Số lượng nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh (Luận văn ThS) (Trang 65 - 71)

Chương 2: Thực trạng nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

2.2.1.2Số lượng nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

nghiệp tỉnh Bắc Ninh

- Về quy mô:

Tính đến năm 2011 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 11 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhà nước, trong đó 8 doanh nghiệp nhà nước sản xuất công nghiệp trung ương và 3 doanh nghiệp nhà nước địa phương với tổng số 7.651 lao động, 168 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với 53.116 lao động và 838 cơ sở sản xuất công nghiệp tư nhân với tổng số 39.638 lao động. Như vậy, tổng số người tham gia vào hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2011 là 177.109 người chiếm 16,7% dân số toàn tỉnh. Tuy với một lực lượng lao động không lớn song công nghiệp Bắc Ninh đã phát triển ở tất cả các ngành kể từ khi đổi mới đến nay. Đặc biệt là sau đại hội lần thứ XVII và XVIII của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, công nghiệp Bắc Ninh đã có những chuyển biến tích cực. Số doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng lên góp phần đáng kể trong việc tăng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn và trong việc giải quyết việc làm thu hút một lực lượng lớn lao động vào ngành công nghiệp. Nhìn chung số lao động được

phân bổ vào các ngành công nghiệp tăng lên và sự tăng lên của lao động công nghiệp ở các khu vực biểu hiện:

Bảng 2.5 Sự tăng lên của nguồn nhân lực trong các cơ sở ngành công nghiệp phân theo loại hình kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh từ 2007 – 2011

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh 2011

Như vậy nguồn nhân lực công nghiệp của Bắc Ninh liên tục tăng lên về số lượng. Nếu năm 2007, lao động công nghiệp nhà nước trên địa bàn là 4.147 người thì đến năm 2008 là 5.952 người, số lao động tăng thêm là 1.805 người. Năm 2009, lao động công nghiệp nhà nước giảm đi 1.483 người so với 2008. Sự giảm bớt lực lượng lao động trong doanh nghiệp công nghiệp nhà nước là do sự giảm bớt những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả và quá trình thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

Khu vực 2007 2008 2009 2010 2011

Nhà nước 4.147 5.952 4.469 6.510 7.651 Tập thể 2.086 1.847 1.654 1.646 1.973 Cá thể 76.446 74.807 77.912 72.526 74.731 Tư nhân 26.226 29.830 31.468 34.122 39.638 Đầu tư nước ngoài

11.683 17.622 22.347 33.171 53.116

trên địa bàn. Đến năm 2011, số lao động trong ngành công nghiệp đã tăng lên đáng kể so với năm 2009.

Năm 2008, số cơ sở sản xuất công nghiệp tư nhân tăng lên 585 cơ sở. So với năm 2007 thì năm 2007 Bắc Ninh có thêm 57 cơ sở sản xuất công nghiệp tư nhân, thu hút 29.830 lao động. Sang đến năm 2009 số cơ sở sản xuất công nghiệp tư nhân là 651 cơ sở với tổng số lao động là 31.468 người. Như vậy là năm 2009 số lượng doanh nghiệp tăng thêm so với năm 2008 là 66 doanh nghiệp và số lao động tăng thêm là 1.638 người. So sánh công nghiệp nhà nước với cơ sở sản xuất công nghiệp tư nhân trên địa bàn cho thấy, kể từ năm 2007 đến năm 2011, số doanh nghiệp công nghiệp nhà nước thì tăng lên và tổng số lao động trong doanh nghiệp công nghiệp nhà nước tăng lên một cách đáng kể, còn các cơ sở sản xuất công nghiệp tư nhân trên địa bàn thì tăng tương đối và cùng với sự tăng lên của các cơ sở công nghiệp tư nhân thì lực lượng lao đông tham gia vào các cơ sở này cũng tăng lên đáng kể, góp phần tăng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Bắc Ninh.

Cùng với sự thay đổi và phát triển của các ngành công nghiệp khu vực nhà nước và các cơ sở sản xuất công nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, còn có sự đóng góp của khu vực sản xuất công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trên thực tế khu vực sản xuất công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần đáng kể trong việc tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế, góp phần thay đổi mạnh cơ cấu kinh tế của Bắc Ninh cả về mặt chất và mặt lượng. Tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ tăng lên, tỷ trọng nông nghiệp giảm. Đặc biệt khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần

làm xuất hiện một số ngành sản xuất và sản phẩm công nghiệp mới của công nghiệp Bắc Ninh như lắp ráp sản xuất ô tô, xe máy, ti vi…và thu hút một lượng lớn lao động trên địa bàn tỉnh.

Năm 2007, trên địa bàn thành phố có 48 doanh nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với tổng số lao động là 11.682 người. Đến năm 2010, Bắc Ninh đã có 109 doanh nghiệp công nghiệp thuộc khu vực này và tổng số lao động là 33.171 người. Chỉ sau 3 năm đã tăng thêm 61 doanh nghiệp và thu hút thêm lao động, bình quân mỗi năm tăng thêm 7.163 lao động vào khu vực sản xuất công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2011,số doanh nghiệp công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên là 168 doanh nghiệp với 53.116 lao động. Như vậy là từ 2007 đến 2011, số lao động ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tăng lên liên tục, cùng với nó là sự tăng lên rất mạnh về số lượng lao động ở khu vực này.

- Về cơ cấu:

Cùng với quá trình phát triển kinh tế nhiều thành phần, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế cũng tồn tại, hoạt động bình đẳng và phát triển nhanh. Vì thế, công nhân, lao động nước ta cũng phát triển và chuyển biến cơ cấu theo sự phát triển của các thành phần kinh tế.

Thực hiện chủ trương sắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, số lượng doanh nghiệp nhà nước giảm mạnh, tuy nhiên đội ngũ cán bộ, công nhân cũng đáng kể. Số lượng doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động trong những năm qua trên địa

bàn tỉnh Bắc Ninh rất ít. Nhưng số doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, qui mô và lực lượng công nhân, lao động. Theo thống kê, năm 2007, Bắc Ninh có khoảng 1.948 doanh nghiệp ngoài nhà nước, với khoảng 52.899 công nhân, thì năm 2011 số doanh nghiệp ngoài nhà nước đã tăng lên 3.019 doanh nghiệp với 86.995 công nhân chiếm 58,1% tổng số công nhân toàn tỉnh, so với năm 2007 thì số doanh nghiệp đã tăng lên 1,55 lần và số công nhân đã tăng lên 1,64 lần. Số lượng doanh nghiệp và công nhân ở khu vực ngoài nhà nước tăng chủ yếu ở các khu, cụm công nghiệp trong tỉnh như khu công nghiệp Tiên Sơn, khu công nghiệp Quế Võ, khu công nghiệp Yên Phong…. Hơn nữa đội ngũ công nhân này phát triển mạnh tập trung ở một số ngành sản xuất chủ yếu như sản xuất chế biến hàng xuất khẩu, dệt may, giày da, điện tử, các ngành dịch vụ, thương mại…

Ngoài ra, số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào Bắc Ninh ngày càng tăng. Năm 2007, có 51 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với 15.537 công nhân; đến năm 2011 số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tăng lên 190 doanh nghiệp, với 53.573 công nhân, trong đó là 178 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài với 50.198 công nhân, 12 doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài với 3.375 công nhân. Số công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 35,8% tổng số công nhân làm việc trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế so với năm 2007 đã tăng 25,1%.

Hiện nay số công nhân mới tuyển dụng hàng năm, chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Còn các doanh nghiệp nhà nước vẫn đang trong quá trình sắp xếp, đổi mới, nên việc tuyển dụng thêm công nhân rất ít. Ở các doanh

nghiệp này nếu có tuyển dụng thì chủ yếu để thay thế một số vị trí làm việc do công nhân nghỉ hưu. Điều này khiến cho đội ngũ công nhân ở các doanh nghiệp nhà nước có xu hướng già hóa. Theo điều tra, khảo sát, ở các doanh nghiệp nhà nước chỉ có khoảng 29% công nhân ở độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi, tỷ lệ công nhân ở nhóm trên 50 tuổi cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp ngoài nhà nước.

Cơ cấu lao động công nghiệp theo tuổi nghề phù hợp với cơ cấu tuổi đời. Theo điều tra của Viện Công nhân và Công đoàn năm 2007, có 54,7% công nhân mới từ các trường nghề hay từ các trường phổ thông gia nhập giai cấp công nhân, có thời gian làm việc dưới 5 năm, chỉ có 9,7% công nhân được hỏi trả lời có thời gian làm việc trên 20 năm. Như vậy, hầu hết người lao động gia nhập đội ngũ công nhân là lực lượng trẻ có sức khỏe tốt, có khả năng thích ứng nhanh với cơ chế thị trường năng động và tiếp cận nhanh với khoa học công nghệ hiện đại. Tuy nhiên do tuổi đời còn trẻ lại chủ yếu xuất thân từ nông thôn, công tác đào tạo nghề còn nhiều hạn chế, thời gian gia nhập giai cấp công nhân chưa lâu, đội ngũ công nhân trẻ lại chưa được rèn luyện, thử thách nhiều khó khăn gian khổ. Hơn nữa, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp không quan tâm đến công tác tuyên truyền, giáo dục nên ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp của công nhân còn nhiều hạn chế, công nhân dễ bị ảnh hưởng do tác động của mặt trái của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

Hiện tượng công nhân trong tỉnh thay đổi việc làm, nghề nghiệp, nơi làm việc đang có chiều hướng gia tăng và diễn ra thường xuyên ở tất cả các ngành nghề, các thành phần kinh tế. Sự thay đổi nhanh, thường

xuyên nơi làm việc của công nhân cũng gây ra cho doanh nghiệp nhiều khó khăn và tạo cho công nhân có tử tưởng “nay ở mai đi”, không gắn bó lâu dài với nghề nghiệp, với doanh nghiệp, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh (Luận văn ThS) (Trang 65 - 71)