Phương hướng phát triển không gian du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch bền vững ở hà tĩnh luận văn ths kinh tế pdf (Trang 72 - 76)

3.1.3.1. Hướng phát triển không gian du lịch

Hướng thứ nhất: Theo quốc lộ 1A dọc theo ven biển bao gồm các vùng công nghiệp thành phố Hà Tĩnh - Thạch Khê và vùng công nghiệp Vũng Áng. Sự phát triển trục không gian này tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác những tiềm năng tài nguyên du lịch biển như Xuân Thành, Thạch Hải, Thiên Cầm, Mũi Đao,… khu di tích Nguyễn Du, cảnh quan Hồng Lĩnh, di tích Ngã ba Đồng Lộc, hệ sinh thái khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ…

Song song với hướng này hiện nay đã hình thành đường Hồ Chí Minh ở khu vực phía Tây cho phép khai thác các lợi thế ở vùng đồi núi phía Tây với các hệ sinh thái, cảnh quan có giá trị mà tiêu biểu là vườn quốc gia Vũ Quang.

Hướng thứ hai: Theo quốc lộ 8 với không gian từ Hương Sơn, Đức Thọ, thị xã Hồng Lĩnh và Nghi Xuân. Đây là hành lang kinh tế dịch vụ quan trọng. Sự phát triển của trục không gian này cho phép khai thác các lợi thế về du lịch quá cảnh và các tiềm năng du lịch như suối khoáng nóng Nước Sốt, cảnh quan Sông Lam, các điểm di tích lịch sử văn hóa khu vực Hồng Lĩnh, khu di tích Nguyễn Du, bãi biển Xuân Thành…

3.1.3.2. Mối quan hệ vùng trong phát triển du lịch Hà Tĩnh

Hoạt động phát triển du lịch khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng thông qua tuyến hành lang Đông - Tây. Sự liên kết trong hoạt động du lịch giữa các nước trong Tiểu vùng trên tuyến hành lang Đông - Tây với Việt Nam chủ yếu thông qua cửa khẩu Lao Bảo và cửa khẩu Cầu Treo.

Sự hình thành Chương trình du lịch "Con đường di sản Miền Trung" bắt đầu từ Kim Liên qua Hà Tĩnh đến các tỉnh Nam Trung Bộ và kết thúc ở Đà Lạt.

Sự ra đời đường Hồ Chí Minh sẽ cho phép phát triển quan hệ liên vùng trong phát triển du lịch Hà Tĩnh nói chung, lãnh thổ phía Tây của tỉnh nói riêng, với các địa phương phụ cận, đặc biệt với Quảng Bình, Quảng Trị.

3.1.3.3.Cụm du lịch

Cụm du lịch thành phố Hà Tĩnh và phụ cận: là cụm du lịch trung tâm điều hành các hoạt động du lịch của Hà Tĩnh. Về mặt không gian, cụm du lịch này bao gồm các điểm du lịch thuộc thị xã và một số điểm vùng phụ cận trên địa bàn huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Hương Khê.

Tài nguyên du lịch chủ yếu: Bao gồm các di tích lịch sử - văn hóa, di tích lịch sử cách mạng; bãi biển Thạch Hải, Thiên Cầm, khu bảo tồn tự nhiên

Các sản phẩm du lịch tiêu biểu của cụm: tham quan các di tích lịch sử - văn hóa - cách mạng; tắm và nghỉ dưỡng biển; tham quan nghiên cứu hệ sinh thái khu bảo tồn thiên nhiên; vui chơi giải trí; hội nghị, hội thảo...

Cụm du lịch Núi Hồng - Sông Lam: đây là cụm du lịch có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển du lịch của Hà Tĩnh bởi đây là nơi tập trung nhiều tài nguyên du lịch có giá trị, là giao điểm của hai trục không gian phát triển kinh tế chủ yếu của Hà Tĩnh với hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối phát triển.

Tài nguyên du lịch chủ yếu: tiêu biểu là khu di tích Nguyễn Du, Ngã Ba Đồng Lộc, Chùa Hương Tích, bãi biển Xuân Thành và phụ cận, cảnh quan sông Lam, núi Hồng…

Các sản phẩm du lịch tiêu biểu: tham quan các di tích lịch sử văn hóa và cách mạng; tắm và nghỉ dưỡng biển; thể thao núi...

Cụm du lịch Kỳ Anh và phụ cận:

Tài nguyên du lịch chủ yếu: là các bãi biển đẹp và sạch, cảnh quan đèo Ngang với di tích Hoành Sơn Quan, các di tích lịch sử văn hóa đền Bà Hải, đền Phương Giai…

Các sản phẩm du lịch tiêu biểu: tắm và nghỉ dưỡng biển; tham quan các di tích lịch sử văn hóa...

Cụm du lịch Phố Châu và phụ cận: không gian của cụm du lịch này bao gồm huyện Hương Sơn, một phần của huyện Đức Thọ, và huyện Hương Khê.

Tài nguyên du lịch tiêu biểu: suối khoáng nóng Nước Sốt, vườn quốc gia Vũ Quang, vườn bưởi Phúc Trạch, cảnh quan dọc đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 8A v.v...

Các sản phẩm tiêu biểu của cụm: tắm và nghỉ dưỡng nước khoáng; tham quan nghiên cứu các giá trị tự nhiên, đa dạng sinh học; tham quan các di tích lịch sử văn hóa...

3.1.3.4. Điểm du lịch

Nhóm điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia, quốc tế: Bên cạnh một số điểm du lịch đã được xác định là Khu lưu niệm Nguyễn Du và Vườn quốc gia Vũ Quang, có thể xem xét bổ sung thêm một số điểm du lịch sau: bãi biển Thiên Cầm (Cẩm Xuyên); quần thể di tích văn hóa - thắng cảnh Hương Tích (Can Lộc); Ngã Ba Đồng Lộc.

Nhóm điểm du lịch có ý nghĩa vùng, địa phương: Ngoài các điểm đã được xác định trong quy hoạch trước đây, một số điểm cần được bổ sung bao gồm: Bãi biển Kỳ Ninh (Kỳ Anh); Vườn bưởi Phúc Trạch (Hương Khê); Cảnh quan sinh thái Rồng Rào (Hương Khê)...

3.1.3.5. Tuyến du lịch

Các tuyến du lịch nội tỉnh:

* Tuyến du lịch thành phố Hà Tĩnh - Hồng Lĩnh - Nghi Xuân * Tuyến du lịch thành phố Hà Tĩnh - Cẩm Xuyên - Kỳ Anh

* Tuyến du lịch thành phố Hà Tĩnh - Hồng Lĩnh - Phố Châu - Cầu Treo * Tuyến du lịch thành phố Hà Tĩnh - thị trấn Phố Châu - thị trấn Vũ Quang

* Tuyến du lịch đường sông: xuất phát từ Nghi Xuân qua sông Lam, sông La đến Đức Thọ rồi qua sông Ngàn Sâu, sông Ngàn Trươi để đến vườn quốc gia Vũ Quang.

Các tuyến du lịch liên tỉnh và khu vực: Các tuyến du lịch liên tỉnh của Hà Tĩnh lấy thành phố Hà Tĩnh làm điểm xuất phát bao gồm:

Thành phố Hà Tĩnh - Vinh - Thanh Hóa - Ninh Bình - Hà Nội các tỉnh phía Bắc; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thành phố Hà Tĩnh - Huế - Đà Nẵng - TP. Hồ Chí Minh - các tỉnh phía Nam;

Tuyến du lịch quốc gia dọc đường Hồ Chí Minh: Nam Đàn (Nghệ An) đi ra đường Hồ Chí Minh - Phố Châu - Vũ Quang - Hương Khê - Phong Nha (Quảng Bình);

Tuyến du lịch quốc tế: Thành phố Hà Tĩnh - cửa khẩu Cầu Treo - Viên Chăn (Lào) - Thái Lan và ngược lại;

Tuyến du lịch quốc tế: Thành phố Hà Tĩnh - Kỳ Anh - Phong Nha - Cha Lo - Lào - Thái Lan và ngược lại;

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch bền vững ở hà tĩnh luận văn ths kinh tế pdf (Trang 72 - 76)