Các dịch vụ hỗ trợ du lịc hở Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch bền vững ở hà tĩnh luận văn ths kinh tế pdf (Trang 41 - 46)

2.1.5.1. Dịch vụ viễn thông và quảng bá du lịch ở Hà tĩnh

Hiện tại Hà Tĩnh có 5 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông: Bưu điện tỉnh (VNPT), Tổng công ty Viễn thông Quân đội - Chi nhánh Hà Tĩnh (Vietel), Công ty Viễn thông điện lực (EVN-Telecom), Công ty Cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (S-Telecom), Công ty Viễn thông Hà Nội (Hanoi - Telecom). Tính đến tháng 12/2006, cơ sở hạ tầng mạng lưới bưu chính viễn thông ở Hà Tĩnh như sau:

Bưu chính: trên địa bàn tỉnh hiện có 294 Bưu cục (trong đó 11 Bưu cục cấp II, 50 Bưu cục cấp III, 227 là Điểm BĐ-VHX, 6 ki ốt); Viễn thông, Internet, truyền dẫn phát sóng và tần số VTĐ: Toàn tỉnh hiện có 86 trạm BTS (trong đó 22 của Vinaphone, 19 mobifone, 6 EVN-Telecom, 29 Viettel, 10 S- phone) phủ sóng 11/11 huyện, thị xã; 100% số xã có điện thoại; có 43 tổng đài với dung lượng 223.340 lines (đã sử dụng 160.487 lines).

Ngày 28 tháng 10 năm 2010 UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 21/2010/CT-UBND về việc tăng cường quản lý và tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh để đảm bảo chất lượng dịch vụ, không ngừng mở rộng hạ tầng mạng lưới tới tận vùng sâu, vùng xa đã đóng góp đáng kể thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, đảm bảo thông tin liên lạc trong phòng, chống lụt, bão và cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Tuy nhiên, việc phát triển và quản lý hạ tầng viễn thông vẫn còn nhiều hạn chế; quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động (nhà, trạm máy; cống, bể cáp; cột ăng ten; cột treo dây thông tin); cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật còn thiếu và chưa đồng bộ; một số quy

luật còn nhiều bất cập, dịch vụ bưu chính viễn thông chưa thực sự đóng góp tích cực vào hoạt động du lịch của tỉnh.

Quảng bá du lịch, Hà Tĩnh đã thành lập trung tâm quảng bá, xúc tiến văn hoá - du lịch; quảng bá văn hoá, du lịch ở trong và ngoài nước bằng hình thức: xuất bản tạp chí văn hoá Hà Tĩnh; trang truyền hình văn hoá - thể thao và du lịch Hà Tĩnh, lập các website văn hoá Hà Tĩnh, website du lịch Hà Tĩnh; xuất bản các ấn phẩm; xây dựng các phóng sự, phim Truyền hình quảng bá về Văn hóa - Du lịch Hà Tĩnh. Bên cạnh đó, Hà Tĩnh còn tổ chức các hội chợ, hội thảo và sự kiện du lịch trên địa bàn tỉnh; giúp các doanh nghiệp Hà Tĩnh tham gia các hội chợ, hội thảo về du lịch ở trong nước và quốc tế; lắp dựng và quản lý hệ thống biển quảng cáo tấm lớn về văn hoá, du lịch Hà Tĩnh.

2.1.5.2. Hệ thống các dịch vụ du lịch

Du lịch lữ hành

Hiện nay Hà Tĩnh có 3 công ty du lịch lữ hành bao gồm 1 doanh nghiệp nhà nước (Trung tâm Lữ hành quốc tế Mitraco) và 2 công ty cổ phần (công ty Du lịch Xô Viết Nghệ Tĩnh và công ty cổ phần du lịch Hà Tĩnh).

Các dịch vụ chủ yếu là: Tổ chức các Tour du lịch trong nước và Quốc Tế. Cho thuê xe du lịch hiện đại từ 4 - 47 chỗ. Đại lý vé máy bay các hãng Vietnam Airlines, Jetstar,… Dịch vụ đặt phòng khách sạn, làm hộ chiếu, gia hạn Visa… Tổ chức hội nghị, hội thảo, sự kiện, tổng kết thường niên. Kinh doanh khách sạn, nhà hàng tiêu chuẩn 3 sao. Khu phục hồi sức khỏe (xông hơi, massage, ngâm tẩm thuốc bắc…). Đây là những doanh nghiệp đi đầu trong kinh doanh lữ hành ở Hà Tĩnh, nên doanh thu hàng năm tăng trưởng gần 200%, bước đầu các hoạt động du lịch lữ hành đã hoạt động khá đa dạng, nhưng một công ty nhỏ, cùng một lúc điều hành, đảm nhận nhiều dịch vụ sẽ giảm bớt chất lượng dịch vụ. Cần có sự phân công lao động, hợp tác với các lĩnh vực khác để chuyên sâu hơn vào hoạt động lữ hành.

Du lịch làng nghề

Hiện nay, Hà Tĩnh có khoảng 40 làng nghề truyền thống thuộc 4 nhóm làng nghề khác nhau. Các làng nghề truyền thống ở các địa phương vẫn được duy trì, nhưng số lượng người tham gia ngày càng ít. Số hộ chuyên làm nghề chỉ chiếm 30%, còn lại vừa làm nghề thủ công, vừa làm nông nghiệp. Sản phẩm làm ra chủ yếu bằng phương pháp thủ công, chưa được đầu tư phương tiện kỹ thuật, sản xuất theo kiểu nhỏ lẻ, phân tán. Người thợ làm nghề có kinh nghiệm và kỹ thuật truyền thống, nhưng chưa được tiếp cận với kỹ thuật, công nghệ, thiếu các thông tin về thị trường nên sản phẩm làm ra chất lượng thấp, mẫu mã chưa đẹp, khó tiêu thụ.

Năm 2010, dưới sự hỗ trợ của Liên hiệp các hội KH&KT Hà Tĩnh và tổ chức JICA Nhật bản, các hộ dân đi tham quan học tập kinh nghiệm tìm hiểu thị trường ở các địa phương có làng nghề phát triển, do đó người dân làng nghề đã nắm được những vấn đề cơ bản về kỹ thuật, cải tiến mẫu mã mới phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng… Thông qua hội chợ giới thiệu, quảng bá sản phẩm, nhiều khách hàng ở các địa phương trong cả nước đã biết đến chất lượng sản phẩm của nghề mộc Thái Yên, rèn đúc Trung Lương và Đức Thuận; nhiều hợp đồng tiêu thụ sản phẩm lâu dài với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước được ký kết. Các làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh đã tạo lập được mối quan hệ, trao đổi hàng hóa, hợp tác, liên kết sản xuất, mở rộng thị trường với nhiều bạn hàng trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp kinh tế đơn thuần, cả cơ quan chức năng và người dân địa phương chưa tìm được sự phát triển bền vững thông qua hoạt động du lịch làng nghề, chưa biến làng nghề thành những điểm du lịch hấp dẫn du khách, thông qua đó tăng nguồn thu từ hoạt động du lịch.

2.1.5.3. Nguồn nhân lực để phát triển du lịch

phẩm du lịch. Có thể nói rằng, yếu tố con người quyết định đến thành bại của mọi ngành kinh tế, trong đó có du lịch.

Hà Tĩnh là một tỉnh đang phát triển, có tháp tuổi trẻ, nguồn nhân lực dồi dào. Tuy nhiên, vì điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, các khu công nghiệp không phát triển nên thanh niên Hà Tĩnh chủ yếu đi làm ăn xa, số người dân ở lại đa số là người già, trẻ em. Theo thống kê cho thấy, trung bình cần phải có 3 đến 4 lao động để phục vụ một khách du lịch, với tỷ lệ đó, một tỉnh muốn phát triển du lịch phải có một thị trường sức lao động tương ứng. Hà Tĩnh có 1.227.554 người (điều tra dân số ngày 01/04/2009) dân số Hà Tĩnh đang giảm dần do một bộ phận dân di cư chuyển đến các địa phương khác sinh sống mà chủ yếu là ở các tỉnh phía Nam. Mặc dù vậy, người dân Hà Tĩnh được đánh giá là có truyền thống văn hoá riêng, thân thiện, hiếu khách, hiếu học và luôn biết vươn lên xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn. Đây là một trong những nhân tố quan trọng để phát triển du lịch bền vững dựa vào cộng đồng. Vì thế, du lịch phát triển sẽ tạo công ăn việc làm cho người dân, hạn chế tình trạng di cư và chảy máu chất xám.

Hà Tĩnh có hơn 90% dân số sống ở nông thôn, chủ yếu làm nghề nông hoặc buôn bán nhỏ. Nhịp độ đô thị hóa chưa cao, số lượng lao động trẻ ở Hà Tĩnh không nhiều. Với tốc độ gia tăng nhanh của dân số, đất đai không thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp nên các lực lượng lao động chính trong các gia đình đi làm công nhân tại các khu công nghiệp miền Nam, xuất khẩu lao động, một phần lớn sinh viên Hà Tĩnh sau khi tốt nghiệp không trở lại làm việc tại quê hương. Cũng giống như một số địa phương khác ở Việt Nam, người già và trẻ em vẫn là lực lượng lao động chính của các gia đình Hà Tĩnh.

Bảng 2.1: Phân bổ trình độ lao động trong ngành du lịch

Năm trên đại họcĐại học và

(người) Cao đẳng và Trung cấp (người) Đào tạo khác (người) Chƣa qua đào tạo (người) Tổng 2002 70 298 51 479 898 2003 79 314 134 531 1058 2004 86 320 157 600 1163 2005 93 336 211 722 1362 2009 164 635 430 820 2050

Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch

Năm 2003 lao động Hà Tĩnh là 577.700 người, lao động trong ngành du lịch là 1058 người, chiếm 0.18% tổng số lao động trên địa bàn, trong đó lao động có trình độ đại học là 79 người, chiếm 7%. Lực lượng lao động du lịch, đã phát triển cả số lượng lẫn chất lượng. Đến năm 2009 toàn tỉnh có 2.050 lao động trực tiếp, tăng 10,4 lần so với năm 1996, tăng 23,6 lần so với năm 1991, trong đó lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm 8%, trung cấp chiếm 31%, sơ cấp chiếm 21% và lao động phổ thông chưa qua đào tạo nghiệp vụ du lịch chiếm 40%; trong tổng số 2.050 lao động có 88 % lao động làm việc trong các khách sạn, nhà nghỉ, 4% làm việc trong lĩnh vực lữ hành, 8% làm các dịch vụ du lịch khác. Ngoài ra, du lịch đã tạo ra gần 3.567 lao động gián tiếp.

Công tác quản lý nhà nước về du lịch được củng cố, tăng cường. Nhân sự của bộ phận quản lý du lịch luôn thay đổi, tốc độ tăng của ngành du lịch là 40% năm, tuy nhiên chất lượng lao động lại chưa được cải thiện đáng kể, bên cạnh đó sự phân bố lao động chưa đồng đều,đặc biệt lao động trong ngành du lịch chưa được quan tâm đúng mực, vì thế thời gian trống của lao động vẫn nhiều, người dân thiếu việc làm vẫn xảy ra thường xuyên.

không quá ít đối với một tỉnh nhỏ như Hà Tĩnh. Một số lượng cán bộ nhà nước quá nhiều trong cơ cấu lao động sẽ gặp một số bất cập, nhưng nếu quá ít sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công việc và việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Tuy nhiên, số lao động do sở quản lý phân bổ không đồng đều, chủ yếu tập trung ở: thành phố Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh, các huyện vẫn chưa có cán bộ phụ trách chuyên sâu về lĩnh vực du lịch.

Người dân Hà Tĩnh bao gồm cả lứa tuổi trong và ngoài lao động dều cần cù chịu khó. Họ có đôi bàn tay khéo léo truyền thông nhưng chất lượng lao động vẫn chưa cao, đặc biệt là lao động trong ngành du lịch.

Trong quá trình hội nhập hiện nay ngoài yếu tố truyền thông cần phải học hỏi văn minh nhân loại và nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, người lao động chưa được đào tạo một cách bài bản, đặc biệt là hướng dẫn viên du lịch. Trình độ ngoại ngữ còn yếu, chưa đồng đều. Do số hướng dẫn viên quá ít nên đã hình thành một số dịch vụ “mì ăn liền”: đưa người dân bản địa chưa qua đào tạo làm hướng dẫn viên để thu lợi nhuận, đó là chưa kể một số “hướng dẫn viên” kém hiểu biết về lịch sử, văn hóa và còn dùng từ địa phương không thông dụng gây khó khăn cho du khách.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch bền vững ở hà tĩnh luận văn ths kinh tế pdf (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)