Chuyển dịch cơ cấu lao động từ lĩnh vực Nông nghiệp sang lĩnh vực Công nghiệp

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh (Luận văn ThS) (Trang 31 - 34)

lĩnh vực Công nghiệp

Thực hiện chiến lược của Đảng và Nhà nước về phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, nhằm huy động rộng rãi các nguồn lực trong và ngoài nước vào phát triển kinh tế - xã hội, trong công nghiệp đã hình thành cơ cấu kinh tế đa thành phần, bao gồm kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các loại hình doanh nghiệp công nghiệp cũng được phát triển ngày càng đa dạng: doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp hợp danh, doanh nghiệp tập thể và các hộ tiểu chủ cá thể.

Năm 1996, kinh tế nhà nước chiếm tới 49,6% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, thì năm 2003 chỉ còn chiếm 29,4%. Cùng thời kỳ, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong công nghiệp đã tăng từ 26,5% lên 43,1%. Năm 2007, kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng 38,5%, kinh tế ngoài nhà nước chiếm 45,0%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 16,5% GDP. Công nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà nước ở Việt Nam đang nắm giữa những vị trí then chốt, trọng yếu và có ảnh hưởng to lớn không chỉ với sự phát triển công nghiệp, mà còn cả với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, công nghiệp đã có sự phát triển mạnh mẽ và ngày càng phát huy vai trò tích cực trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Sản xuất công nghiệp ngày càng lớn mạnh thông qua việc mở rộng quy mô của các doanh nghiệp hiện có và xây

dựng mới những doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp khác nhau. Công nghiệp là khu vực kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao và đóng góp vào sự tăng trưởng chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước ngày càng tăng.

Khi kinh tế thị trường đòi hỏi lao động công nghiệp phải nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, cùng với quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, một hệ thống các loại thị trường trong đó có thị trường lao động sẽ hình thành và ngày càng phát triển. Đây là một xu hướng tất yếu, có ảnh hưởng lớn tới việc đào tạo và sử dụng nguồn lao động. Sự hình thành, phát triển thị trường sức lao động, quan hệ thuê mướn lao động được điều chỉnh bởi quy luật cung – cầu và các quy luật khác của thị trường làm thay đổi cơ bản và sâu sắc quan niệm lao động “biên chế” của cơ chế cũ. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, đô thị hóa diễn ra nhanh, nhiều lao động nông nghiệp bổ sung vào đội ngũ lao động công nghiệp. Từ một cơ cấu nông – công nghiệp – dịch vụ, nước ta đã chuyển sang cơ cấu kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ. Cơ cấu ngành công nghiệp cũng đang có sự chuyển biến tích cực phù hợp với xu hướng khách quan của phát triển công nghiệp: tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, giảm dần tỷ trọng công nghiệp khai thác; tăng dần các ngành có hàm lượng khoa học và công nghệ cao; Do đó, làm tăng tỷ trọng lao động công nghiệp trong tổng lao động xã hội.

Thực tế chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp trong những năm qua thể hiện ngày càng rõ yêu cầu tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở phát huy lợi thế đất nước về tài nguyên thiên nhiên, lao động, vị trí địa lý, sự ổn định về chính trị - xã hội. Việc phát triển có

trọng điểm công nghiệp khai thác các loại tài nguyên có trữ lượng lớn và giá trị kinh tế cao (dầu khí, than đá, apatít…) để đáp ứng nhu cầu trong nước và tạo nguồn hàng xuất khẩu, phát triển có chọn lọc một số ngành công nghiệp năng mà trong nước có nhu cầu và có khả năng như điện, cơ khí chế tạo và lắp ráp, vật liệu xâu dựng, hóa chất nông nghiệp đòi hỏi nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công nghiệp. Các nguồn nhân lực sản xuất hàng tiêu dùng được chú trọng phát triển vừa đáp ứng nhu cầu hàng tiêu dùng trong nước thay thế hàng nhập khẩu, vừa tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

Điều đáng chú ý là, bên cạnh việc phát triển công nghiệp hiện đại, chúng ta đã hết sức chú trọng phát triển thủ công nghiệp, trong đó có việc phục hồi và phát triển các nghề truyền thống đã có từ lâu đời, sản xuất những sản phẩm mang đậm bản sắc dân tộc (sản xuất giấy dó, chạm khắc gỗ, gốm sứ, sơn mài, đúc đồng, mây tre đan…). Những ngành nghề này không những cung cấp sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, mà còn thu hút nhiều lao động.

Khu vực kinh tế ngoài nhà nước sẽ tạo ra mức cầu lao động chủ yếu, đảm bảo việc làm cho trên 70% lực lượng lao động. Còn lực lượng lao động trong khu vực Nhà nước trong những năm tới sẽ tăng chậm do quá trình sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước và tinh giảm bộ máy quản lý hành chính.

Xuất khẩu lao động cũng mở ra nhiều triển vọng trong thu hút lao động, giải quyết việc làm. Tuy nhiên, hướng giải quyết việc làm lâu dài không phải là xuất khẩu lao động trực tiếp, mà là xuất khẩu lao động tại chỗ, bằng cách kết hợp vốn, kỹ thuật nước ngoài đầu tư vào các ngành

nghề sử dụng nhiều lao động như dịch vụ, công nghiệp nhẹ, lắp ráp điện tử, các ngành nghề chế biến…

Trong những năm tới sẽ xuất hiện lượng cầu ngày càng lớn về lao động cao cấp hoạt động trong các ngành kinh tế mũi nhọn như các chuyên gia phần mềm, các nhà quản trị lập và phân tích chính sách giỏi, các nhà tư vấn tài chính, chứng khoán, đội ngũ thựo tinh xảo, đội ngũ kỹ thuật viên trong các lĩnh vực công nghệ cao.

Tuy có những bước tiến mạnh mẽ, nhưng công nghiệp Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi tình trạng nhỏ bé, phân tán và kỹ thuật lạc hậu. Tiềm năng và lợi thế phát triển chưa được khai thác có hiệu quả, khả năng cạnh tranh của công nghiệp còn thấp kém. Sự tác động của công nghiệp đến sự phát triển các ngành kinh tế quốc dân, trước hết là tác động đến quá trình CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn còn nhiều hạn chế. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực bổ sung cho các ngành công nghiệp.

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh (Luận văn ThS) (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)