Vị trí địa lý của Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch bền vững ở hà tĩnh luận văn ths kinh tế pdf (Trang 30 - 31)

Hà Tĩnh trải dài từ 17°54’ đến 18°50’ vĩ Bắc và từ 103°48’ đến 108°00’ kinh Đông. Phía bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp nước Lào, phía Đông giáp biển Đông.

Địa hình

Hà Tĩnh cách Hà Nội 340km, ở phía đông dãy Trường Sơn với địa hình hẹp, dốc và nghiêng từ Tây sang Đông. Phía Tây tỉnh là những dãy núi cao 1.500m, đỉnh Rào Cọ 2.235m, phía dưới là vùng đồi thấp giống bát úp; tiếp nữa là dải đồng bằng nhỏ hẹp chạy ra biển; sau cùng là những bãi cát ven biển cùng với nhiều vũng, vịnh, tiêu biểu là cảng biển nước sâu Vũng Áng và bãi biển Thiên Cầm. Hà Tĩnh có địa hình đa dạng với đủ các vùng đồi núi, trung du, đồng bằng và biển. Do đặc điểm địa hình đa dạng trong một diện tích hẹp nên Hà Tĩnh không có lợi thế sản xuất lúa như đồng bằng sông Hồng hay đồng Bằng sông Cửu Long, Hà tĩnh cũng không có điều kiện phát triển cây công nghiệp như vùng Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, Hà Tĩnh lại có điều kiện khá thuận lợi để phát triển du lịch bền vững.

Khí hậu

Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, ngoài ra Hà Tĩnh còn chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp của miền Bắc và miền Nam, với đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có một mùa đông giá lạnh của miền Bắc, nên thời tiết, khí hậu rất khắc nghiệt. Hàng năm, Hà Tĩnh có hai mùa rõ rệt:

Mùa mưa: Mưa trung bình hằng năm từ 2.500 ly đến 2650 ly. Hạ tuần tháng 8, tháng 9 và trung tuần tháng 11 lượng mưa chiếm 54% tổng lượng

mưa cả năm. Mùa mưa ở Hà Tĩnh thường kéo theo bão và lũ lụt, vì thế ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động đầu tư và phát triển du lịch.

Mùa khô: Từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau. Đây là mùa nắng gắt, có gió Tây Nam (thổi từ Lào) khô, nóng, lượng nước bốc hơi lớn.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch bền vững ở hà tĩnh luận văn ths kinh tế pdf (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)