Mục tiêu phát triển du lịch Hà Tĩnh đến năm 2020

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch bền vững ở hà tĩnh luận văn ths kinh tế pdf (Trang 80 - 81)

Thị trường khách, chú trọng khai thác thị trường du lịch nội địa, đáp ứng tối đa nhu cầu đi du lịch của cán bộ và nhân dân trong tỉnh; khai thác có hiệu quả hơn khách từ thị trường Trung quốc, Lào, Thái Lan và các nước ASEAN.

Đầu tư phát triển du lịch, kết hợp nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước với việc khai thác nguồn vốn từ các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước; huy động tiềm lực trong nhân dân theo phương châm xã hội hóa. Những năm tới tập trung đầu tư các khu du lịch trọng điểm: Khu nghỉ dưỡng cao cấp Thiên Cầm, Khu sinh thái biển Xuân Thành, khu sinh thái Nước sốt Sơn Kim, Khu lưu niệm Nguyễn Du, Chùa Hương Tích, Đền Củi, Khu du lịch sinh thái hồ Kẻ Gỗ... đồng thời quan tâm công tác trùng tu, tôn tạo các di tích Lịch sử - Văn hoá - Danh thắng; giành nguồn đầu tư hợp lý để xây dựng cơ sở hạ tầng: điện, đường, thông tin liên lạc và xử lý môi trường... đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch bền vững.

Phát triển, mở rộng các làng nghề truyền thống như: kẹo Cu đơ, mộc Thái Yên, nước mắm Cẩm Nhượng, mộc Thái Yên...; các vùng chuyên canh bưởi Phúc Trạch, cam Bù Hương Sơn; đầu tư khôi phục và phát triển Ca trù Cổ Đạm, hát ví Phường Vải... để tạo tour du lịch làng nghề và sản phẩm hàng hoá, văn hoá phục vụ du khách.

Khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để thu hút đầu tư nước ngoài trực tiếp cho các dự án phát triển nguồn nhân lực, công nghệ và bảo vệ môi trường và đầu tư khai thác phát triển du lịch.

Phát triển nguồn nhân lực, tăng cường thu hút lực lượng sinh viên tốt nghiệp khoa du lịch của các trường Đại học và Cao đẳng trong nước; quan tâm đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ tại các khách sạn, nhà nghỉ và đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên của các Trung tâm Lữ hành và Ban quản lý di tích.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch bền vững ở hà tĩnh luận văn ths kinh tế pdf (Trang 80 - 81)