Giải pháp về thể chế

Một phần của tài liệu Giảm nghèo trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Ninh Bình Luận văn ThS 2014 (Trang 115 - 118)

3.3.3.1. Nâng cao trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền cơ sở

Xây dựng và ban hành các chƣơng trình, kế hoạch đảm bảo đúng tính đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả. Nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các cấp, các ngành về chƣơng trình giảm nghèo. Quan tâm công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện đảm bảo tính thƣờng xuyên, liên tục. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, hƣớng dẫn, giám sát của MTTQ và các đoàn thể đối với công tác giảm nghèo. Chú trọng xã hội hoá công tác giảm nghèo, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ. Hƣớng dẫn việc bình xét hộ nghèo chặt chẽ, khắc phục tình trạng tách hộ để hƣởng chính sách của Nhà nƣớc. Đƣa kết quả giảm nghèo trong tiêu chí đánh giá xếp loại tổ chức cơ sở đảng, chính quyền, đoàn thể hàng năm. Đổi mới quy trình hƣớng dẫn chuyển giao kỹ thuật về kinh nghiệm sản xuất cho ngƣời nghèo theo hình thức “cầm tay chỉ việc”. Các chƣơng trình, kế hoạch, dự án đảm bảo phù hợp với từng khu vực đối tƣợng, phát huy hiệu quả.

3.3.3.2. Tăng cường dân chủ cơ sở, tiếng nói của người nghèo

Tăng cƣờng hơn nữa sự tham gia của ngƣời dân, trong đó có ngƣời nghèo vào hoạch định chính sách và thực hiện chính sách đƣợc thể hiện rõ nét qua thực tiễn áp dụng Quy chế Dân chủ cơ sở ở xã, phƣờng, thị trấn. Kiểm tra

kịp thời bảo đảm cho Quy chế Dân chủ thực hiện ở xã, phƣờng, thị trấn. Triển khai rộng khắp ở tất cả các thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố trong tỉnh, duy trì lâu dài việc thực hiện Quy chế Dân chủ và đƣa Quy chế Dân chủ trở thành nề nếp làm việc thƣờng xuyên ở cơ sở. Thực thi có hiệu quả các quy chế về thực hiện dân chủ ở cơ sở, ở cơ quan, doanh nghiệp nhà nƣớc. Bảo đảm ngƣời dân đƣợc cung cấp đầy đủ thông tin về hoạt động kinh tế, các chỉ tiêu kế hoạch và nguồn tài chính cho các dự án, chƣơng trình phát triển ở địa phƣơng, đƣợc quyền tham gia, góp ý kiến xây dựng kế hoạch phát triển, tham gia thực hiện, vận hành, duy tu, bảo dƣỡng và đóng góp công lao động, thể hiện vai trò chủ nhân để nâng cao trách nhiệm trong sử dụng và quản lý công trình cơ sở hạ tầng. Tăng cƣờng cung cấp và trao đổi thông tin hai chiều giữa chính quyền và nhân dân để truyền bá thông tin và lấy ý kiến phản hồi thông qua các kênh truyền thông đại chúng, truyền thông đến tận cửa, tiếp cận trực tiếp, sử dụng đài truyền thanh của cộng đồng. Thực hiện cơ chế khuyến khích cho cán bộ truyền thông tham gia công tác truyền bá thông tin, giáo dục, đào tạo công nghệ, thị trƣờng, chính sách, luật, các quy định và các thủ tục hành chính để tăng cƣờng quyền lực kinh tế, chính trị cho ngƣời dân địa phƣơng nhất là vai trò của già làng, trƣởng bản ở vùng sâu vùng xa. Quán triệt các quy định về dân chủ cơ sở với các chƣơng trình phát triển nhƣ chƣơng trình 135 và các chƣơng trình khác.

Chính quyền địa phƣơng phải thực hiện dân chủ, đƣa ra dân bàn, dân góp ý cho các chƣơng trình, dự án, các khoản giúp đỡ nhân đạo, từ thiện cho ngƣời nghèo, các khoản đóng góp xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thƣơng... Trong quá trình thực hiện các công trình, dự án cần ƣu tiên sử dụng nguồn lao động tại địa phƣơng để giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho ngƣời nghèo. Phân cấp cho các tổ chức, đoàn thể, nhân dân, cộng đồng trực tiếp quản lý và tham gia quản lý việc xây dựng, vận hành và sử dụng các chƣơng trình dự án

111

về phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo trên địa bàn địa phƣơng. Tất cả các chƣơng trình, dự án xóa đói giảm nghèo phải chịu sự giám sát của nhân dân của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Chính quyền cơ sở phải lắng nghe, tiếp thu ý kiến của nhân dân, giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của nhân dân. Việc tham gia của cộng đồng cần chú ý đến các nhóm yếu thế nhƣ ngƣời già, phụ nữ, dân tộc ít ngƣời, ngƣời tàn tật. Cần tính đến công việc và nhu cầu cụ thể để mọi thành viên trong cộng đồng có thể bày tỏ ý kiến và các ƣu tiên của mình một cách thuận lợi.

3.3.3.3. Thúc đẩy cải cách hành chính

Tăng cƣờng cung cấp thƣờng xuyên thông tin về các dịch vụ, các chính sách và kế hoạch phát triển cho ngƣời dân, tạo điều kiện cho ngƣời dân tiếp cận đƣợc dễ dàng thông qua hệ thống một cửa. Đảm bảo tính minh bạch của Ngân sách địa phƣơng; xác định rõ mô hình lập ngân sách và chi tiêu trong từng ngành, qua đó thực hiện tiến trình lập ngân sách có lợi cho ngƣời nghèo.

Thực hiện mạnh hơn phân cấp, phân quyền hành chính công và quản lý nguồn lực từ tỉnh đến cơ sở, đi đôi với tăng cƣờng năng lực và trách nhiệm của bộ máy hành chính địa phƣơng, tăng cƣờng cơ chế trách nhiệm kiểm tra và giám sát hoạt động tại cơ sở. Xây dựng các quy trình hành chính công minh bạch hơn đối với ngƣời dân và cho việc đăng ký kinh doanh, giảm các chi phí giao dịch phục vụ hoạt động xuất khẩu - nhập khẩu; cải cách dịch vụ hành chính công để giảm thiểu phiền hà và thời gian cho ngƣời dân. Nâng cao tính hiệu quả của bộ máy hành chính, tính trách nhiệm và minh bạch trong các hoạt động của cơ quan công quyền và pháp quyền. Tăng cƣờng biện pháp chống tham nhũng, lãng phí; thực hành tiết kiệm, trƣớc hết trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, cấp phép, đấu thầu, quản lý dự án...

3.3.3.4. Đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo

kỹ năng thực hiện công tác giảm nghèo; nắm vững các chính sách, dự án hỗ trợ trực tiếp hộ nghèo để chỉ đạo thực hiện sát đúng.

- Trang bị các kiến thức về chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, nội dung chƣơng trình giảm nghèo, những kỹ năng cơ bản trong tổ chức thực hiện và quản lý chƣơng trình, những kiến thức cơ bản đối với cán bộ giảm nghèo cấp xã, huyện về xây dựng kế hoạch, dự án và theo dõi biến động tăng giảm hộ đói nghèo theo từng kỳ.

- Tổ chức biên soạn lại và phát hành đến tận xã toàn hộ hệ thống tài liệu đào tạo bồi dƣỡng kiến thức cho cán bộ giảm nghèo cấp xã, thôn, bản phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội của từng vùng.

- Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ chủ chốt xã, phƣờng; đào tạo bồi dƣỡng nghiệp vụ cho cán bộ trực tiếp làm công tác giảm nghèo cấp huyện và xã, phƣờng, thị trấn.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp huyện và xã để đƣa công tác này thành nề nếp và hoạt động có chất lƣợng.

Một phần của tài liệu Giảm nghèo trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Ninh Bình Luận văn ThS 2014 (Trang 115 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)