Chương 2: Thực trạng nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
2.1.1 Tiền đề về điều kiện tự nhiên, xã hộ
Bắc Ninh là một tỉnh cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, trung tâm xứ Kinh Bắc cổ xưa, mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi có truyền thống khoa bảng và nền văn hóa lâu đời. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây và Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương. Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có các hệ thống giao thông thuận lợi kết nối với các tỉnh trong vùng như quốc lộ 1A nối Hà Nội – Bắc Ninh – Lạng Sơn; Đường cao tốc 18 nối sân bay Nội Bài – Bắc Ninh – Hạ Long; quốc lộ 38 nối Bắc Ninh – Hải Dương – Hải Phòng; trục đường sắt xuyên Việt chạy qua Bắc Ninh đi Lạng Sơn và Trung Quốc; Mạng đường thủy sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình rất thuận lợi nối Bắc Ninh với hệ thống cảng sông và cảng biển của vùng tạo cho Bắc Ninh là địa bàn mở gắn với phát triển của thủ đô Hà Nội, theo định hướng xây dựng các thành phố vệ tinh và sự phân bố công nghiệp của Hà Nội. Đây là những yếu tố rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu của Bắc Ninh với bên ngoài.
Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng và là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh của cả nước, tạo cho Bắc Ninh nhiều lợi thế về phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Là cửa ngõ phía Đông Bắc và là cầu nối giữa Hà Nội và các tỉnh trung du miền núi phía
Bắc và trên hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long và có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.
Thành phố Bắc Ninh chỉ cách trung tâm thủ đô Hà Nội 30km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 45km, cách Hải Phòng 110km. Vị trí địa kinh tế liền kề với thủ đô Hà Nội, trung tâm kinh tế lớn, một thị trương rộng lớn hàng thứ hai trong cả nước, có sức cuốn hút toàn diện các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, giá trị lịch sử văn hóa, đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối vối mọi miền đất nước. Hà Nội sẽ là thị trường tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng của Bắc Ninh về nông – lâm – thủy sản, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ. Bắc Ninh cũng là địa bàn mở rộng của Hà Nội qua xây dựng các thành phố vệ tinh, là mạng lưới gia công cho các xí nghiệp của thủ đô trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Ước tính năm 2010, dân số Bắc Ninh trong độ tuổi lao động có khả năng lao động chiếm 67,01% tổng dân số, tương đương với khoảng 693,4 ngàn người, trung bình mỗi năm lao động có khả năng lao động tăng thêm khoảng 4,094 ngàn người, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006 – 2010 đạt 1,33%/ năm. Nguồn nhân lực chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn. Nguồn nhân lực trẻ chiếm tỉ trọng cao, một mặt là lợi thế cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; mặt khác, cũng tạo sức ép lên hệ thống giáo dục, đào tạo và giải quyết việc làm. Chất lượng của nguồn nhân lực được thể hiện chủ yếu qua trình độ học vấn và đặc biệt là trình độ chuyên môn kỹ thuật.
Với mục tiêu phát triển toàn diện, Bắc Ninh luôn chú trọng vào việc phát triển con người và các vấn đề xã hội, nâng cao trình dộ dân trí và mức sống của nhân dân. Phát huy truyền thống cần cù, khéo léo, năng
động sáng tạo của người dân Kinh Bắc, nâng cao năng lực quản lý, kỹ năng lao động, kỹ năng giao tiếp cho lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.