Pha các dung dịch chuẩn Glycyrrhizin; Glycin; L-Cystein trong hỗn hợp MeOH: nước (1:1) có nồng độ lần lượt như sau: 2 µg/ml; 20 µg/ml; 1 µg/ml.
Tiêm các dung dịch chuẩn vào hệ thống khối phổ cùng với dòng pha động sắc ký (tốc độ 0,3 ml/phút). Lựa chọn chế độ phân tích khối phổ một lần, quét toàn dải (Full scan MS); xác định các mảnh ion mẹ (parent ion) của các chất Glycyrrhizin; Glycin; L-Cystein.
Kết quả xác định được các ion mẹ có số khối như sau: Glycin m/z = 76,332 Da; Glycyrrhizin m/z = 840,363 Da; L-Cystein m/z = 121,832 Da; ứng với cấu trúc nhận một proton.
Sau khi xác định được các mảnh ion mẹ, tiến hành tối ưu điều kiện nguồn ion hóa: điện thế đầu cone (Cone voltage); năng lượng bắn phá để tạo ra mảnh ion con cường độ tín hiệu cao và bền nhất.
Từ kết quả thực nhiệm chúng tôi đã xác định được như sau:
Bảng 3.1 Các thông số khối phổ Thành phần Khối lượng phân tử Mảnh ion mẹ Cone Voltage Mảnh ion con Năng lượng bắn phá Chế độ ion Glycin 75,07 76,32 16 29,83 22 ESI+ Glycyrrhizin 839,36 840,46 26 453,25 32 ESI+ Cystein 120,8 121,83 24 58,88 20 ESI+
26
Hình 3.1 Năng lượng tối ưu khi phân mảnh Glycin (m/z = 76,3) tạo
ra mảnh con (m/z = 29,8).
27
Hình 3.3 Năng lượng tối ưu khi phân mảnh Glycyrrhizin
(m/z = 840,4) tạo ra mảnh con (m/z = 453,3).
28
Hình 3.5 Năng lượng tối ưu khi phân mảnh Cystein
(m/z = 121,8) tạo ra mảnh con (m/z = 58,9).
29
Thực nghiệm cho thấy khi thực hiện chế độ Intellistart (chế độ tune tự động) phân tử Glycin bị bắn phá thành mảnh ion con có m/z = 29,8 Da; Glycyrrhizin bị bắn phá thành mảnh ion con có m/z = 453,3 Da; L-Cystein bị bắn phá thành mảnh ion con có m/z = 29,8 Da là những mảnh ion con có cường độ tín hiệu cao, bền vững và tín hiệu ổn định nhất.