Phát triển giáo dục đào tạo nhằm nâng cao trí lực của nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh (Luận văn ThS) (Trang 83 - 87)

Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

3.2.1Phát triển giáo dục đào tạo nhằm nâng cao trí lực của nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

nghiệp tỉnh Bắc Ninh

Để thực hiện mục tiêu chung của cả nước là năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, 2015 Bắc Ninh trở thành thành phố công nghiệp thì từ nay đến năm 2015 Bắc Ninh đã và đang tích cực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà trước hết là tập trung tạo ra những điều kiện cho sự phát triển của các ngành công nghiệp. Một trong những điều kiện quan trọng có ý nghĩa quyết định chính là sự phát triển của nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp. Để xây dựng và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển của tỉnh Bắc Ninh nói chung và sự phát triển công nghiệp nói riêng, cần phải thực hiện tốt các giải pháp sau:

3.2.1 Phát triển giáo dục đào tạo nhằm nâng cao trí lực của nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh nhân lực cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh cần có những chính sách và giải pháp đồng bộ trong phát triển giáo dục - đào tạo nhằm hướng tới hình thành một nguồn nhân lực có tri thức và thể chất đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành công nghiệp và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá thủ đô. Phải đào tạo được nguồn nhân lực là những người có đức, có tài, ham học hỏi, thông minh, sáng tạo, làm việc quên mình, có thể lực dồi dào, được chuẩn bị tốt về văn hoá, được đào tạo thành thạo kỹ năng nghề nghiệp, về năng lực quản lý kinh doanh , về điều hành vĩ mô nền kinh tế - xã hội, có trình độ chuyên môn kỹ thuật ngang tầm khu vực và thế giới.

Kinh nghiệm phát triển của các nước trên thế giới cho thấy nước nào biết chăm lo phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, biết phát huy nhân tố con người như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... thì có thể đạt được tốc độ phát triển nhanh mặc dù không giàu về tài nguyên thiên nhiên và trình độ khoa học kỹ thuật chưa phát triển cao.

Với những lý do trên, việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bắc Ninh sẽ có tác dụng to lớn trong việc thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bắc Ninh cần đi đầu trong các chương trình nhằm nâng cao trí lực và thể lực cho người Bắc Ninh, để Bắc Ninh ngang hàng với nền văn minh thế giới. Muốn vậy, Bắc Ninh cần:

- Thực hiện sâu rộng hơn việc phát hiện và bỗi dưỡng nhân tài, nhất là những tài năng trẻ.

- Thực hiện từng bước phát triển giáo dục nâng cao trình độ dân trí, trước hết cần thực hiện phổ cập giáo dục hệ trung học cơ sở, tạo điều kiện

cho con em người lao động có hoàn cảnh khó khăn vẫn có cơ hội học tập để có trình độ ngày càng cao hơn.

- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện các cấp học, phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ phổ cập trung học phổ thông và tương đương trên toàn tỉnh đạt 95%.

- Tiếp tục cải tiến và bổ sung nội dung giảng dạy kiến thức mới sao cho vừa giữ gìn và phát huy được những truyền thống tốt đẹp của thủ đô, vừa mang tính hiện đại hoà nhập với sự phát triển chung của thế giới và thoả mãn nhu cầu phát triển tri thức phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá thủ đô.

* Hoàn thiện và nâng cao chất lượng các trường dạy nghề và các trung tâm dạy nghề.

Đào tạo nghề phải được coi là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương, các thành phần kinh tế và các doanh nghiệp. Để đảm bảo và khuyến khích các trường dạy nghề trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển của các ngành công nghiệp Bắc Ninh, cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh, cần phải:

- Quy hoạch và hoàn thiện hệ thống thống nhất quản lý nhà nước đối với mạng lưới dạy nghề trên địa bàn thành phố.

- Có chính sách phù hợp tạo điều kiện để các trung tâm dạy nghề phát triển, đầu tư cho các trường dạy nghề về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và kinh phí hoạt động... nhằm nâng cao quy mô, chất lượng đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Có chính sách huy động để khai thác khả năng đào tạo nghề của các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các cơ sở đào tạo,

đặc biệt là trường dạy nghề và các cơ sở đào tạo nghề của các doanh nghiệp trên địa bàn.

- Phát triển các loại hình đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ, các nhà quản lý kinh doanh, quản lý xã hội, công nhân kỹ thuật.

- Xây dựng và triển khai có hiệu quả chiến lược đào tạo nghề phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xuất khẩu lao động, khắc phục tình trạng mất cân đối nghiêm trọng về cơ cấu đào tạo và tâm lý chạy theo bằng cấp, phấn đấu đến năm 2015 đưa tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 80- 85%.

- Thành lập hệ thống các trung tâm đào tạo nghề và công nhân kỹ thuật bậc cao, cho phép thành lập các hiệp hội hành nghề.

* Thực hiện chính sách đào tạo hợp tác quốc tế.

Thực hiện chính sách cho phép hợp tác với nước ngoài để mở trường đào tạo kỹ sư và cán bộ công nghệ trên địa bàn tỉnh. Cho phép mở rộng phương thức du học tại chỗ để đào tạo cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ quốc tế gắn với nhu cầu phát triển công nghiệp Bắc Ninh. Khuyến khích các doanh nghiệp hợp đồng với cơ sở đào tạo chuyên sâu gắn với hệ thống ngành nghề của các doanh nghiệp.

* Có chính sách chiêu hiền đãi sĩ, tôn vinh người giỏi, đánh giá đúng mức và khuyến khích mọi người vươn lên, có cơ chế phù hợp để những người tài giỏi phát huy hết khả năng và tài hoa của mình góp sức vào xây dựng và phát triển Bắc Ninh.

* Có chính sách đào tạo nghề và sử dụng lao động đã qua đào tạo nghề

Dạy nghề phải gắn với giải quyết việc làm, đào tạo phải gắn với sử dụng, mọi hoạt động của doanh nghiệp phải bám sát với nhu cầu thị trường

lao động. Cân đối giữa đào tạo và sử dụng, đào tạo theo địa chỉ để khi người học nghề tốt nghiệp có việc làm ngay. Thu nhập phải tương đương với trình độ đào tạo, có như vậy mới khuyến khích được người lao động học nghề, nâng cao cả về chất lượng và số lượng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo nghề với các doanh nghiệp sử dụng lao động nhằm làm cho công tác đào tạo nghề hợp lý cả về mặt chất lượng và số lượng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động và người học yên tâm hơn khi tham gia học nghề.

- Công tác quản lý cấp văn bằng, chứng chỉ về đào tạo nghề phải có những qui định chặt chẽ, phù hợp với nhu cầu thị trường hiện nay.

- Cần có chế độ lương và phụ cấp thoả đáng và chính sách ưu đãi cho giáo viên để khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo viên yên tâm tích cực làm công tác giảng dạy trong các trường dạy nghề.

- Cần có chế độ chính sách khuyến khích học sinh vào học ở các trường dạy nghề và điều chỉnh lương cho công nhân cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh (Luận văn ThS) (Trang 83 - 87)