Giải pháp về kinh tế

Một phần của tài liệu Giảm nghèo trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Ninh Bình Luận văn ThS 2014 (Trang 104 - 110)

3.3.1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế * Phát triển nông nghiệp

Hiện nay, Ninh Bình có trên 80% cƣ dân sống ở nông thôn, 87% thu nhập và đời sống của cƣ dân nông thôn dựa vào nông nghiệp; 90% ngƣời nghèo sống ở nông thôn, do đó việc phát triển nông nghiệp và nông thôn là mấu chốt của công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh trong thời gian tới. Để phát triển nông nghiệp, cần phải:

- Xây dựng các vùng sản xuất lúa chất lƣợng cao ở Yên Khánh, Yên Mô...

- Bảo đảm an ninh lƣơng thực của tỉnh trong mọi tình huống.

- Xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung chuyên canh các loại cây công nghiệp và cây ăn quả nhƣ cây keo, dứa... ở các huyện Nho Quan, Tam Điệp.

- Ƣu tiên đất chƣa sử dụng cho hộ nghèo ở nông thôn, giúp họ sử dụng lâu dài, chuyển nhƣợng, thế chấp...

* Phát triển mạnh lâm nghiệp

- Đẩy mạnh hơn nữa việc giao đất, khoán rừng, nhất là ở huyện miền núi nhƣ huyện Nho Quan và vùng gò đồi nhƣ Tam Điệp.

- Thực hiện tốt hơn việc giao đất, giao rừng, kết hợp với công tác định canh định cƣ và ổn định đời sống nhân dân.

- Bảo đảm cho bà con miền núi, nhất là các hộ nghèo đƣợc trực tiếp quản lý, bảo vệ rừng, gắn bó quyền lợi và trách nhiệm với rừng.

99

- Thực hiện cho vay không lãi hoặc lãi suất thấp để trồng rừng đặc biệt là phủ xanh đất trống đồi trọc, chú trọng đầu tƣ kết cấu hạ tầng nhƣ đƣờng vận chuyển nguyên liệu, kho/bãi chứa sản phẩm...

- Kêu gọi đầu tƣ xây dựng các nhà máy chế biến lâm sản và nguyên liệu từ rừng ở hai huyện miền núi, gò đồi... để nâng cao hiệu quả khai thác từ rừng, tạo cơ hội để bà con có thể sống và làm giàu đƣợc từ rừng.

* Nuôi trồng thuỷ sản và khai thác hải sản xa bờ

- Xây dựng đê bao, hệ thống cống và kênh dẫn nƣớc; cung cấp đồng bộ hơn các dịch vụ khuyến ngƣ, kiểm dịch, kiểm tra chất lƣợng giống và thức ăn nhằm giúp bà con nâng cao khả năng nuôi trồng thủy sản hiệu quả.

- Đa dạng hóa đối tƣợng và hình thức nuôi trồng thuỷ sản, kết hợp phát triển mạnh các vùng nuôi trồng tập trung chuyên tôm, chuyên cá hoặc kết hợp lúa-cá, lúa-tôm với việc tận dụng ao hồ, mặt nƣớc để nuôi cá, tôm, cải thiện đời sống (tập trung ở hai huyện Kim Sơn, Gia Viễn).

- Ƣu đãi đầu tƣ, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, trợ giá con giống cho các hộ nghèo để phát triển thuỷ sản.

* Cải thiện hoạt động khuyến nông, dạy nghề ngắn hạn, hỗ trợ phát triển ngành nghề cho hộ nghèo, đặc biệt là hộ nghèo bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp-cụm công nghiệp và đô thị hoá.

- Nội dung khuyến nông phải sát thực, phù hợp với yêu cầu của ngƣời nghèo và định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng nơi ngƣời nghèo cƣ trú; làm cho ngƣời nghèo dễ tiếp thu và áp dụng.

- Xây dựng các mô hình gắn khuyến nông với từng vùng, từng địa bàn và từng nhóm hộ dân cƣ.

- Tăng cƣờng công tác khuyến nông tại cấp huyện và đội ngũ cán bộ chuyên trách về khuyến nông tại cấp xã.

- Chuyển dần hoạt động khuyến nông chuyển giao khoa học kỹ thuật thành loại hình dịch vụ, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau.

- Tăng nguồn vốn đầu tƣ một cách thích đáng cho các hợp tác xã làm đầu mối khuyến nông.

- Cung cấp đầy đủ thông tin lịch sản xuất, lịch thời vụ, tổ chức tập huấn cho ngƣời nghèo theo hƣớng “cầm tay chỉ việc”. Tập huấn KHKT phải đƣa về tận xã, thôn bản để nhiều ngƣời nghèo có điều kiện tham gia. Đa dạng hóa nội dung tập huấn nhƣ kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản và một số ngành nghề truyền thống, cách buôn bán dịch vụ nhỏ… Lựa chọn mô hình tập huấn phù hợp với điều kiện của từng địa phƣơng và khả năng tiếp thu của ngƣời nghèo. Kết hợp mở lớp tập trung, tổ chức tập huấn trực tiếp hƣớng dẫn cho từng hộ, từng nhóm hộ cùng sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả các lớp tập huấn, các buổi tham quan, tổng kết các mô hình làm ăn giỏi. Xây dựng thêm nhiều trung tâm học tập cộng đồng và tủ sách kỹ thuật nông nghiệp tại các xã, thôn để bà con nghèo có điều kiện học tập, tiếp thu và hiểu biết thêm kiến thức về sản xuất và xã hội. Phát triển các hình thức dạy nghề ngắn hạn tại chỗ cho ngƣời nghèo, tạo điều kiện để họ tự tạo việc làm, tăng thu nhập và đây chính là cơ sở để góp phần giảm nghèo bền vững. Hỗ trợ phát triển và xây dựng mô hình chế biến, nông lâm sản và ngành nghề phi nông nghiệp. Tập huấn, đào tạo nghề cho ngƣời lao động thuộc diện hộ nghèo. Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả vốn đầu tƣ xây dựng, khôi phục và phát triển làng nghề. Tổ chức đào tạo, đào tạo lại thông qua các hình thức nhƣ: đào tạo tại chỗ, vừa học vừa làm… Chú trọng đào tạo nâng cao trình độ đối với những ngành nghề truyền thống. Tạo mọi điều kiện để nhiều ngƣời nghèo, đặc biệt là ngƣời nghèo bị thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp – cụm công nghiệp của tỉnh đƣợc vào làm việc tại các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất,

101

các khu công nghiệp trên địa bàn, vừa đem lại lợi ích thiết thực cho ngƣời nghèo, vừa không bị ảnh hƣởng bởi các vấn đề tệ nạn xã hội khác do lao động nơi khác đến, ƣu đãi giải quyết cho ngƣời nghèo đi lao động học tập ở nƣớc ngoài. Rà soát, phân loại chính xác hộ nghèo; triển khai thực hiện Nghị định số 13/NĐ-CP ngày 27/2/2010 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 67 về chính sách trợ giúp các đối tƣợng bảo trợ xã hội, đồng thời có chính sách của tỉnh để đảm bảo an sinh xã hội.

- Chú trọng ứng dụng các loại giống cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lƣợng và giá trị cao, kỹ thuật canh tác tiến bộ và phƣơng pháp bảo vệ thực vật và thú y hiệu quả, đào tạo kỹ thuật. Khuyến khích trao đổi thƣờng xuyên kinh nghiệm sản xuất để giúp bà con nghèo tăng năng suất cây trồng, vật nuôi. Khuyến khích phát triển và có phƣơng thức hỗ trợ các hình thức khuyến nông đa dạng, tự nguyện và tự quản giữa ngƣời dân với nhau ở từng cơ sở, cộng đồng dân cƣ nhằm chia sẽ và học hỏi kinh nghiệm sản xuất, giúp nhau nâng cao thu nhập và giảm nghèo.

Ninh Bình đang trong quá trình CNH-HĐH, tỷ lệ đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Chính vì vậy, cần phải có quy hoạch, triển khai đồng bộ các chính sách để khi ngƣời nông dân bị thu hồi đất có việc làm ổn định, có thu nhập, không rơi vào tình trạng đói nghèo. Việc triển khai các chính sách đào tạo nghề phải gắn liền với giải quyết việc làm, để các đối tƣợng đƣợc hƣởng thụ chính sách đào tạo nghề cũng đƣợc giải quyết việc làm sau khi đƣợc đào tạo. Bên cạnh đó, cần có những chƣơng trình, kế hoạch để định hƣớng, giúp các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp chuyển đổi ngành nghề lao động phù hợp tiếp tục ổn định đời sống.

3.3.1.2. Mở rộng khả năng tiếp cận vốn vay, tín dụng cho hộ nghèo

- Nguồn vốn tín dụng ƣu đãi cho hộ nghèo đƣợc thực hiện thông qua NH CSXH. Bảo đảm cung cấp tín dụng ƣu đãi kịp thời cho tất cả các hộ

nghèo có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn sản xuất kinh doanh với lãi suất thấp, không phải thế chấp để phát triển sản xuất, tăng thu nhập góp phần xóa đói giảm nghèo. Riêng nguồn vốn xóa đói giảm nghèo trích từ Ngân sách tỉnh trƣớc hết tập trung ƣu tiên cho các hộ gia đình thuộc diện chính sách, ngƣời có công, ngƣời tàn tật, các đối tƣợng yếu thế khác thuộc diện nghèo.

- Tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa NH CSXH với các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể xã hội, các tổ tƣơng trợ vay vốn để đảm bảo cho hộ nghèo có nhu cầu đƣợc vay vốn kịp thời, phát huy đƣợc hiệu quả. Phối hợp chặt chẽ giữa việc cho vay vốn với việc chuyển giao KHKT cho ngƣời nghèo và hƣớng dẫn ngƣời nghèo cách làm ăn; tăng nguồn kinh phí, bố trí vốn bố sung từ ngân sách tỉnh cho NH CSXH để nâng mức vốn vay, hỗ trợ lãi suất vay vốn cho hộ nghèo theo đúng quy định; thực hiện cho vay vốn ƣu đãi đối với hộ cận nghèo. Cùng với việc cho ngƣời nghèo vay vốn, phải mở nhiều lớp chuyển giao KHKT để hƣớng dẫn ngƣời nghèo cách làm ăn, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn, tránh sử dụng sai mục đích hoặc làm thất thoát vốn.

- Mở rộng mạng lƣới quỹ tiết kiệm và huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân để tạo thêm nguồn vốn cho vay ở vùng nông thôn. Hoàn thiện quy trình cho vay, thủ tục vay, với cơ chế “một cửa” giúp cho ngƣời nghèo vay vốn đƣợc dễ dàng. Chú trọng việc cho vay trung hạn, dài hạn phù hợp với chu kỳ sản xuất.

Ngoài ra, tạo điều kiện hỗ trợ cho ngƣời nghèo vay vốn thông qua một số quỹ của các đoàn thể (nhƣ Quỹ hỗ trợ nông dân, Quỹ phụ nữ nghèo...).

3.3.1.3. Phát triển kết cấu hạ tầng cho các xã nghèo

- Đầu tƣ xây dựng và hoàn thành kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đối với các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, xã còn nhiều khó khăn, nhất là các công trình thuỷ lợi, trạm y tế, nƣớc sạch sinh hoạt, đƣờng giao thông. Bổ sung kinh phí hỗ trợ từ ngân sách tỉnh cho 23 xã nghèo có tỷ lệ

103

hộ nghèo cao với mức 30 triệu đồng/xã để mua sắm trang thiết bị ban đầu phục vụ bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, cải cách thủ tục hành chính.

- Tiếp tục sắp xếp hệ thống chợ nông thôn đảm bảo thuận tiện cho sản xuất và lƣu thông hàng hoá, phát triển các loại hình du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch làng nghề gắn với du lịch lịch sử theo lợi thế của từng huyện.

- Đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động: Tỉnh cần tập trung đẩy mạnh việc hoàn thành và đƣa các khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, các dự án làng nghề vào hoạt động, các huyện cần phối hợp tạo điều kiện về mặt bằng cho việc phát triển các khu công nghiệp mới, tiếp tục khôi phục và mở rộng các làng nghề truyền thống có lợi thế về nguyên liệu, lao động, phát triển các làng nghề mới. Đẩy mạnh phát triển hệ thống thƣơng mại, dịch vụ phục vụ trực tiếp cho sản xuất kinh doanh (nhƣ dịch vụ bƣu chính viễn thông, thú y, thuỷ lợi, trị trƣờng vốn, cung ứng vật tƣ…).

- Đầu tƣ xây dựng nông thôn, xoá dần sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn. Xây dựng kiên cố các tuyến đƣờng giao thông liên xã, đƣờng làng, ngõ, xóm, ƣu tiên đầu tƣ cho vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Hoàn thành hệ thống mạng lƣới điện và thiết lập các công trình đầu mối phân phối điện đến từng điểm dân cƣ. Đầu tƣ hệ thống điện chiếu sáng công cộng cho các trung tâm xã, các khu dân cƣ tập trung. Đầu tƣ phát triển hệ thống cấp nƣớc, hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải nông thôn. Tổ chức sản xuất tập trung trong nông nghiệp, áp dụng công nghệ cao, bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Tất cả các xã lập dự án xây dựng công trình hạ tầng cơ sở của mình theo phƣơng thức “công trình nào cần trước, làm trước” và phát huy quyền dân chủ của nhân dân tại địa phƣơng để huy động thêm nguồn nội

lực. Tiếp tục thực hiện cơ chế “xã được công trình, dân có việc làm”.

Một phần của tài liệu Giảm nghèo trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Ninh Bình Luận văn ThS 2014 (Trang 104 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)