Hợp tác du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch bền vững ở hà tĩnh luận văn ths kinh tế pdf (Trang 46 - 49)

Hà Tĩnh đã nhìn rõ những tiềm năng và lợi thế của mình. Nằm ở vị trí trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ, phía tây có đường biên giới chung với nước bạn Lào dài 145km, có cửa khẩu quốc tế Cầu Treo qua quốc lộ 8A - là đường bộ ngắn và lý tưởng nhất từ Hà Nội đi Viêng Chăn. Phía đông có bờ biển dài 137km, có cảng biển Xuân Hải, đặc biệt là cảng nước sâu vũng Áng đang trở thành tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng, là cửa ngõ chính ra biển Đông của nước bạn Lào và các tỉnh Đông Bắc của Thái Lan. Vị thế rất thuận tiện này cho phép Hà Tĩnh phát triển du lịch thông qua con đường hợp tác quốc tế.

đường số 8 qua cửa khẩu nối quốc lộ 1A (xuyên Việt) và quốc lộ 13 (xuyên Lào). Khu cửa khẩu có chức năng chính là: kiểm soát, bảo vệ vùng biên giới nhạy cảm; là cửa ngõ thông thương với các nước Lào, Thái Lan; nơi thực hiện các hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu sầm uất... Một trong những hoạt động chính là tham quan, du lịch rất được UBND cũng như ban quản lý cửa khẩu coi trọng vì đây là tiềm năng rõ ràng nhất của cửa khẩu Cầu Treo. Tổng lượt khách xuất nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế cầu Treo năm 2010 đạt 384.568 lượt người, trong đó số lượng người xuất cảnh là 195.509 lượt, nhập cảnh là 189.059 lượt người. Trong đó khách đi với mục đích du lịch là 67.020 lượt. Sự gần gũi về vị trí địa lý và quan hệ ngoại giao tốt đã giúp Hà Tĩnh ngay càng được bạn bè quốc tế yêu mến, ấn tượng khá tốt khi đến du lịch.

Cửa khẩu Cầu Treo không chỉ được xem là một trong những trọng điểm quốc phòng - an ninh mà còn là khu du lịch hấp dẫn. Xung quanh khu cửa khẩu, rừng nguyên sinh nhiệt đới bạt ngàn, trùng điệp núi đá vôi với vô vàn hình thù độc đáo, ẩn chứa nhiều hang động kỳ bí. Du khách được tham gia nhiều tour du lịch lý thú như du lịch sinh thái, du lịch di tích và thắng cảnh. Nhìn chung, khách qua cửa khẩu được phục vụ khá tận tình do hệ thống dịch vụ, cơ sở hạ tầng ở đây được trang bị đầy đủ, hiện đại với đúng quy mô của một khu cửa khẩu quốc gia nhằm bảo đảm công tác quốc phòng. Hệ thống giao thông liên lạc, thông tin... được kết nối nhanh chóng thông qua tổng đài, bưu cục... Có đầy đủ các dịch vụ tạo sự lựa chọn đa dạng cho khách du lịch như: điện thoại, chuyển tiền, bưu phẩm...

Do tiếp giáp với Lào và giao thông qua Thái Lan thuận lợi nên đa số khách du lịch qua cửa khẩu Cầu Treo là người Lào và Thái Lan. Chính phủ cũng như UBND rất khuyến khích việc hợp tác quốc tế trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hoá. Chính vì thế, rất nhiều chính sách, hoạt động hợp tác du lịch quốc tế đã được ban hành: phát triển du lịch đường bộ giữa ba nước Việt

lịch; xây dựng các chương trình lữ hành dọc quốc lộ 8 (cửa khẩu Cầu Treo Hà Tĩnh nối với Vienchăn và Đông Bắc Thái Lan), đường 9 (Lao Bảo - Quảng Trị nối với Savanakhet - Mukdahan). Không chỉ phát triển một phía, Hà Tĩnh cũng rất chú trọng thúc đẩy quan hệ ngoại giao với Lào và Thái Lan. Các bên đã từng tổ chức giao lưu, tham quan lẫn nhau để gắn kết thêm tình hữu nghị, hợp tác. Các bên thống nhất sẽ quảng bá hình ảnh du lịch cho nhau, khuyến khích người dân đi du lịch nhiều qua các nước bạn. Điều này không chỉ có lợi cho du lịch, kinh tế mà còn hỗ trợ cho hoạt động quan hệ quốc tế của tỉnh và Nhà nước.

Hợp tác du lịch qua cửa khẩu Cầu Treo diễn ra khá suôn sẻ. Nhưng có nhiều vấn đề nhức nhối vẫn còn tồn tại. Tình trạng buôn lậu hàng hoá qua cửa khẩu khá phổ biến (vì người dân quá nghèo nên tiếp tay cho bọn tội phạm). Chưa tạo được lòng tin cho du khách về vấn đề an ninh khi tại đây thường xuyên có những cuộc truy bắt tội phạm ngay trước mắt du khách. Người dân còn lợi dụng để quấy nhiễu khách gây tâm lý bất an, sợ hãi. Không những thế, khách du lịch nước ngoài cũng gồm rất nhiều thành phần, trong đó có nhiếu đối tượng xấu lợi dụng hoạt động du lịch để làm ăn phi pháp, nhập cảnh bất hợp pháp hay tuyên truyền phản động chính trị... cho nên cửa khẩu Cầu Treo luôn được đặt trong tình trạng sẵn sàng để ứng phó kịp thời, linh hoạt.

Nếu muốn phát triển du lịch bằng hình thức hợp tác quốc tế, cửa khẩu Cầu Treo còn phải thực hiện, giải quyết rất nhiều quá trình, vấn đề. Cửa khẩu luôn là vị trí chiến lược quốc gia, chức năng chủ yếu là bảo vệ chủ quyền. Khi cửa khẩu Cầu Treo tham gia vào hoạt động du lịch, phải rất cẩn thận, cảnh giác nhưng không có nghiã là nghiêm ngặt quá mức khiến du khách khó chịu, cảm thấy khó khăn khi đi du lịch. Sự kết hợp bảo vệ quốc phòng - an ninh tốt sẽ góp phần giúp du lịch Hà Tĩnh khẳng định được vị thế của mình.

Hà Tĩnh cũng đã hợp tác với một số hiệp hội du lịch như: Hiệp hội Cotess - D’Armos Pháp - Việt, Hội sẽ giúp đỡ Hà Tĩnh trong việc tuyên

truyền quảng bá về di tích danh thắng và con người Hà Tĩnh trên 1 số phương tiện truyền thông của Pháp, sẽ giới thiệu các sinh viên đã tốt nghiệp ở Pháp làm tình nguyện viên về tiếng Pháp tại Hà Tĩnh, kết nối các hãng du lịch Pháp với Hà Tĩnh, cung cấp và cố vấn các kiến thức, kinh nghiệm về phát triển loại hình du lịch cộng đồng - một loại hình du lịch mới nhưng hấp dẫn.

Hợp tác du lịch trong nước, Hà Tĩnh đã giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của các tỉnh lân cận như: Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị…

Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa đã có những chương trình giao lưu hợp tác về văn hóa thể thao du lịch, dưới sự hỗ trợ của các doanh nghiệp. Tiêu biểu có chương trình “Gặp gỡ những dòng sông”; nội dung chương trình do các tỉnh tự xây dựng và sau đó khớp nối tổng duyệt; ban tổ chức có sự tham gia của 3 tỉnh. Nguồn tài chính do các tỉnh hỗ trợ kinh phí và một phần tài trợ của các công ty.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch bền vững ở hà tĩnh luận văn ths kinh tế pdf (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)