Các quan điểm cụ thể để phát triển du lịch bền vững ở Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch bền vững ở hà tĩnh luận văn ths kinh tế pdf (Trang 77 - 80)

Ngày nay, đầu tư vào du lịch đang là phương hướng chung, vấn đề đặt ra là làm sao để vừa nâng cao mức sống, thoả mãn nhu cầu hiện tại và đảm bảo không ảnh hưởng môi trường sống làm việc cho thế hệ tương lai.

* Quan điểm thứ nhất: Phát triển du lịch bền vững song song với việc phát triển đồng đều các lĩnh vực khác.

Giống như các ngành kinh tế khác, du lịch là một ngành rất cần sự hỗ trợ của các ngành khác. Du lịch không thể phát triển nếu không nằm trong tương quan với các ngành khác. Trong tiến trình phát triển du lịch bền vững Hà Tĩnh cần tận dụng lợi thế tự nhiên để phát triển kinh tế, củng cố an ninh quốc phòng và chính trị, xã hội. Hà Tĩnh cũng cần nghiên cứu, nắm vững tác động qua lại giữa du lịch bền vững và các lĩnh vực khác để có chính sách, cơ chế phát triển đồng bộ, hợp lý. Tuy nhiên, tuỳ vào từng thời gian và không gian cụ thể mà đầu tư vào lĩnh vực nào để cân đối giữa vốn và nguồn lực sẵn có.

* Quan điểm thứ hai: Phát triển DLBV gắn với việc phát triển mối quan hệ cộng đồng.

Con người là yếu tố quan trọng nhất hình thành nên mọi hoạt động cho xã hội tồn tại. Trong ngành du lịch, con người là chủ thể thực hiện quá trình du lịch nhưng cũng là đối tượng để ngành du lịch tác động. Có thể nói, thông qua du lịch mối quan hệ giữa người và người được thể hiện mật thiết gắn bó. Mỗi người có cách thức riêng tham gia vào hoạt động du lịch để đạt được mục đích của mình, nhưng họ không thoát khỏi sự phụ thuộc lẫn nhau. Các doanh nghiệp du lịch rất coi trọng việc phát triển quan hệ cộng đồng khi xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường khách du lịch và người dân địa phương là những khách hàng đầy tiềm năng mà một khi uy tín của doanh nghiệp đã được tạo dựng, họ sẽ là người giúp doanh nghiệp quảng bá hình ảnh. Từ đó có thể thấy rằng quan hệ cộng đồng cũng góp một phần lớn trong sự phát triển của ngành du lịch theo hướng bền vững.

Một môi trường trong sạch là điểm đến tuyệt vời cho mọi du khách. Chỉ với các chính sách và thể chế thì không thể giúp cho sự phát triển du lịch bền vững. Những cải thiện dài hạn sẽ đòi hỏi Việt Nam phải có cam kết mạnh mẽ và sự tham gia tích cực của người dân, các tổ chức xã hội, khu vực doanh nghiệp, và một sự đồng thuận xã hội cao.

* Quan điểm thứ ba: Phát triển DLBV gắn liền với việc tôn tạo và bảo tồn các tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch được xem như yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất các hoạt động, sản phẩm du lịch. Những cảnh quan, thắng cảnh thiên nhiên, di tích, đặc sản tiêu biểu cho một khu vực, quốc gia để gây ấn tượng cho du khách và phân biệt với các nơi khác. Tài nguyên du lịch còn là những thành tựu kinh tế - xã hội đặc sắc. Hà Tĩnh ngày càng khái thác mạnh tiềm năng để phát triển du lịch bền vững. Tuy nhiên, việc khai thác không theo quy hoạch, chỉ thấy lợi ích trước mắt mà quên đi tác hại lâu dài sẽ dẫn đến ngành

du lịch phát triển mất cân đối, không vững chắc. Vì vậy quan điểm bảo tồn và tôn tạo tài nguyên du lịch ngay từ lúc sơ khai sẽ là chiến lược hiệu quả cho Hà Tĩnh.

* Quan điểm thứ tƣ: Phát triển DLBV theo hướng mở rộng quan hệ hợp tác với bên ngoài và bảo vệ an ninh quốc phòng

Ngày nay, không có một sự phát triển kinh tế - xã hội nào lại tách rời sự ảnh hưởng của môi trường xung quanh, vì thế Hà Tĩnh phải chủ động hội nhập, hợp tác và học hỏi, san sẻ kinh nghiệm với các quốc gia khác. Bên cạnh đó, phát triển du lịch bền vững không thể tránh khỏi tác động mang tính quy luật của tự nhiên - nó nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người. Vì vậy cần phải có biện pháp tích cực để hạn chế những hệ quả không mong muốn.

Hà Tĩnh có vị trí địa lý chính trị quan trọng, vừa giáp biển, vừa có biên giới với nước bạn Lào, nên tình hình an ninh chính trị ở khu vực biên giới còn chưa được ổn định. Tình trạng buôn lậu, buôn hàng quốc cấm vẫn là hình thức làm giàu chủ yếu của người dân vùng biên. Nhiều thế lực phản động đã lợi dụng vị trí địa hình và đặc điểm dân cư để tuyên truyền tư tưởng phản động. Vì thế việc đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn Hà Tĩnh nói chung và khu vực cửa khẩu nói riêng là rất cần thiết. Du lịch và an ninh quốc phòng có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau, an ninh quốc phòng được đảm bảo, chính trị ổn định tạo cho du khách cảm giác an toàn khi đến Hà Tĩnh. Bên cạnh đó, du lịch phát triển, an ninh quốc phòng càng phải lớn mạnh để kiểm soát được hành vi xấu trà trộn với khách du lịch, ảnh hưởng đến tình hình chính trị và cuộc sống người dân.

Nói tóm lại du lịch bền vững ở Hà Tĩnh không thể phát triển nếu thiếu hệ thống an ninh quốc phòng. An ninh quốc phòng sẽ được cải thiện một bước khi du lịch phát triển.

Phát triển du lịch phải gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh; đầu tư nguồn lực cho du lịch phải cân đối với đầu tư cho phát triển các ngành kinh tế khác. Phát triển du lịch phải đi đôi với giải quyết việc làm, cải thiện cơ sở hạ tầng và nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư nơi có tiềm năng phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch bền vững ở hà tĩnh luận văn ths kinh tế pdf (Trang 77 - 80)