Tài nguyên nƣớc ngọt
Hà Tĩnh có nguồn nước phong phú nhờ hệ thống sông suối hồ đập khá dày đặc. Với 266 hồ chứa có tổng dung tích trữ trên 600 triệu m3, hệ thống sông ngòi nhiều nhưng ngắn. Dài nhất là sông Ngàn Sâu 131km, ngắn nhất là sông Cày 9km; sông Cả đoạn qua Hà Tĩnh giáp Nghệ An cũng chỉ có 37km.
Sông ngòi Hà Tĩnh có thể chia làm 3 hệ thống:
- Hệ thống sông Ngàn Sâu: có lưu vực rộng 2.061km2; có nhiều nhánh sông bé như sông Tiêm, Rào Trổ, Ngàn Trươi.
- Hệ thống sông Ngàn Phố: dài 86km, có lưu vực rộng 1.065km2, nhận nước từ Hương Sơn cùng với Ngàn Sâu đổ ra sông La dài 21km, sau đó hợp với sông Lam chảy ra Cửa Hội.
- Hệ thống cửa sông và cửa lạch ven biển có: nhóm Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng, Cửa Khẩu.
Các hồ đập chứa trên 600 triệu m3 nước, tuy lượng nước sông khá lớn nhưng việc sử dụng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt còn bị hạn chế do bị khô cạn vùng thượng và nhiễm mặn ở hạ lưu.
Theo quốc lộ 1A, về Cẩm Xuyên ghé thăm hồ Kẻ Gỗ - một hồ nước nhân tạo đã đi vào huyền thoại và đi vào lòng người qua những lời ca, được xây dựng từ năm 1976 và hoàn thành năm 1990, khu bảo tồn thiên nhiên phụ cận hồ Kẻ Gỗ còn giữ được nét nguyên sơ của rừng nguyên sinh, nhiều loài động thực vật phong phú. Đến đây du khách có thể tắm mát, ngắm cảnh, leo núi, câu cá và sẽ có nhiều hoạt động thiết thực hấp dẫn.
Đặc biệt, giáp Biên giới Việt - Lào là khu du lịch suối nước nóng Sơn Kim có chất lượng tốt, vị trí thuận lợi cạnh đường Quốc lộ 8 và gần cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo rất có điều kiện để phát triển thành một khu du lịch dưỡng bệnh. Cửa Khẩu quốc tế Cầu Treo sẽ là nơi đón tiếp khách quốc tế qua Thái Lan, Lào.
Tài nguyên rừng
Hà Tĩnh hiện có 276.003 ha rừng, là một trong những tỉnh có trữ lượng rừng giàu của cả nước, trong đó rừng tự nhiên 199.847 ha, trữ lượng 21,13 triệu m3, rừng trồng 76.156 ha, trữ lượng 2,01 triệu m3, độ che phủ của rừng đạt 45%.
Rừng tự nhiên thường gặp là kiểu rừng nhiệt đới, vùng núi cao có thể gặp các loại rừng lá kim á nhiệt đới. Rừng trồng phần lớn là thông nhựa, hiện có trên 18.000 ha. Thảm thực vật rừng Hà Tĩnh rất đa dạng, có trên 86 họ và 500 loài cây gỗ, trong đó có nhiều loại gỗ quý như lim xanh, sến, táu, đinh, gụ, pơmu... và nhiều loài thú quý hiếm như hổ, báo, hươu sao, dê sừng thẳng, trĩ, gà lôi và các loài bò sát khác.
Đặc biệt Vườn Quốc gia Vũ Quang ở huyện Vũ Quang và Hương Khê, là khu rừng nguyên sinh quý hiếm còn có ở Việt Nam, có khoảng 300 loại thực vật và nhiều loại động vật quý hiếm. Rừng Vũ Quang có địa hình núi cao hiểm trở, tách biệt với xung quanh, khí hậu nhiệt đới ẩm rất thuận lợi cho các loại động, thực vật phát triển.
Khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ cũng là một địa điểm có giá trị du lịch cao, theo số liệu điều tra, tại đây có hơn 414 loài thực vật, 170 loài thú, 280 loài chim, trong đó có 19 loài chim được ghi vào sách đỏ Việt Nam.
Ngoài ra, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Hà Tĩnh cũng khá phong phú, có nhiều loại thực động vật thuỷ sinh có giá trị kinh tế cao. Tập trung phần lớn ở khu vực các cửa sông lớn như Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng, Cửa Khẩu...
Ngoài ra, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Hà Tĩnh cũng khá phong phú, có nhiều loại thực động vật thuỷ sinh, là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch khám phá tự nhiên và nghỉ dưỡng.
Tài nguyên biển
Hà Tĩnh có bờ biển dài 137km với nhiều cửa sông lớn, nhiều vị trí có thể xây dựng cảng - là điều kiện thuận lợi cho các tàu du lịch cập bến theo đường thủy.
Cách thị trấn Xuân An 15km là bãi biển Xuân Thành dài 5000m, thoai thoải, nước xanh trong lạ kì, sát bãi tắm là rừng phi lao chạy dài hàng chục km, chỗ rộng đến 500m, con lạch nước ngọt chạy dọc theo khu rừng làm tăng thêm vẻ đẹp và sức sống nơi đây.
Bãi biển Thiên Cầm thoai thoải, chiều dài hơn 6000m, với cảnh quan thơ mộng của những hàng dương xanh mát quanh năm, trên bờ biển, núi Sót chơ vơ và những hòn đảo nhỏ tự nhiên. Núi Thiên Cầm không cao, lại nằm kề biển tạo thành một nơi sơn thuỷ hữu tình, cách chân núi một bờ cát là chùa Yên Lạc được xây dựng từ thế kỷ 13.
Ngoài ra còn có nhiều bãi biển đẹp như: Thạch Hải, Đèo Con… đã được khai thác phục vụ nghỉ dưỡng và du lịch. Tuy nhiên người dân ven biển Hà Tĩnh chủ yếu sinh sống bằng nông nghiệp hay ngư nghiệp, chưa biết khai thác thế mạnh của mình, nên đa phần còn nghèo, trình độ nhận thức chưa cao.