Ổn định của dược chất ở điều kiện phân tích

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân tích các hoạt chất trong thuốc tiêm CGI bằng phương pháp sắc ký lỏng khối phổ (Trang 53 - 56)

Mẫu thử được chuẩn bị trong phần đánh giá độ lặp lại của phương pháp được giữ lại bảo quản ở điều kiện nhiệt độ phòng và phân tích sau 24 giờ, so sánh với kết quả định lượng ban đầu, đánh giá sự ổn định của dược chất trong điều kiện thí nghiệm.

Kết quả được trình bày trong bảng 3.10.

Bảng 3.10 Kết quả thẩm định độ ổn định của dược chất trong điều kiện thí nghiệm.

Hoạt chất STT Hàm lượng Glycin so nhãn (%) Hàm lượng Glycyrrhizin so nhãn (%) Hàm lượng L-Cystein so nhãn (%)

Lần 1 Sau 24h Lần 1 Sau 24h Lần 1 Sau 24h

1 103,18 101,89 108,52 105,09 98,96 100,02 2 99,63 100,07 108,47 106,91 99,08 98,05 3 100,25 99,87 108,96 108,92 97,88 98,09 4 102,75 99,93 109,28 109,01 99,43 100,06 5 99,57 100,02 108,55 109,45 98,07 98,83 6 102,50 101,23 108,48 107,63 97,75 98,26 Trung bình 101,31 100,50 108,71 107,84 98,53 98,89 SD. 1,67 0,85 0,33 1,65 0,71 0,94 T-test 1,25 1,52 0,68 T table 2,57 (df=5; p = 0,05; 2 đuôi)

Kết quả ở bảng 3.12 cho thấy, nồng độ hoạt chất trong mẫu phân tích đã chuẩn bị trong điều kiện thí nghiệm bảo quản ở điều kiện nhiệt độ phòng sau 24 giờ so với kết quả định lượng ngay sau khi chuẩn bị mẫu khác nhau không có ý nghĩa thống kê với mức tin cậy 95%. Như vậy mẫu phân tích ổn định trong điều kiện thí nghiệm trong vòng 24 giờ đáp ứng yêu cầu cho việc phân tích mẫu.

46

Chương 4. BÀN LUẬN

Theo thống kê mới nhất hội gan mật, hiện nay Việt Nam có khoảng 20 triệu người nhiễm virus viêm gan; khoảng 12-16 triệu người nhiễm virus viêm gan B; 4,5 triệu người nhiễm virus viêm gan C.

Các nghiên cứu khoa học cho thấy virus viêm gan có thể gây bệnh cho mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính, khả năng lây lan cũng không có giới hạn, trong đó nguy hiểm nhất là virus viêm gan B và C. Hai loại virus này thường có trong máu người bệnh, lây chủ yếu qua đường tiêm chích, truyền máu, giao hợp, từ mẹ sang con lúc sinh nở.

Hiện nay, khoảng 5-10 % những người bị nhiễm virus viêm gan B, khoảng 20 % những người nhiễm virus viêm gan C có nguy cơ biến chứng sang xơ gan [6].

Các thuốc thuộc nhóm bệnh này chủ yếu gồm các acid amin như Arginin, L-Ornithin aspartate, Biphenyl-dimethyl-Dicarboxylate

Chế phẩm thuốc CGI (Compound Glycyrrhizin Injection) do Công ty TNHH xuất nhập khẩu y tế Delta phân phối có thành phần Glycyrrhizin 40 mg; L-Cystein 20 mg; Glycin 400 mg trong 20 ml có tác dụng chống viêm và ức chế sự nhân lên của virus. Thuốc được chỉ định trong các trường hợp: viêm gan mạn tính, cải thiện rối loạn chức năng gan; hỗ trợ điều trị eczema, viêm da và nổi mày đay.

Tại Nhật Bản thuốc tiêm Minophagen của hãng Eisai với thành phần tương tự với chỉ định điều trị viêm gan do virus viêm gan C. Thuốc có được bán tại các quốc gia trên thế giới như: Singapore, Philippin, Hồng Kông, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Myanmar, Căm phu chia, Lào, Brunei, Úc, các nước Trung Đông: (Jordan, Ả rập xê út, Yemen), Nga.

Trong nước nhu cầu về thuốc trên là rất lớn, do vậy các công ty sản xuất dược phẩm trong nước cũng quan tâm đầu tư nghiên cứu để đăng ký sản xuất thuốc trên. Vì vậy chúng tôi đã tiến hành thực hiện nghiên cứu này dựa trên các tài liệu tham khảo, các trang thiết bị hiện có tại phòng thí nghiệm nhằm góp phần nâng cao tiêu chuẩn chất lượng thuốc và tiến tới có

47

thể chuyển giao cho các công ty đăng ký sản xuất thuốc cũng như áp dụng kiểm tra chất lượng thuốc lưu hành trên thị trường. Chúng tôi đã xây dựng được phương pháp định tính, định lượng đồng thời các hoạt chất có mặt trong thuốc bằng phương pháp LC-MS/MS. Phương pháp được thẩm định đầy đủ, theo quy định của Bộ Y tế đáp ứng yêu cầu của một phương pháp dùng kiểm tra chất lượng thuốc.

Phương pháp UPLC-MS/MS là một trong những kỹ thuật phân tích hiện đại vào hạng bậc nhất hiện nay tại Việt Nam. Phương pháp có thời gian phân tích ngắn, tiết kiệm dung môi hóa chất và góp phần bảo vệ môi trường. Độ nhạy phương pháp cao, có thể phát hiện và định tính, định lượng được những hợp chất có nồng độ ppb (dạng vết) trong các nền mẫu phức tạp. Đặc biệt thiết bị có khả năng phát hiện được sự có mặt của hoạt chất không phụ thuộc vào đặc tính phân tử của chúng (có hấp thụ UV hay không), khi được tích hợp ngân hàng phổ thiết bị có thể định tính chúng không cần dùng chất đối chiếu, điều này giải quyết được khó khăn của các phòng thí nghiệm Việt Nam hiện nay.

Tuy nhiên bên cạnh những mặt mạnh kỹ thuật UPLC-MS/MS cũng có những hạn chế nhất định như: mức độ phổ biến của thiết bị hiện nay chưa nhiều, giá thành thiết bị khá đắt.

Đối với Trung tâm Kiểm nghiệm Thanh Hóa là một đơn vị kiểm nghiệm tuyến tỉnh đã đạt hai tiêu chuẩn GLP và ISO/IEC 17025:2005, được trang bị thiết bị UPLC-MS/MS là một kỹ thuật cao, đòi hỏi kiểm nghiệm viên phải có tay nghề vững, được đào tạo cơ bản và liên tục.

Thiết bị có khả năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực phân tích khác nhau như: thuốc, thực phẩm, môi trường… đã mở ra nhiều cơ hội phát triển cho đơn vị.

So sánh với các phương pháp định tính định lượng các hoạt chất của thuốc tiêm CGI nói trên, phương pháp chúng tôi xây dựa trên kỹ thuật UPLC-MS/MS có nhiều ưu điểm như: độ nhạy cao, có khả năng định lượng đồng thời các hoạt chất trong mẫu và thời gian phân tích ngắn.

48

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân tích các hoạt chất trong thuốc tiêm CGI bằng phương pháp sắc ký lỏng khối phổ (Trang 53 - 56)