Sự chuẩn bị nguồn nhân lực công nghiệp có chuyên môn kỹ thuật thông qua giáo dục, đào tạo chưa phù hợp cả về số lượng và chất

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh (Luận văn ThS) (Trang 74 - 77)

Chương 2: Thực trạng nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

2.3.1Sự chuẩn bị nguồn nhân lực công nghiệp có chuyên môn kỹ thuật thông qua giáo dục, đào tạo chưa phù hợp cả về số lượng và chất

thuật thông qua giáo dục, đào tạo chưa phù hợp cả về số lượng và chất lượng

Bình quân hàng năm giai đoạn 1998 - 2008 đội ngũ lao động có chuyên môn kỹ thuật ở Bắc Ninh chỉ tăng thêm được 4,22%. Tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật trong tổng số lực lượng lao động ở Bắc Ninh chỉ tăng thêm bình quân là 1,85% một năm như vậy là quá chậm so với yêu cầu phát triển của tỉnh Bắc Ninh.

Nhịp điệu tăng giữa các nhóm chia theo kỹ năng đào tạo chưa gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội nên cấu trúc của lao động đã qua đào tạo chia theo kĩ năng còn bất hợp lý nhiều. Năm 2000 tỉ lệ lao động có trình độ cao đẳng, đại học/ trung học chuyên nghiệp/công nhân kĩ thuật là 1/0,8/1,6. Đến năm 2008 tỉ lệ này là 1/0,5/0,9.

Tình hình này đã làm mất cân đối nghiêm trọng trong quan hệ cung - cầu lao động có chuyên môn kỹ thuật theo cơ cấu trình độ lành nghề. Số lao động có trình độ cao đẳng, đại học, sau đại học ngày càng gia tăng nhưng thực tế phần lớn họ lại không được sử dụng đúng với mục đích đào tạo, phải làm trái ngành trái nghề hoặc bị thất nghiệp.

Chất lượng đầu ra của nguồn nhân lực ở các bậc giáo dục phổ thông, dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, thậm chí trên đại học nhìn chung còn thấp cả về thể lực, trí lực và kỹ năng nghề nghiệp, kỷ luật lao động, đạo đức làm nghề và sự hiểu biết về pháp luật. Nhiều học sinh tốt nghiệp ra trường còn chậm thích ứng với nền kinh tế xã hội và thường phải học thêm một số kiến thức, kinh nghiệm nghề nghiệp ít nhất từ 6 đến 12 tháng mới có cơ hội được tuyển dụng.

Cơ cấu ngành nghề đào tạo chia theo kỹ năng đào tạo cũng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế sử dụng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật, đặc biệt là trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay.

Hiện nay nhu cầu lao động có trình độ kỹ thuật, có tay nghề cao, thợ lành nghề tại các doanh nghiệp, các khu công nghiệp, khu chế xuất ngày càng tăng khiến cho hệ đào tạo nghề đã và đang thu hút được đông đảo học sinh vào học.

Số học sinh vào các trường nghề hiện nay tuy đã tăng lên nhiều về số lượng nhưng lại chưa mạnh về chất. Theo báo cáo của Tổng cục dạy nghề thì từ năm 2002 đến nay số lượng các trường dạy nghề và số học sinh tham gia các loại hình đào tạo nghề có xu hướng tăng cao. Năm 2002, cả nước có 204 trường dạy nghề với số học sinh tuyển vào là 1.005.000 người; năm 2003 có 214 trường tuyển được 1.074.000 học sinh và năm 2004 có 226 trường và tuyển 1.145.000 học sinh. Cơ cấu đào tạo đã có sự chuyển hướng tích cực sang đào tạo nghề, đặc biệt là các ngành nghề sản xuất công nghiệp.

Đào tạo nghề hiện nay đòi hỏi phải có sự chuyển biến mạnh về chất. Nếu như trước đây người công nhân chủ yếu là những người thợ thủ công làm việc bằng sức lực và đôi tay của mình, thì ngày nay cùng với tiến bộ khoa học kỹ thuật, yêu cầu người công nhân phải có trí tuệ, trình độ, kiến thức khoa học công nghệ nhất định mới có thể làm chủ được máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại… nhưng thực tế nhiều trường đào tạo nghề trong cả nước nói chung và ở Bắc Ninh nói riêng cũng chưa thực sự đáp ứng được đòi hỏi đó của xã hội. Nhiều trường máy móc, thiết bị, phương tiện, chương trình dạy học chưa được đầu tư thoả đáng và còn lạc hậu nhiều so với sự phát triển của xã hội nên hầu hết học sinh các trường nghề sau khi ra trường vẫn phải học thêm thậm chí nhiều xí nghiệp còn phải đào tạo thêm tay nghề cho công nhân trong thời gian khoảng từ 3 đến 6 tháng thì mới có thể làm việc được. Số trường có hệ thống máy móc thiết bị công nghệ hiện đại không nhiều, số học sinh học nghề công nghệ cao cũng còn ít. Nếu nhìn tổng thể số công nhân có trình độ cao chưa nhiều về số lượng và chưa đồng đều giữa các ngành nghề. Tỷ lệ đào tạo nghề dài hạn mới chỉ đạt 21% tổng số lao động được đào tạo là quá ít

so với 70% tại các nước phát triển trên thế giới. Số công nhân lành nghề bậc cao và số công nhân một số ngành nghề mới vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của của các đơn vị sản xuất.

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh (Luận văn ThS) (Trang 74 - 77)