trình xét duyệt cho vay vốn ngƣời nghèo
Ghi chú:
1. Hộ nghèo viết giấy đề nghị vay vốn gửi tổ tiết kiệm và vay vốn.
Tổ chức chính trị - xã hội Ban XĐGN UBND
xã
Hộ nghèo Tổ tiết kiệm và vay vốn
Ngân hàng chính sách xã hội
57
2. Tổ vay vốn bình xét hộ nghèo đƣơc vay vốn và gửi danh sách hộ nghèo để nghị vay vốn lên ban XĐGN UBND xã.
3. Ban XĐGN UBND xã xác nhận và chuyển danh sách lên Ngân hàng. 4. Ngân hàng xét duyệt và thông báo danh sách các hộ đƣợc vay vốn,
lịch giải ngân, địa điểm giải ngân cho UBND xã.
5. UBND xã thông bào kết quả phê duyệt của Ngân hàng đến tổ chức chính trị xã hội.
6. Tổ chức chính trị - xã hội thông báo kết quả phê duyệt đến tổ tiết kiệm và vay vốn.
7. Tổ tiết kiệm và vay vốn thông báo cho hộ vay biết kết quả phê duyệt của Ngân hàng, thông báo thời gian và địa điểm giải ngân đến các hộ vay vốn.
8. Ngân hàng cùng tổ tiết kiệm và vay vốn giải ngân cho từng hộ gia đình đƣợc vay vốn.
Qua thực tế thực hiện mô hình trên, các hộ nghèo thông qua Tổ tiết kiệm vay vốn do các tổ chức chính trị - xã hội đứng ra thành lập để tiếp cận với nguồn vốn vay ƣu đãi. Sự phối hợp đồng bộ giữa Ngân hàng và các tổ chức chính trị - xã hội đã tạo điều kiện cho ngƣời nghèo tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn vay ƣu đãi.
Thứ ba, tập trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi cho phù hợp với điều kiện của từng vùng sinh thái, giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, giảm nghèo.
Đẩy mạnh sản xuất vụ đông theo Nghị quyết 03/NQ-TU; phát triển nghề chế biến cói, thêu ren, chế tác đá mỹ nghệ theo Nghị quyết 04/NQ-TU của Tỉnh uỷ trong đó chú trọng hộ nghèo, xã nghèo, vùng nghèo trọng điểm. Thực hiện Nghị quyết số: 03-NQ/TU của Tỉnh uỷ về sản xuất vụ đông từ năm
2006 đến năm 2010, ngân sách tỉnh đã hỗ trợ (chi thƣờng xuyên) 192,7 tỷ đồng cho sản xuất vụ đông, trong đó 133,2 tỷ đồng để hỗ trợ giống cây trồng vụ đông, sản xuất lúa tái sinh, phân bón, thuỷ lợi nội đồng và 59,5 tỷ đồng để xây dựng hệ thống thuỷ lợi nội đồng, trạm bơm kênh tƣới, tiêu phục vụ sản xuất vụ đông.
Ngoài các chính sách hỗ trợ sản xuất vụ đông, hỗ trợ vùng cói, tỉnh hỗ trợ 5 tỷ đồng cho các đối tƣợng nghèo ở 25 xã nghèo có tỷ lệ hộ nghèo cao để phát triển sản xuất, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi. Việc hỗ trợ đƣợc