Dịch vụ tài trợ thương mại

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ của các ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trường hợp Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 51 - 54)

Cùng với bối cảnh phát triển chung của cả nền kinh tế, giai đoạn năm 2005- 2007cũng là là giai đoạn hoạt động tài trợ thương mại của BIDV đạt được bước phát triển đáng kể. Doanh số tài trợ thương mại tăng trưởng đều qua các năm đóng góp tỷ trọng khoảng 5% trong tổng thu của cả hệ thống BIDV.

Bảng 2.4 Doanh số xuất khẩu, nhập khẩu của sản phẩm tài trợ thƣơng mại của BIDV

(Đơn vị: Tỷ USD) Doanh số/Năm 2006 2007 Xuất khẩu 0,63 0,98 Tăng trưởng 56% Nhập khẩu 2,57 4,3 Tăng trưởng 67%

Nguồn: Báo cáo tổng kết dịch vụ 3 năm 2005-2007 của BIDV [12]

Bảng 2.5 Doanh số thu phí dịch vụ tài trợ thƣơng mại toàn hệ thống

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Doanh số/Năm 2005 2006 2007

Phí thu 67 107 150

Tăng trưởng 30% 60% 40%

Nguồn: Báo cáo tổng kết dịch vụ 3 năm 2005-2007 của BIDV [12]

Như vậy, nếu chỉ tính riêng dịch vụ tài trợ thương mại (tức là không bao gồm dịch

vụ chuyển tiền quốc tế) thì từ năm 2006 đến nay, doanh số xuất khẩu, nhập khẩu và

phí thu được thực hiện bởi dịch vụ tài trợ thương mại đều tăng rất nhiều so với tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước. Tăng trưởng kim ngạch trung bình cả nước là khoảng hơn 22% trong khi đó tăng trưởng dịch vụ tài trợ thương mại của

48

BIDV về doanh số và phí đều ở mức 40-60% (năm 2006 phí dịch vụ tài trợ thương mại tăng 60%, năm 2007 tăng 40% so với năm trước liền kề)

Những kết quả trên đạt được trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ giữa các ngân hàng quốc doanh, cổ phần, nước ngoài trong việc cung cấp dịch vụ tài trợ thương mại, trong xu hướng sử dụng nhiều phương thức thanh toán quốc tế đơn giản hơn như phương thức chuyển tiền trong thanh toán xuất nhập khẩu ... chứng tỏ sự nỗ lực của toàn hệ thống BIDV trong nhiều hoạt động nhằm đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh dịch vụ tài trợ thương mại.

Một mặt, BIDV vẫn duy trì nhóm khách hàng truyền thống, có tình hình tài chính lành mạnh, có quan hệ tốt với Ngân hàng gồm các tập đoàn kinh tế lớn, các Công ty, Tổng công ty trong các lĩnh vực xây dựng cơ bản, xi măng, sắt thép… Mặt khác, BIDV hướng tới các nhóm khách hàng mới, các công ty chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu trong các ngành thủy sản, may mặc, xăng dầu…là nhóm khách hàng tiềm năng đối với dịch vụ tài trợ thương mại. Các doanh nghiệp đã chủ động lựa chọn BIDV không chỉ bởi ràng buộc trong quan hệ tín dụng mà còn do uy tín, chất lượng sản phẩm tài trợ thương mại do BIDV cung cấp.

Bên cạnh việc mở rộng đối tượng các khách hàng doanh nghiệp trong nước, đối tượng khách hàng là các định chế tài chính trong và ngoài nước đã được BIDV chú trọng quan tâm và phát triển. Sự thay đổi trong nhận thức đối tượng cũng là nhóm đối tác đã giúp BIDV chuyển sang thế chủ động trong việc đưa ra quyết định kinh doanh dựa trên nhu cầu của mình, chuyển vai trò từ chỗ chỉ là người sử dụng dịch vụ sang vai trò phía cung cấp dịch vụ cho các định chế tài chính.

Bảng 2.6 Doanh số sản phẩm dịch vụ tài trợ thƣơng mại theo sản phẩm và thời kỳ

(Đơn vị: Triệu USD)

Doanh số/Năm 2005 2006 2007

49 Tăng trưởng 69% 30% Nhờ thu nhập 211 297 1.165 Tăng trưởng 41% 292% Nhờ thu xuất 370 535 851 Tăng trưởng 45% 59%

Thông báo L/C xuất 320 1.000 625

Tăng trưởng 212% -37%

Chiết khấu 39,70 94 120

Tăng trưởng 137% 28%

Nguồn: Báo cáo tổng kết dịch vụ 3 năm 2005-2007 của BIDV [12]

Không chỉ cung cấp các dịch vụ đến cho khách hàng, BIDV còn làm tốt vai trò tư vấn, hỗ trợ khách hàng để đảm bào an toàn và hạn chế rủi ro trong giao dịch. Hiện nay đối với dịch vụ tài trợ thương mại, hầu như các giao dịch của khách hàng đều cần sự tư vấn của cán bộ ngân hàng. Chính sự tư vấn chu đáo, cẩn thận có trách nhiệm của BIDV đã tạo niềm tin và sự gắn bó của khách hàng với BIDV. Đây cũng chính là 1 trong những điểm mạnh trong dịch vụ tài trợ thương mại của BIDV. Trong hoạt động tài trợ thương mại, uy tín của Ngân hàng là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. Trong thời gian qua, trong hoạt động tài trợ thương mại, BIDV luôn tuân thủ các thông lệ quốc tế, không để xảy ra tranh chấp ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng đồng thời vẫn đảm bảo quyền lợi của khách hàng.

BIDV được khách hàng trong nước và quốc tế biết đến với tư cách là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam thực hiện xếp hạng tín nhiệm bởi Tổ chức định hạng toàn cầu Moody’s – là khẳng định cam kết minh bạch trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Đồng thời, các chứng chỉ chứng nhận chất lượng thanh toán của BIDV được các Ngân hàng nước ngoài như Bank of Newyork, American Express, Wachovia

50

Bank, HSBC…cấp cũng góp phần nâng cao vị thế và uy tín của BIDV trên thị trường quốc tế, đồng thời trở thành địa chỉ tin cậy cho các khách hàng trong đó có ngân hàng nước ngoài khi có hoạt động hợp tác kinh doanh với Việt Nam trong các lĩnh vực ngân hàng nói chung và các hoạt động tài trợ thương mại nói riêng. Điều này lý giải cho sự tăng trưởng mạnh trong dịch vụ tài trợ thương mại của BIDV với đối tượng khách hàng là các định chế tài chính như đã trình bày ở trên.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ của các ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trường hợp Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)