2.3.1 Xây dựng phương pháp phân tích
Xác định các điều kiện khối phổ phân tích Glycyrrhizin; Glycin; L- Cystein
Sử dụng hệ thống khối phổ LC-MS/MS với nguồn ion hóa kiểu ESI, tiến hành thực nghiệm như sau:
+ Glycyrrhizin được hòa tan trong hỗn hợp MeOH: Nước (1:1) với nồng độ 2 µg/ml và được bơm trực tiếp vào hệ thống khối phổ với tốc độ 20µl/phút;
21
+ Glycin được hòa tan trong hỗn hợp MeOH: Nước (1:1) với nồng độ 20 µg/ml và được bơm trực tiếp vào hệ thống khối phổ với tốc độ 20µl/phút;
+ Cystein được hòa tan trong hỗn hợp MeOH: Nước (1:1) với nồng độ 1 µg/ml và được bơm trực tiếp vào hệ thống khối phổ với tốc độ 20µl/phút.
Tối ưu hóa các điều kiện khối phổ với các nội dung sau: Xác định các ion mẹ;
Tối ưu hóa các điều kiện ở nguồn ion hóa, bộ phận thấu kính hội tụ để lượng ion mẹ đi vào hệ thống khối phổ nhiều nhất và ổn định nhất;
Xác định các mảnh ion con bền, ổn định và xác định năng lượng phân mảnh tối ưu nhất để lượng ion con tạo thành nhiều nhất và ổn định nhất.
Khảo sát điều kiện sắc ký
Qua tham khảo tài liệu, tiến hành khảo sát điều kiện sắc ký trên các cột C18 (150 x 2 mm; 1,8 µm) và cột C18; C8 (100 x 2 mm; 1,8 µm); trên các hệ pha động gồm Acetonitril; dung dịch đệm amoniacetat 0,5 mM pH=3,0; dung dịch acid formic 0,01%; dung dịch acid tricloacetic 0,01% theo các tỷ lệ khác nhau.
Từ kết quả khảo sát có thể chọn hệ sắc ký thích hợp để tiến hành định lượng đồng thời 3 hoạt chất trong thuốc tiêm CGI trên hệ thống UPLC-MS/MS.