Những khó khăn thách thức cần được giải quyết khắc phục

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch bền vững ở hà tĩnh luận văn ths kinh tế pdf (Trang 66)

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được du lịch Hà Tĩnh vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế. Việc chuyển hướng du lịch theo nghĩa du lịch thông thường sang du lịch bền vững là cả một vấn đề lớn đặt ra cho Hà Tĩnh nhiều thách thức.

Hà Tĩnh bắt đầu phát triển DLBV khi nguồn tài nguyên tự nhiên đã bị khai thác với mục đích sinh tồn và lợi ích trước mắt nên một số rừng nguyên sinh đã bị tàn phá nặng nề, lưu lượng nước trên các con sông giảm rõ rệt. Hà Tĩnh được thiên nhiên ban cho nhiều cảnh quan du lịch hấp dẫn nhưng bên cạnh đó thiên tai lại xảy ra thường xuyên, mang tính chu kỳ trong năm, vì thế gây khó khăn cho phát triển các hoạt động du lịch bền vững. Các tuyến giao thông tuy được nâng cấp nhưng tính an toàn chưa được đảm bảo. Phương tiện giao thông vận tải nhiều nhưng chưa được quản lý tốt, phân bố không đồng đều, phương tiện du lịch bằng đường thủy chưa có. An ninh được tăng cường nhưng khu vực biên giới vẫn chưa ổn định. Lãnh đạo các cấp mới chỉ đưa ra quyết định và các chỉ thị dựa trên phân tích hàn lâm chứ chưa đi sâu vào nguyện vọng của dân chúng. Các chỉ thị được ban hành nhưng thiếu khâu kiểm tra qúa trình thực hiện vì thế các kế hoạch dự án phần lớn dừng lại khi đang dở dang. Bên cạnh đó, người quản lý chưa thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm của mình đối với việc phát triển DLBV. Vai trò cộng đồng trong phát triển DLBV chưa được coi trọng. Nghề thủ công truyền thống chưa được chú tâm phát triển để phục vụ du lịch, ngược lại, một số làng nghề đã bị mai một như: “lụa Hạ, vải Hồ”…

2.3.3. Phân tích những nguyên nhân thành công và hạn chế về phát triển du lịch ở Hà Tĩnh trong những năm qua

Chất lượng lao động trực tiếp trong ngành du lịch còn thấp. Đội ngũ các nhà quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp du lịch chưa đồng đều về trình độ, năng lực. Trình độ ngoại ngữ, nghiệp vụ du lịch còn nhiều hạn chế.

Tỷ lệ người chưa tốt nghiệp phổ thông trung học trong đội ngũ lao động ngành du lịch chiếm tới 30% trong tổng số lao động. Phần đông lao động trong ngành du lịch chuyển từ ngành khác sang, tỷ lệ lao động được đào tạo, bồi dưỡng về du lịch mới chỉ đạt 42% trong tổng số lao động. Trong đó tỷ lệ lao động do ngành khác chuyển sang là 38,3%. Có hiện tượng này vì nước ta mới chuyển sang cơ chế thị trường và du lịch mới được coi là một ngành mũi nhọn nên công tác bồi dưỡng, đào tạo chưa theo kịp quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế này. Mặt khác đặc điểm và tính chất của ngành mang tính liên ngành và tính xã hội cao, nên ngoài chuyên môn về du lịch còn nhiều chuyên môn khác như ngoại ngữ, lái xe, văn hoá, địa lý, lịch sử,… trình độ ngoại ngữ của đội ngũ lao động trong ngành du lịch còn hạn chế, chủ yếu sử dụng tiếng Anh, các ngôn ngữ khác chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.

Bên cạnh đó, người dân địa phương chưa thực sự được đưa vào hoạt động du lịch để tận dụng nguồn lao động này.

Tại các điểm du lịch: dịch vụ tại các điểm du lịch ở Hà Tĩnh chưa đạt được chất lượng như mong muốn. Người dân nói chung chưa ý thức đầy đủ về việc phát triển du lịch bền vững và tạo ấn tượng tốt đẹp về Hà Tĩnh trong lòng du khách, thậm chí còn bán các sản phẩm dịch vụ đi kèm với giá cả không hợp lý, gây khó dễ cho du khách tại điểm du lịch.

Công tác quản lý nhà nước về du lịch, chúng ta chưa có chính sách đủ hấp dẫn để xúc tiến, khuyến khích các nhà đầu tư vào vùng có tài nguyên du lịch ở xa hoặc mới hình thành và các loại hình du lịch như thể thao, giải trí, chữa bệnh…

Các vấn đề quản lý vốn, quy hoạch, cơ sở đầu tư chất lượng sản phẩm, giá cả và quyền lợi người tiêu dùng chưa được đầu tư nghiên cứu đúng mức và cụ thể hoá dẫn đến còn tình trạng phát triển tràn lan, thiếu quy hoạch, cạnh tranh không lành mạnh. Điều này thể hiện qua việc chưa có các quy hoạch dự

Trong cơ cấu đầu tư, chủ yếu tập trung vào hệ thống lưu trú, khai thác, thể thao hoặc các nơi tham quan di tích lịch sử, văn hoá… Vẫn chưa có sự phối hợp thực sự đồng bộ và hiệu quả cao giữa các ngành, các địa phương với ngành du lịch, đặc biệt là sự phối hợp giữa du lịch với lực lượng an ninh quốc phòng trong việc đề phòng các thế lực thù địch lợi dụng du lịch để tuyên truyền phản động và hoạt động trái pháp luật.

Công tác tuyên truyền quảng bá còn có nhiều bất cập, còn quá chú trọng đến thắng cảnh nổi tiếng như Thiên Cầm… mà ít chú trọng giới thiệu các tour du lịch đến các vùng khác trong tỉnh.

Công tác hợp tác quốc tế trong phát triển du lịch vẫn còn nhiều bất cập trong thủ tục xuất nhập cảnh, thủ tục visa rườm rà gây khó khăn cho khách du lịch.

Cơ sở hạ tầng và vấn đề môi trường

Du lịch Hà Tĩnh đang ở chặng đầu phát triển, cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật của ngành còn thấp, quy mô kinh doanh hạn hẹp. Chúng ta còn thiếu những tuyến đường tốt dẫn đến các điểm du lịch hấp dẫn. trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn thiếu đồng bộ với quy mô lớn, so với các tỉnh trong khu vực và thế giới hệ thống cơ sở hạ tầng, kỹ thuật thiết bị của Hà Tĩnh để phát triển du lịch còn thấp.

Vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch bền vững

Thu nhập chưa đảm bảo mức sống tối thiểu nên cái nghèo vẫn là mối lo thường trực của người dân lao động. Điều này là nguyên nhân trước tiên làm cho người dân không tích cực tham gia vào các hoạt động mang tính chất bền vững. Bên cạnh đó, người dân chưa hiểu rõ tầm quan trọng của phát triển du lịch bền vững nên họ chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt mà chưa tính đến lợi ích lâu dài.

Quan điểm về phát triển du lịch bền vững của các cơ quan chức năng chưa rõ ràng, dẫn đến người thực hiện chính sách chưa phổ biến mục đích và

cách thức thực hiện phát triển du lịch bền vững một cách cụ thể đến cộng đồng dân cư.

Các tác động chủ yếu của hoạt động phát triển du lịch đến môi trường

Sự phát triển của du lịch trong thời gian qua đã có những tác động nhất định đến môi trường do tốc độ phát triển quá nhanh trong điều kiện còn thiếu phương tiện xử lý môi trường; do nhận thức của các đối tượng tham gia du lịch và công cụ quản lý của nhà nước về môi trường còn hạn chế. Tăng áp lực chất thải sinh hoạt, đặc biệt ở các trung tâm du lịch, góp phần làm tăng ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước, tăng mức độ suy thoái và ô nhiễm nguồn nước ngầm, đặc biệt ở khu vực biển. Tăng lượng khí thải, góp phần làm tăng nguy cơ ô nhiễm không khí, đặc biệt ở các đô thị du lịch, tăng khả năng ô nhiễm dầu ở vùng ven biển, ở những lưu vực sông, hồ nước chính. Làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất, tăng nguy cơ suy thoái đất. Du lịch thiếu bền vững cũng có thể làm suy thoái các hệ sinh thái, giảm đa dạng sinh học. Nếu trong quá trình khai thác tiềm năng du lịch mà không chú trọng tới việc bảo tồn bản sắc văn hoá truyền thống thì dễ bị mai một, pha tạp.

Mặc dù nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật có liên quan đến bảo vệ môi trường, Hà Tĩnh đã có nhiều công văn, chỉ thị để phát động phong trào bảo vệ môi trường nhưng việc thực hiện còn chậm. Việc xử lý vẫn còn nương nhẹ, đôi khi không xử lý. Trong tương lai, nếu không quan tâm đến vấn đề môi trường thì không những ngành du lịch không phát triển được mà cuộc sống của con người cũng bị đe doạ.

Cuối cùng, cạnh tranh du lịch trong khu vực và thế giới ngày càng gay gắt, trong điều kiện toàn cầu hoá, khu vực hoá sẽ được đẩy lên cao hơn, trong khi khả năng cạnh tranh cuả du lịch Việt Nam nói chung và Hà Tĩnh nói riêng còn rất hạn chế. Trong quá trình hội nhập, du lịch Hà Tĩnh cũng cần phải tính đến những biến động khó lường của các cuộc khủng hoảng tài chính, năng

lượng, thiên tai, các thế lực phản động và các diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch.

Từ các thành công và hạn chế trên, vấn đề đặt ra với ngành du lịch và mọi thành phần tham gia du lịch là phải phát triển du lịch đặt trong mối quan hệ với các ngành, các lĩnh vực khác. Phát triển du lịch theo hướng bền vững là xu thế tất yếu và cần thiết trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020 ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở HÀ TĨNH

3.1. Phƣơng hƣớng phát triển du lịch bền vững ở Hà Tĩnh

3.1.1. Phương hướng chung để phát triển du lịch ở Hà Tĩnh theo hướng phát triển bền vững hướng phát triển bền vững

Phương hương phát triển của ngành du lịch Hà Tĩnh là khai thác triệt để tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, lợi thế vị trí địa lý và cơ sở vật chất- hạ tầng du lịch sẵn có của tỉnh, đẩy nhanh phát triển du lịch với tốc độ cao và hiệu quả, đưa du lịch Hà Tĩnh sớm trở thành trung tâm du lịch của vùng Bắc Trung Bộ. Tập trung đầu tư hoàn thiện và nâng cấp các khu, các điểm du lịch hiện có, đồng thời phát triển các khu du lịch mới với các sản phẩm du lịch đa dạng, có sức hấp dẫn cao để thu hút du khách, đầu tư đào tạo nâng cấp trình độ quản lý, nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ cán bộ và lao động trong ngành.

Đẩy mạnh khuyến khích ưu đãi đầu tư, mở rộng liên doanh, liên kết với các tổng công ty du lịch lớn nhằm tiếp cận nhanh chóng công nghệ kinh doanh du lịch hiện đại, trao đổi hỗ trợ về kinh nghiệm quản lý, tham mưu quy hoạch. Hợp tác với các doanh nghiệp của các địa phương đã có ngành du lịch phát triển sớm và xác định Lào - Đông Bắc Thái Lan là một thị trường lớn; du lịch Hà Tĩnh tiếp tục phối hợp với các tỉnh Bulykhămxay (Lào), Nakhonphanom, Noongkhai (Thái Lan) trong việc khai thác du lịch trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây này.

Tóm lại, phương hướng phát triển DLBV ở Hà Tĩnh đến năm 2020 là phải phát triển đồng bộ theo chiều sâu là chính, đảm bảo sức chứa của tài nguyên tự nhiên, phát triển nguồn lực con người, coi đầu tư phát triển nguồn nhân lực là một loại đầu tư đặc biệt. Coi con người là trung tâm để thay đổi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.2. Phương hướng phát triển các thị trường, sản phẩm du lịch chủ yếu yếu

Thị trường quốc tế: Đối với du lịch Hà Tĩnh các thị trường mục tiêu được xác định là Thị trường ASEAN, đặc biệt là Thái Lan và Lào; thị trường Tây Âu, thị trường Đông Á - Thái Bình Dương; thị trường Bắc Mỹ.

Thị trường khách nội địa: Những đối tượng thị trường chính như sau: Khách du lịch thương mại, du lịch công vụ: chủ yếu đến từ Hà Nội và các thành phố lớn.

Khách du lịch lễ hội - tín ngưỡng: là những người lớn tuổi, những người buôn bán kinh doanh đến từ khắp nơi trên cả nước.

Khách du lịch tham quan thắng cảnh, các di tích lịch sử cách mạng: Đối tượng khách du lịch này thuộc nhiều lứa tuổi, đến từ khắp mọi miền đất nước.

Khách du lịch tắm biển: Chủ yếu là khách từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Khách du lịch sinh thái: bắt đầu thu hút một lượng khách du lịch đáng kể, đặc biệt là sinh viên, học sinh, cán bộ nghiên cứu.

Khách đi tour trên tuyến du lịch Bắc - Nam

Khách du lịch cuối tuần: Đối tượng là người Hà Nội, các tỉnh phụ cận và cả người dân trong Tỉnh.

3.1.3. Phương hướng phát triển không gian du lịch

3.1.3.1. Hướng phát triển không gian du lịch

Hướng thứ nhất: Theo quốc lộ 1A dọc theo ven biển bao gồm các vùng công nghiệp thành phố Hà Tĩnh - Thạch Khê và vùng công nghiệp Vũng Áng. Sự phát triển trục không gian này tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác những tiềm năng tài nguyên du lịch biển như Xuân Thành, Thạch Hải, Thiên Cầm, Mũi Đao,… khu di tích Nguyễn Du, cảnh quan Hồng Lĩnh, di tích Ngã ba Đồng Lộc, hệ sinh thái khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ…

Song song với hướng này hiện nay đã hình thành đường Hồ Chí Minh ở khu vực phía Tây cho phép khai thác các lợi thế ở vùng đồi núi phía Tây với các hệ sinh thái, cảnh quan có giá trị mà tiêu biểu là vườn quốc gia Vũ Quang.

Hướng thứ hai: Theo quốc lộ 8 với không gian từ Hương Sơn, Đức Thọ, thị xã Hồng Lĩnh và Nghi Xuân. Đây là hành lang kinh tế dịch vụ quan trọng. Sự phát triển của trục không gian này cho phép khai thác các lợi thế về du lịch quá cảnh và các tiềm năng du lịch như suối khoáng nóng Nước Sốt, cảnh quan Sông Lam, các điểm di tích lịch sử văn hóa khu vực Hồng Lĩnh, khu di tích Nguyễn Du, bãi biển Xuân Thành…

3.1.3.2. Mối quan hệ vùng trong phát triển du lịch Hà Tĩnh

Hoạt động phát triển du lịch khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng thông qua tuyến hành lang Đông - Tây. Sự liên kết trong hoạt động du lịch giữa các nước trong Tiểu vùng trên tuyến hành lang Đông - Tây với Việt Nam chủ yếu thông qua cửa khẩu Lao Bảo và cửa khẩu Cầu Treo.

Sự hình thành Chương trình du lịch "Con đường di sản Miền Trung" bắt đầu từ Kim Liên qua Hà Tĩnh đến các tỉnh Nam Trung Bộ và kết thúc ở Đà Lạt.

Sự ra đời đường Hồ Chí Minh sẽ cho phép phát triển quan hệ liên vùng trong phát triển du lịch Hà Tĩnh nói chung, lãnh thổ phía Tây của tỉnh nói riêng, với các địa phương phụ cận, đặc biệt với Quảng Bình, Quảng Trị.

3.1.3.3.Cụm du lịch

Cụm du lịch thành phố Hà Tĩnh và phụ cận: là cụm du lịch trung tâm điều hành các hoạt động du lịch của Hà Tĩnh. Về mặt không gian, cụm du lịch này bao gồm các điểm du lịch thuộc thị xã và một số điểm vùng phụ cận trên địa bàn huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Hương Khê.

Tài nguyên du lịch chủ yếu: Bao gồm các di tích lịch sử - văn hóa, di tích lịch sử cách mạng; bãi biển Thạch Hải, Thiên Cầm, khu bảo tồn tự nhiên

Các sản phẩm du lịch tiêu biểu của cụm: tham quan các di tích lịch sử - văn hóa - cách mạng; tắm và nghỉ dưỡng biển; tham quan nghiên cứu hệ sinh thái khu bảo tồn thiên nhiên; vui chơi giải trí; hội nghị, hội thảo...

Cụm du lịch Núi Hồng - Sông Lam: đây là cụm du lịch có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển du lịch của Hà Tĩnh bởi đây là nơi tập trung nhiều tài nguyên du lịch có giá trị, là giao điểm của hai trục không gian phát triển kinh tế chủ yếu của Hà Tĩnh với hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối phát triển.

Tài nguyên du lịch chủ yếu: tiêu biểu là khu di tích Nguyễn Du, Ngã Ba Đồng Lộc, Chùa Hương Tích, bãi biển Xuân Thành và phụ cận, cảnh quan sông Lam, núi Hồng…

Các sản phẩm du lịch tiêu biểu: tham quan các di tích lịch sử văn hóa và cách mạng; tắm và nghỉ dưỡng biển; thể thao núi...

Cụm du lịch Kỳ Anh và phụ cận:

Tài nguyên du lịch chủ yếu: là các bãi biển đẹp và sạch, cảnh quan đèo

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch bền vững ở hà tĩnh luận văn ths kinh tế pdf (Trang 66)