Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS)

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ của các ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trường hợp Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 30 - 32)

Hiệp định chung về thương mại dịch vụ được đàm phán lần đầu tiên tại vòng đàm phán thương mại đa phương Urugoay và là một trong những văn bản pháp lý quan trọng của WTO. GATS có 4 mục tiêu chính đó là: (i) mở rộng thương mại dịch vụ; (ii) thúc đẩy tự do hoá dịch vụ thông qua các vòng đàm phán; (iii) minh bạch hoá các quy định và quy tắc; và (iv) tăng cường sự tham gia của các nước đang phát triển. Tự do hoá thương mại dịch vụ tỏng WTO thể hiện ở 2 phần đó là trong nội dung của Hiệp định và các cam kết khi gia nhập. Nội dung của Hiệp định gồm những điểm cơ bản sau:

27

Thứ nhất, về những nghĩa vụ vô điều kiện, đây là những nghĩa vụ chung áp dụng

cho tất cả các lĩnh vực dịch vụ, không phụ thuộc vào Lộ trình cam kết mở cửa thị trường của các nước thành viên WTO, bao gồm những nghĩa vụ sau:

- Chế độ đối xử tối huệ quốc (MFN): theo Điều II của GATS, các nước thành viên phải ngay lập tức và không điều kiện dành cho dịch vụ và người cung cấp dịch vụ của bất kỳ Thành viên nào khác, sự đãi ngộ không kém thuận lợi hơn sự đãi ngộ mà Thành viên đó dành cho dịch vụ và người cung cấp dịch vụ tương tự của bất kỳ nước nào khác.

- Tính minh bạch, các nước thành viên WTO được yêu cầu công khai tất cả những bằng chứng, biện pháp đối với người cung cấp dịch vụ và thiết lập các điểm giải đáp ở cấp quốc gia nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin của cá nước thành viên khác.

- Nghĩa vụ áp dụng chung, bao gồm các nghĩa vụ rà soát hành chính, nghĩa vụ bảo đảm các nhà cung cấp dịch vụ độc quyền có hành động nhất quán với chế độ MFN, tập quán kinh doanh và tham vấn.

Thứ hai, những nghĩa vụ có điều kiện là những nghĩa vụ được cam kết trong quá

trình đàm phán và mở cửa thị trường, bao gồm các nghĩa vụ sau:

Một là : Tiếp cận thị trường, trong lộ trình thực hiện những cam kết cụ thể, mỗi nước thành viên phải xác định những điều kiện hay hạn chế mà một thành viên mong muốn duy trì theo nguyên tắc tiếp cận thị trường. Có sáu loại điều kiện và hạn chế sau:

- Hạn chế số lượng người cung cấp dịch vụ dù dưới hình thức hạn ngạch theo số lượng, độc quyền, toàn quyền cung cấp dịch vụ hoặc yêu cầu đáp ứng nhu cầu kinh tế. Ví dụ, hạn chế các giấp phép được cấp cho các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

- Hạn chế về tổng trị giá các giao dịch về dịch vụ hoặc tài sản dưới hình thức hạn ngạch theo số lượng, hoặc yêu cầu phải đáp ứng nhu cầu kinh tế. Ví dụ như thị phần về giá trị hay số lượng giới hạn đối với các ngân hàng.

28

- Hạn chế tổng số các hoạt động dịch vụ hoặc tổng số lượng dịch vụ đầu ra tính theo số lượng đơn vị dưới hình thức hạn ngạch hoặc yêu cầu về nhu cầu kinh tế. Ví dụ như thị phần quy đổi ra số vốn kỹ quỹ.

- Hạn chế về tổng số thể nhân có thể được tuyển dụng trong một lĩnh vực dịch vụ cụ thể hoặc một người cung cấp dịch vụ được phép tuyển dụng cần thiết hoặc trực tiếp liên quan tới việc cung cấp một dịch vụ cụ thể dưới hình thức hạn ngạch hoặc yêu cầu về nhu cầu kinh tế.

- Các biện pháp hạn chế hoặc yêu cầu các hình thức pháp nhân cụ thể hoặc liên doanh thông qua đó người cung cấp dịch vụ có thể cung cấp dịch vụ. Ví dụ việc cấm hay áp đặt những loại hình pháp lý như ngân hàng con, chi nhánh, văn phòng đại diện hay công ty liên doanh.

- Hạn chế về tỷ lệ vốn góp của bên nước ngoài bằng việc quy định giới hạn phần trăm tối đa cổ phần của bên nước ngoài hoặc tổng trị giá đầu tư nước ngoài tính đơn hoặc tính gộp.

Hai là: Đối xử quốc gia, trong khuôn khổ WTO, đối xử quốc gia nghĩa là đối với bất kỳ ngành nào trong Lộ trình thực hiện cam kết, mỗi nước thành viên phải đối xử với các dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài không kém ưu đãi hơn so với các dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ trong nước.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ của các ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trường hợp Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)