Cam kết trong lĩnh vực dịch vụ của BTA

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ của các ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trường hợp Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 28 - 29)

Hiệp định Thương mại song phương giữa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ được ký vào ngày 13 tháng 7 năm 2000 và có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 12 năm 2001. Hiệp định gồm có 73 Điều, chia thành 7 Chương, 6 Phụ lục và 2 thư trao đổi. Những quy định có liên quan đến thương mại dịch vụ được quy định tại Chương 3- Thương mại dịch vụ và Phụ lục G. Chương 3 của BTA quy định những nguyên tắc cơ bản và áp dụng cho lĩnh vực thương mại dịch vụ như: phạm vi và định nghĩa, đối xử tối huệ quốc, hội nhập kinh tế quốc tế, pháp luật quốc gia, độc quyền và nhà cung cấp dịch vụ độc quyền, tiếp cận thị trường, đối xử quốc gia, các cam kết bổ sung, khước từ lợi ích. Trong khi đó Phụ lục G thể hiện những cam kế cụ thể về thương mại dịch vụ và dịch vụ phi tín dụng được quy định tại Phần VI Mục B-Các dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác. Tại Phụ Lục G, Việt Nam có cam

25

kết theo 4 Phương thức cung cấp dịch vụ theo 2 cột đó là mở cửa thị trường (Market Access ) và Đối xử quốc gia (National Treatment). Các dịch vụ phi tín dụng chủ yếu được cam kết theo Phương thức cung cấp dịch vụ thứ 3-Hiện diện thương mại. Các dịch vụ phi tín dụng được cam kết ở đây là những dịch vụ được phân loại theo quy định của WTO như: dịch vụ thanh toán, tư vấn, chứng khoán, sản phẩm tài chính phái sinh... Các cam kết trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và phi tín dụng được thể hiện như sau:

- Các nhà cung cấp dịch vụ Hoa Kỳ được phép cung cấp dịch vụ tài chính tại Việt Nam thông qua hình thức pháp lý: (i) Chi nhánh ngân hàng Hoa Kỳ; (ii) ngân hàng liên doanh Việt Nam- Hoa Kỳ; công ty thuê mua tài chính 100% vốn Hoa Kỳ; và (iv) Công ty thuê mua tài chính liên doanh Việt Nam-Hoa Kỳ.

- Trong vòng 3 năm kể từ khi BTA có hiệu lực, hình thức pháp lý duy nhất thông qua đó các nhà cung cấp dịch vụ tài chính Hoa Kỳ khác (ngoài ngân hàng và công ty thuê mua tài chính) có thể cung cấp các dịch vụ tài chính tại Việt Nam là liên doanh đối tác Việt Nam. Sau thời gian đó hạn chế này sẽ được bãi bỏ.

- Sau 9 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, các Ngân hàng Hoa Kỳ được phép thành thành lập ngân hàng con 100% vốn Hoa Kỳ tại Việt Nam (từ tháng 12/2010 các ngân hàng con 100% vốn Hoa Kỳ được phép hoạt động tại Việt Nam). Tuy vậy, theo thoả thuận kết thúc đàm phán việc Việt Nam gia nhập WTO với Hoa Kỳ gần đây nhất thì mốc thời gian đã được thay đổi và ngân hàng con 100% vốn Hoa Kỳ đã được phép hoạt động tại Việt Nam trong năm 2007. - Việt Nam sẽ cho phép các ngân hàng của Hoa Kỳ được nắm vốn sở hữu trong

các ngân hàng Việt Nam được cổ phần hoá, tương đương với mức cho phép đối với các nhà đầu tư Việt Nam. Theo thời gian, từng bước cho phép các liên doanh tăng dần mức nắm giữ vốn từ 30% lên 49%, thực hiện trước năm 2010.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ của các ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trường hợp Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)