Cơ sở thực tiễn của giảm nghèo

Một phần của tài liệu Giảm nghèo trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Ninh Bình Luận văn ThS 2014 (Trang 29)

1.2.1. Chủ trương, chính sách giảm nghèo của Đảng, Chính phủ

1.2.1.1. Chủ trương

Vì đói nghèo có tác động xấu tới tăng trƣởng kinh tế, nảy sinh nhiều vấn đề xã hội nghiêm trọng, gây ra những bất ổn trong xã hội và góp phần đẩy nhanh suy thoái môi trƣờng nên Chính phủ can thiệp để đảm bảo sự phát triển bền vững. Chính phủ có vai trò to lớn đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo trong phạm vi quốc gia và trên phạm vi toàn cầu, thể hiện qua các vai trò cơ bản nhƣ sau:

tạo hành lang pháp lý để kinh doanh bình đẳng, có tính cạnh tranh; tạo điều kiện về đất đai, hỗ trợ sản xuất và phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã, các trang trại và các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tƣ nhân; thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài; cải cách hành chính, cải cách tƣ pháp, thực hiện tốt quản lý kinh tế - xã hội; tạo môi trƣờng kinh tế vĩ mô ổn định bằng chính sách tiền tệ tích cực, hoàn thiện chính sách tài chính đảm bảo cân đối ngân sách vững chắc; thực hiện công bằng xã hội, thực thi dân chủ cơ sở, tăng cƣờng các cuộc đối thoại giữa chính quyền địa phƣơng với cộng đồng ngƣời nghèo.

- Ban hành chính sách, giải pháp để phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo nhƣ: phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn; đầu tƣ cơ sở hạ tầng cho các vùng nghèo tạo cơ hội cho ngƣời nghèo tiếp cận với các dịch vụ công; cung cấp dịch vụ y tế và giáo dục có chất lƣợng cho ngƣời nghèo; ổn định và nâng cao đời sống của ngƣời nghèo, của cộng đồng các dân tộc thiểu số; phát triển mạng lƣới an sinh xã hội trợ giúp các nhóm yếu thế và ngƣời nghèo.

- Huy động và phân bổ nguồn lực cho tăng trƣởng và xóa đói giảm nghèo; kêu gọi và khuyến khích sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nƣớc vào chƣơng trình xoá đói giảm nghèo.

- Tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá, tổng kết kết quả công tác xóa đói giảm nghèo.

- Hợp tác quốc tế với các Chính phủ khác trong nỗ lực giảm nghèo trên phạm vi toàn cầu.

1.2.1.2. Chính sách

Chính sách của Nhà nƣớc là một trong những yếu tố quan trọng có tác động tới giảm nghèo. Thực tế cho thấy tại các quốc gia có sự quan tâm lớn của Chính phủ tới ngƣời nghèo bằng các chính sách hỗ trợ có hiệu quả thì tỷ lệ nghèo sẽ giảm nhanh. Các chính sách của Nhà nƣớc có tác động trực tiếp

25 tới giảm nghèo bao gồm:

Thứ nhất, nhóm chính sách về tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người nghèo. Nhóm chính sách này bao gồm:

Chính sách cho vay tín dụng với cơ chế ƣu đãi có tác dụng hỗ trợ

nguồn lực cho phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời nghèo.

Chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho nông dân nghèo tại một số vùng ít đất và không có đất sản xuất. Chính sách này góp phần ổn định sản xuất nông nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lƣơng thực cho ngƣời nghèo và tạo cơ hội cho họ vƣơn lên.

Chính sách khuyến nông, khuyến lâm – ngư nhằm tạo điều kiện cho nông dân có nhiều cơ hội tiếp cận với thông tin và kỹ thuật sản xuất, phát triển thị trƣờng, có tiềm năng cải thiện đƣợc phúc lợi cho các hộ dân ở khu vực nông thôn. Dịch vụ khuyến nông của chƣơng trình XĐGN bao gồm những hoạt động nhƣ: Đào tạo, tập huấn về kỹ thuật sản xuất cho ngƣời sản xuất; Hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất thông qua việc cung cấp đầu vào (nhƣ giống, phân bón, thuốc trừ sâu), nguyên liệu (thức ăn gia súc, thuốc thú y…) và công nghệ sản xuất; Chiến dịch thông tin tuyên truyền sử dụng sách báo, băng video, băng đài nhằm phổ biến những kiến thức về khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm làm ăn cho ngƣời nghèo.

Chính sách trợ giá, trợ cước đối với đồng bào các dân tộc miền núi, hải

đảo và ngƣ dân nhằm tạo điều kiện cho dân cƣ, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao có thể tiếp cận đƣợc với thị trƣờng hàng hoá thiết yếu, nguyên vật liệu cơ bản cho sản xuất, tiêu thụ đƣợc sản phẩm và những nhu cầu về văn hoá tinh thần.

Thứ hai, nhóm chính sách hỗ trợ thông qua cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản: Thực tiễn cho thấy, địa phƣơng nào có chính sách đầu tƣ gắn với

giảm nghèo phù hợp, không những có thể đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH mà còn tạo điều kiện cho quá trình CNH-HĐH tiếp tục phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Nhóm chính sách này bao gồm:

Chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế: y tế cũng là một chính sách lớn

trong công cuộc XĐGN, nhằm giúp ngƣời nghèo tiếp cận dễ dàng hơn với việc khám chữa bệnh, đảm bảo sức khoẻ để sản xuất kinh doanh.

Chính sách hỗ trợ người nghèo về giáo dục vào dạy nghề: nhằm giúp

cho ngƣời nghèo có điều kiện nâng cao trình độ văn hoá, nhận thức, có khả năng tiếp cận với nhiều nghề mới, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Chính sách XĐGN về giáo dục, không chỉ bao gồm những nội dung về miễn giảm học phí, các khoản đóng góp khác… mà còn cả chế độ trợ cấp nuôi dƣỡng, ăn, ở cho một số đối tƣợng đặc thù.

Chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở, đặc biệt đối với các trƣờng

hợp bị rủi ro thiên tai, bão lũ mà nhà cửa bị sập, bị trôi, hƣ hỏng thông qua chính sách cứu trợ đột xuất, giúp một phần kinh phí để bảo đảm ổn định cuộc sống cho những đối tƣợng này. Chủ trƣơng hỗ trợ, giúp đỡ ngƣời nghèo về nhà ở (bao gồm sửa chữa, xây mới) đã thực sự đi vào cuộc sống và đƣợc các địa phƣơng đặc biệt quan tâm, chú trọng nhằm đảm bảo an ninh, an toàn cuộc sống cho ngƣời dân.

Ngoài ra, còn phải kể đến một số chính sách, chƣơng trình và một số hoạt động khác có nội dung hƣớng đến hỗ trợ ngƣời nghèo nhƣ: Chính sách hỗ trợ nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng, trợ giá, trợ cƣớc giống cây lƣơng thực, vận chuyển giống thuỷ sản đã giúp đồng bào có điều kiện nuôi trồng thuỷ sản để có nguồn thực phẩm ổn định cải thiện đời sống, nâng cao sức khoẻ dinh dƣỡng cho đồng bào…

Những chính sách trên là những hình thức trợ giúp quan trọng để thúc đẩy sản xuất ở những vùng khó khăn, là biện pháp để XĐGN, góp phần giảm

27

bớt khoảng cách giữa các địa phƣơng, vùng, miền. Chúng chỉ thực sự có hiệu quả khi đƣợc thực hiện theo đúng đối tƣợng với sự cung ứng nguồn lực đầy đủ. Nguồn kinh phí để thực hiện chính sách giảm nghèo hiện nay đƣợc cân đối chủ yếu từ nguồn Ngân sách nhà nƣớc. Đồng thời có sự huy động các nguồn khác từ các tổ chức quốc tế, tổ chức của chính phủ, phi chính phủ và sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong nƣớc.

Nguồn kinh phí từ Ngân sách Nhà nƣớc thƣờng phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Đối với các quốc gia đang phát triển nhƣ nƣớc ta hiện nay thì tốc độ tăng trƣởng kinh tế có vai trò hết sức quan trọng đối với nguồn lực giảm nghèo. Để đảm bảo tính bền vững của chính sách giảm nghèo thì việc chi tiêu cho y tế, giáo dục, dạy nghề, các chính sách đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nƣớc cần phải cân đối giữa các cấp hành chính, giữa các vùng miền, giữa các ngành kinh tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chú trọng đầu tƣ cho nông nghiệp và nông thôn có ý nghĩa quan trọng. Ngoài việc đầu tƣ cho thuỷ lợi, các trục công nghiệp chính, cần đầu tƣ vào các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động, phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ tạo động lực tốt cho giảm nghèo. Sự tập trung đầu tƣ vào phát triển giao thông, đƣờng sá đến các vùng sâu, vùng xa, vùng đói nghèo sẽ có tác động, ảnh hƣởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế hàng hoá ở các địa phƣơng, vùng miền.

1.2.2. Kinh nghiệm xóa đói, giảm nghèo ở Thành phố Hồ Chí Minh

- Thành uỷ, UBND thành phố đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, có lộ trình giảm nghèo thích hợp.

- Thực hiện tốt các chính sách ƣu đãi xã hội.

- Chƣơng trình giảm nghèo đƣợc gắn kết chặt chẽ với Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cƣ, chƣơng trình mục tiêu 3 giảm, chƣơng trình phổ cập giáo dục…

- Bản thân nhiều ngƣời nghèo đã thực sự nỗ lực, phấn đấu kiên trì, bền bỉ trong nhiều năm.

1.2.3. Kinh nghiệm giảm nghèo ở Quảng Bình

- Trên cơ sở đặt mục tiêu xóa đói, giảm nghèo là nhiệm vụ hàng đầu và gắn chặt với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tiếp tục tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền địa phƣơng, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành và toàn thể nhân dân trong công tác xóa đói, giảm nghèo.

- Mỗi sở, ngành tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mình xây dựng chỉ tiêu, kế hoạch cụ thể thực hiện các nội dung của chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo, đồng thời chủ động đề ra các giải pháp tiến hành phù hợp. Tăng cƣờng sự theo dõi, giám sát và hƣớng dẫn các địa phƣơng thực hiện. Kịp thời tham mƣu và kiến nghị, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách, tạo điều kiện tốt nhất để thực hiện chƣơng trình.

- Mặt trận Tổ quốc và tổ chức, đoàn thể các cấp tham gia kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Chƣơng trình mục tiêu xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn toàn tỉnh; tiếp tục tổ chức vận động gây "Quỹ vì người nghèo" và xã hội hóa nguồn lực xóa đói, giảm nghèo thông qua sự đóng góp của toàn xã hội.

- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng về chủ trƣơng, chính sách liên quan đến công tác xóa đói, giảm nghèo, đồng thời phổ biến rộng rãi những mô hình, biện pháp phát triển kinh tế hiệu quả nhằm giúp ngƣời nghèo tìm ra giải pháp xóa nghèo phù hợp với điều kiện của gia đình và bản thân.

- Kịp thời khen thƣởng các tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp hiệu quả cho công tác xóa đói, giảm nghèo tại địa phƣơng nhằm động viên họ tích cực tham gia công tác này nhiều hơn, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng xã hội hóa công tác xóa đói, giảm nghèo; định kỳ tổ chức Hội nghị điển hình thoát

29

nghèo bền vững trên phạm vi toàn tỉnh, nhằm tạo không khí thi đua lành mạnh rộng khắp.

1.2.4. Kinh nghiệm giảm nghèo ở Hải Dương

- Tỉnh uỷ, UBND chỉ đạo quyết liệt, có nhiều chính sách cụ thể hỗ trợ ngƣời nghèo.

- Làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành đối với công tác giảm nghèo.

- Phát huy đƣợc sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị.

- Làm thay đổi đƣợc nhận thức của đa số hộ nghèo, vận động đƣợc nhiều hộ nghèo vƣơn lên thoát nghèo.

* Qua phân tích lý luận trên và một số kinh nghiệm, chính sách, mô

hình giải quyết vấn đề nghèo của một số tỉnh có thể rút ra cho Ninh Bình những bài học sau:

- Thứ nhất, phải tiến hành điều tra chu đáo, cặn kẽ để xây dựng đƣợc

một cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác, với những phân tích có căn cứ khoa học, thực tiễn của những vùng khác nhau. Từ đó có kết luận chính xác và quy mô, tính chất, mức độ nghèo, nguyên nhân nghèo của từng vùng khác nhau. Đây là cơ sở để ra những chính sách, biện pháp giải quyết cụ thể, vừa là cơ sở để "đo đếm" đánh giá kết quả đạt đƣợc, định ra phƣơng hƣớng, giải pháp hành động tiến trình thực hiện giảm nghèo.

- Thứ hai, giảm nghèo phải luôn đƣợc coi là mục tiêu xuyên suốt trong

chiến lƣợc phát triển, là một bộ phận quan trọng trong kế hoạch kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh. Nhà nƣớc ngoài nhiệm vụ đầu tƣ phát triển chung, tích cực hỗ trợ đầu tƣ giảm nghèo, phải có cơ chế, chính sách giảm nghèo rõ ràng, cụ thể và có tính khả thi đối với từng vùng, phù hợp với các nhóm đối tƣợng (Chẳng hạn, nhóm hộ nghèo do thiếu vốn sản xuất thì phải có chính sách hỗ trợ

đào tạo nghề, hỗ trợ giáo dục...) theo nguyên tắc: "Cho cần câu hơn cho xâu cá"

và phân cấp mạnh cho cơ sở.

- Thứ ba, phải tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức của các cấp,

các ngành và ngƣời dân về công tác giảm nghèo. Sao cho công cuộc giảm nghèo phải huy động đƣợc tất cả các cấp, các ngành, toàn xã hội tham gia, không ai là ngƣời ngoài cuộc, trong đó ý chí và quyết tâm của chính các hộ nghèo là nhân tố quyết định. Những hộ nghèo thƣờng hay gặp nhiều khó khăn, ít hiểu biết, không nắm đƣợc thông tin, ít đƣợc tham gia vào quá trình phát triển, ít cả cơ hội tiếp cận với các dịch vụ công... Bản thân họ dễ bị mặc cảm, tự ti. Do vậy, để phát huy đầy đủ nội lực trong công cuộc giảm nghèo, trƣớc hết phải làm cho các hộ nghèo vƣợt qua đƣợc những mặc cảm, tự ti vốn có của họ; bảo đảm cho họ đƣợc tham gia vào mọi hoạt động của chƣơng trình giảm nghèo từ việc xác định đối tƣợng thụ hƣởng đến lập kế hoạch, triển khai thực hiện ở thôn, bản, xã, quản lý nguồn nhân lực, giám sát, đánh giá...

- Thứ tư, phải thấy rõ vấn đề giảm nghèo là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp và lâu dài. Nó liên quan đến nhiều mục tiêu cả kinh tế lẫn xã hội, liên quan đến hoạt động của nhiều ngành và các cấp chính quyền khác nhau. Vì vậy, để đạt đƣợc hiệu quả giảm nghèo phải có sự phối hợp tích cực và đồng bộ của các cấp, các ngành chức năng, các tổ chức hội, đoàn thể quần chúng; đồng thời phải có sự lồng ghép tất cả các hoạt động, các chƣơng trình, dự án đầu tƣ với mục tiêu giảm nghèo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thứ năm, phải làm tốt công tác tổ chức, cán bộ, củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo các cấp, nhất là cấp xã là một trong những yếu tố thành công trong quá trình thực hiện. Kinh nghiệm thực tế đã cho thấy, ở đâu có Ban xoá đói giảm nghèo xã mạnh thì ở đó hoạt động giảm nghèo đạt kết quả tốt.

31

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO Ở TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2000 - 2013

2.1. Tổng quan chung về Ninh Binh

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, quá trình phát triển kinh tế, xã hội của Ninh Bình Bình

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Hình 2.1: Bản đồ tỉnh Ninh Bình

*Về vị trí địa lý

Ninh Bình là tỉnh nằm ở cực nam Đồng bằng Bắc Bộ, có toạ độ địa lý từ 19050' đến 20027' vĩ độ Bắc và 105032' đến 106033' kinh độ Đông. Về mặt hành chính, Ninh Bình có 8 đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Ninh Bình - là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh, thị xã Tam Điệp và 6 huyện: Yên Mô, Yên Khánh, Kim Sơn, Gia Viễn, Hoa Lƣ và Nho

Quan. Ninh Bình cách Hà Nội 93 km về phía Nam trên trục quốc lộ 1A và đƣờng sắt xuyên suốt Bắc - Nam, cả hai trục đƣờng ôtô và đƣờng sắt chạy xuyên suốt Bắc - Nam đều qua đây với hai nút giao thông chính là thành phố Ninh Bình và thị xã Tam Điệp.

*Về địa hình

Ninh Bình có một địa hình đa dạng, vừa có đồng bằng, đồi núi, nửa đồi núi và vùng ven biển. Về địa hình có ba vùng khá rõ: Vùng đồi núi, nửa

Một phần của tài liệu Giảm nghèo trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Ninh Bình Luận văn ThS 2014 (Trang 29)