Sự phân bố và sử dụng nguồn nhân lực công nghiệp có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn nhiều bất cập so với yêu cầu và tiềm năng

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh (Luận văn ThS) (Trang 77 - 79)

Chương 2: Thực trạng nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

2.3.2 Sự phân bố và sử dụng nguồn nhân lực công nghiệp có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn nhiều bất cập so với yêu cầu và tiềm năng

độ chuyên môn kỹ thuật còn nhiều bất cập so với yêu cầu và tiềm năng phát triển

Sự phân bố lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật giữa khu vực sản xuất vật chất và khu vực sản xuất phi vật chất chưa hợp lý. Có đến 65,6% cán bộ chuyên môn kỹ thuật (72% đại học, cao đẳng; 66% Trung học chuyên nghiệp) làm việc trong khu vực sản xuất phi vật chất, còn trong khu vực sản xuất vật chất chỉ có 34,4% cán bộ có chuyên môn kỹ thuật (28% đại học, cao đẳng; 34% trung học chuyên nghiệp). Chính tình trạng này đã làm hạn chế việc đưa tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất.

Sự phân bố nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật cũng chưa hợp lý giữa các thành phần kinh tế, các ngành kinh tế và các vùng dân cư. Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao phần lớn đang làm việc ở thành thị trong các khu vực kinh tế nhà nước, khu vực kinh tế nước ngoài và trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong các ngành dịch vụ có thu nhập cao, trong các ngành công nghiệp hướng ngoại. Ngay trong các ngành công nghiệp ở Bắc Ninh có sự chênh lệch đáng kể về đội ngũ lao động. Những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp điện, điện tử, cơ - kim khí, còn những ngành dệt may, da giày… thì trình độ lao động có chuyên môn kỹ thuật lại chiếm tỉ lệ rất thấp.

Kết luận chương 2

Thực trạng nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh như trên cho thấy ngành công nghiệp ở Bắc Ninh hàng năm đã thu hút một lượng đáng kể lao động vào trong ngành công nghiệp. Nhìn chung số lao động ở cả 3 khu vực: khu vực công nghiệp nhà nước, khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đều tăng lên đã chứng tỏ sự phát triển của các ngành công nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình phát triển của công nghiệp Bắc Ninh cũng còn nhiều vấn đề bất cập: số lượng lao động tăng lên nhiều nhưng chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu phát triển của công nghiệp, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao tập trung chủ yếu ở một số ngành điện tử, sứ vệ sinh, cơ kim khí, còn các ngành khác thì lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

Việc chuẩn bị nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật thông qua giai đoạn đào tạo chưa phù hợp về quy mô, cơ cấu, chất lượng. Sự phân phối và sử dụng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật chưa phù hợp với yêu cầu và tiềm năng phát triển, cơ chế chính sách đào tạo, tuyển dụng và sử dụng còn nhiều bất cập nhất là đối với lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Thực trạng đó đòi hỏi trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh Bắc Ninh phải tìm ra được những phương hướng và giải pháp phù hợp với tiến trình phát triển của mình trong quá trình thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh (Luận văn ThS) (Trang 77 - 79)