Năm 2010, tỉnh Bình Dương đạt số thu ngân sách nhà nước gần 16.000 tỷ đồng, trong đó chủ yếu từ sản xuất công nghiệp. Bình Dương hiện đang là một trong những địa phương đi đầu cả nước về phát triển công nghiệp. Khi mới tái lập tỉnh, Bình Dương chỉ có 845 doanh nghiệp đầu tư trong nước với số vốn đăng ký là 8.900 tỷ đồng, 163 dự án đầu tư nước ngoài, với số vốn đăng ký là hơn 1,2 tỷ đô la Mỹ. Trong năm 1997,
tổng sản phẩm tăng 17,5%, sản xuất công nghiệp tăng 42% nhưng tổng thu ngân sách chỉ đạt 896 tỷ đồng. Nhờ chủ trương “trải thảm đỏ” thu hút đầu tư, chỉ sau vài năm Bình Dương đã xây dựng thành công khu công nghiệp Sóng Thần và khu công nghiệp Việt Nam - Singapore. Đến nay, Bình Dương có 28 khu công nghiệp, 10 khu cụm công nghiệp. Nhờ vậy, thu ngân sách năm 2011, Bình Dương đạt 22.500 tỷ đồng; tỷ lệ hộ dân sử dụng điện đạt 99%; tỷ lệ hộ nghèo giảm so với đầu năm 1,71%; giải quyết việc làm đạt 46.179 lao động. Trong 5 tháng đầu năm 2012, Bình Dương đã thu ngân sách nhà nước đạt 9.300 tỷ đồng. Có được thành tựu trên cũng là nhờ Bình Dương đã thực hiện tốt công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Đồng Nai cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30 km, có điều kiện tự nhiên về thổ nhưỡng, khí hậu và điều kiện hạ tầng giao thông thuận lợi, rất phù hợp cho việc phát triển các KCN. Hiện nay, Đồng Nai là tỉnh dẫn đầu cả nước về số lượng các KCN. Các KCN này đều nằm lân cận đường quốc lộ 1 và quốc lộ 51 là các tuyến giao thông huyết mạch, rất thuận lợi cho việc cung cấp điện, nước, giao thông vận tải, thông tin liên lạc và nguồn nhân lực…Trong 5 năm 2006 - 2010, Đồng Nai đã phát triển thêm 11 khu công nghiệp, nâng tổng số khu công nghiệp được thành lập trên địa bàn tỉnh lên 30 khu với diện tích 9.573 ha. Về phát triển các cụm công nghiệp, đến cuối năm 2010 toàn tỉnh có 43 cụm công nghiệp được quy hoạch với tổng diện tích là 2.143 ha trong đó có 2 cụm công nghiệp đã đầu tư hoàn thiện hạ tầng, 6 cụm công nghiệp đang đầu tư hạ tầng số còn lại đang trong quá trình bồi thường giải phóng mặt bằng và lập thủ tục đầu tư. Việc hình thành và phát triển các KCN của tỉnh Đồng
Nai trong thời gian qua đã góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp dịch vụ, tăng trưởng kinh tế, hình thành các trung tâm công nghiệp gắn liền với phát triển đô thị, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng cao, đồng thời cũng tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Hiện có hơn 300 ngàn lao động đang làm việc trong các KCN.
Vĩnh Phúc luôn quan tâm đến việc phát triển nguồn nhân lực, để đáp ứng kịp thời cho các nhà đầu tư. Đến hết năm 2010, Vĩnh Phúc được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch 19 khu công nghiệp, với trên 100.000 lao động. Hiện nhu cầu tuyển dụng lao động trên địa bàn bình quân vào khoảng hơn 22.000 người mỗi năm. Đến khi hai doanh nghiệp có vốn FDI lớn là Compal và Honhai cùng một số doanh nghiệp khác đi vào hoạt động thì số lao động cần tuyển dự tính sẽ là trên 30.000 người mỗi năm. Thực tế này đang tạo áp lực rất lớn về nguồn lao động có chất lượng của Vĩnh Phúc. Là tỉnh giáp Hà Nội, một thị trường cú sức thu hút mạnh mẽ nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao.Thủ đô Hà Nội cú sức thu hút lao động rất lớn và có nhu cầu sử dụng nhiều lao động ngoại tỉnh. Do vậy, để thu hút lực lượng lao động có tay nghề cao làm việc tại Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc đã có những ưu đãi người lao động có chuyên môn cao, thực hiện nghiêm túc các quy định sau: Thứ nhất, về thời gian và hình thức thông báo tuyển dụng: người sử dụng lao động phải thông báo ít nhất bảy ngày trước khi nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển của người lao động và phải thoogn báo trên một trong các phương tiện thông tin đại chúng như báo ở Trung ương hoặc địa phương; đài phát
thanh, truyền hình ở Trung ương hoặc địa phương. Đồng thời, người sử dụng lao động phải niêm yết các nhu cầu tuyển lao động tại trụ sở ở nơi thuận tiện cho người lao động biết. Thứ hai, nội dung thông báo tuyển dụng phải đầy đủ, chính xác cho từng vị trí công việc gồm: số lượng lao động cần tuyển cho từng vị trí công việc cần tuyển; trình độ chuyên môn; ngành nghề và cấp đào tạo; mức lương và các khoản thu nhập khác cho từng vị trí cần tuyển... Thứ ba, thực hiện tốt các chính sách về pháp luật lao động về bảo hiểm xã hội, hợp đồng lao động… cho người lao động.
Kết luận chương 1
Nguồn nhân lực là yếu tố không thể thiếu được trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia nói chung và của từng địa phương nói riêng nhất là đối với những nước đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì việc phát huy thế mạnh của nguồn lực con người là yếu tố vô cùng quan trọng và có nghĩa quyết định. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Bắc Ninh trên cơ sở thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp mà trước hết tập trung vào phát triển các ngành công nghiệp, từng bước tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cùng với việc đầu tư, tạo cơ chế chính sách, điều kiện thuận lợi khuyến khích các ngành công nghiệp phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, thì việc tạo nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp Bắc Ninh là hết sức cần thiết và được coi trọng. Trước mắt và lâu dài tỉnh Bắc Ninh đã và đang từng bước thực hiện chính sách nhằm khuyến khích phát triển giáo dục đào tạo, tiến hành phổ cập giáo dục Tiểu học, Trung học cơ sở, đầu tư cho các trường đào tạo nghề của tỉnh, thu hút những học sinh, sinh viên giỏi các trường đại học, cao đẳng và đào tạo nghề đóng trên địa
bàn tỉnh vào làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp ở Bắc Ninh. Đồng thời, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về thể lực sức khoẻ thông qua việc tổ chức khám chữa bệnh cho nhân dân, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, nâng cao khẩu phần bữa ăn hàng ngày của nhân dân với chế độ, dinh dưỡng phù hợp nhằm nâng cao thể lực cho người dân trong tỉnh.
Tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung và của tỉnh Bắc Ninh nói riêng đòi hỏi ngày càng cao về sự phát triển của nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực đáp ứng cho ngành công nghiệp trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ được ứng dụng vào sản xuất đã và đang tao ra sự biến đổi lớn của nền kinh tế - xã hội nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển của nền kinh tế tri thức, để theo kịp sự phát triển chung của thế giới thì vấn đề phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp là yếu tố hàng đầu để đảm bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững của nước ta. Trong tiến trình này tỉnh Bắc Ninh đã ra sức trong việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cả về thể lực, trí lực, trình độ chuyên môn kỹ thuật, tri thức khoa học công nghệ tiên tiến, nhằm tạo điều kiện tiền đề cho sự phát triển công nghiệp của tỉnh để nhanh chóng thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.