Một là,môi trường pháp lý của Việt Nam: Mặc dù môi trường pháp lý đã có những
thay đổi và chuyển biến tích cực trong những năm vừa qua đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng. Tuy nhiên, xét hệ thống luật pháp và các văn bản dưới luật, hướng dẫn thi hành còn thiếu và chưa đồng bộ. Luật ngân hàng và luật các TCTD đã có hiệu lực nhưng còn nhiều văn bản pháp quy quan trọng hướng dẫn thi hành luật chưa được ban hành như quy chế về tổ chức và hoạt động của các NHTM, Chính phủ cũng chưa ban hành Nghị định về bảo lãnh ngân hàng, Nghị định về hoạt động cho vay (điều 131-Luật các TCTD yêu cầu Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành, rất khó cho NHTM trong triển khai thực hiện nghiệp vụ và chấp hành luật pháp. Mua bán chịu đang trở nên phổ biến trong giao dịch thương mại, nhưng Nhà nước lại chưa có các quy định về lưu thông kỳ phiếu thương mại nên xảy ra tình trạng chiếm dụng vốn, công nợ dây dưa lừa đảo, sử dụng vốn vay ngân hàng sai mục đích, gây khó khăn cho ngân hàng và các cơ quan chức năng trong việc kiểm soát và giám sát.
Các cá nhân và tổ chức nói chung ở Việt Nam chưa thực sự tuân thủ theo các quy định của pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật không cao. Thực tế cho thấy, trên 50% khách hàng không thực hiện đúng các quy định của Pháp luật về kế toán thống kê, số liệu kế toán báo cáo vẫn còn xảy ra tình trạng khác nhau ở các nơi nhận báo cáo. Đây cũng là một trong những điểm mà số liệu để làm cơ cở cho ngân hàng thẩm định và quyết định cho vay do vậy có thể làm tăng khả năng rủi ro cho hoạt động ngân hàng.
63
Những hạn chế về hệ thống pháp luật và thi hành luật pháp nêu trên dẫn đến việc áp dụng và vận hành trong quá trình hoạt động của các NHTM có nhiều khó khăn, chưa khuyến khích các NHTM mở rộng hoạt động.
Hai là, nền kinh tế chuyển đổi theo hướng kinh tế thị trường: Việc chuyển đổi nền
kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước đòi hỏi Nhà nước cần sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện dần các cơ chế, quản lý điều hành các chính sách kinh tế vĩ mô. Do đó, việc một số doanh nghiệp không kịp điều chỉnh phương án sản xuất kinh doanh, định hướng phát triển tất yếu sẽ dẫn đến hiện tượng giảm hiệu quả kinh doanh, thua lỗ và phá sản kéo theo việc thanh toán nợ vay ngân hàng đến hạn cũng không thể thực hiện được.
Do điểm xuất phát thấp, nền kinh tế thị trường nước ta còn đang ở mức sơ khai: cơ sở hạ tầng yếu kém, công nghệ kỹ thuật lạc hậu, trình độ quản lý, trình độ kỹ thuật chưa cao. Trình độ phát triển của các ngành sản xuất kinh doanh của Việt Nam chưa đòi hỏi phải chuyên môn hoá cao các khâu kinh doanh và dịch vụ ngân hàng. Nhiều tầng lớp dân cư trình độ hiểu biết về các nghiệp vụ ngân hàng còn hạn chế. Do phong tục tập quán, thói quen từ lâu đời của người dân Việt Nam đã ăn sâu vào tiềm thức nên số đông dân cư chưa có thói quen đến ngân hàng giao dịch để giải quyết các nhu cầu thanh toán, chi trả, ký gửi, tư vấn, bảo hiểm. Cơ sở vật chất, thu nhập bình quân của người dân còn rất thấp, chưa đủ điều kiện để thực hiện các dịch vụ ngân hàng hiện đại.
Hoạt động trong cơ chế thị trường đặc biệt trong thời kỳ này nền kinh tế đang chuyển đổi, chứa đựng nhiều rủi ro, tất yếu không tránh khỏi có những doanh nghiệp thua lỗ, phá sản không trả được nợ ngân hàng
Sự gia tăng số lượng các ngân hàng dẫn đến sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã được huy động vốn VNĐ với một tỷ lệ cởi mở hơn theo cam kết thương mại Việt Mỹ, với mô hình gọn nhẹ, phong cách phục vụ chuyên nghịêp, lãi suất huy động hấp dẫn đã ngày càng thu hút được nhiều khách hàng.
64
Trong bối cảnh đó, hoạt động kinh doanh của BIDV cũng bị ảnh hưởng đáng kể do sự vận hành của thị trường và giới hạn phát triển, tầm hiểu biết và nhận thức của người dân Việt Nam trong việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Các dịch vụ ngân hàng cung cấp và mong muốn cung cấp vừa chưa đáp ứng được nhu cầu nói chung của các khách hàng nhưng lại vừa không được khách hàng sử dụng và khai thác hết. Đó cũng là hiện tượng ngân hàng đầu tư thì lớn nhưng hiệu quả thu được thì không đáng bao nhiêu.
65
CHƢƠNG III
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU