Tổ chức hoạt động đầu tư

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư nguồn vốn của công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện – Thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 27)

Tổ chức hoạt động đầu tư của DNBH là việc DNBH lựa chọn mô hình, cách thức quản lý hoạt động đầu tư để phù hợp với quy mô của DNBH và nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp thực hiện.

Tổ chức hoạt động đầu tư của các DNBH phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trong đó có ba nhân tố chủ yếu là : Quy mô của DNBH, tính chất nghiệp vụ bảo hiểm (tức là BHNT hay BH PNT) và quy định của Pháp luật nơi DNBH hoạt động.

Để tiến hành hoạt động đầu tư, các DNBH trên thế giới phổ biến áp dụng ba mô hình sau :

Mô hình 1 : Phòng đầu tư trực thuộc DNBH. Mô hình này thường được áp dụng đối với những DNBH có quy mô nhỏ hoặc doanh nghiệp bảo

hiểm mới thành lập. Do đó hoạt động đầu tư còn hạn chế, hoặc chưa phát triển. Theo mô hình này, Phòng đầu tư được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của một phó giám đốc doanh nghiệp phụ trách về đầu tư. Phòng này có trách nhiệm thực hiện chương trình đầu tư của DNBH mà Hội đồng quản trị đã đề ra. Ngoài việc thông qua các tiêu chuẩn đầu tư của doanh nghiệp để trình trước Ban tài chính của doanh nghiệp phê chuẩn, Phòng đầu tư còn là nơi lưu giữ các loại cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ đầu tư khác của DNBH. Đồng thời Phòng đầu tư cũng được giao trách nhiệm thu lãi cổ tức từ các khoản đầu tư, được trực tiếp tham gia vào việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản và các khoản thế chấp…Bên cạnh đó, Phòng đầu tư còn hoạt động với tư cách cố vấn cho Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị khi có hoạt động sáp nhập hoặc mua lại một công ty khác. Nhìn chung, hoạt động đầu tư trong các DNBH đòi hỏi cán bộ chuyên môn làm trong lĩnh vực này phải có những kỹ năng và kiến thức rộng về các loại hình đầu tư mà doanh nghiệp được phép.

Mô hình này có ưu điểm là : do nằm ngay trong DNBH nên DNBH có thể quản lý chặt chẽ các hoạt động đầu tư. Song hạn chế của nó là hoạt động đầu tư sẽ không được chuyên trách, các chuyên viên Phòng đầu tư ngoài việc thực hiện đầu tư còn phải phụ trách thêm về quản lý cổ đông, do vậy hoạt động đầu tư sẽ không đạt hiệu quả cao.

Mô hình 2 : Thành lập một tổ chức đầu tư độc lập dưới hình thức công ty đầu tư hay quỹ đầu tư do công ty bảo hiểm sở hữu toàn bộ hoặc nắm cổ phần chi phối. Đây là mô hình được áp dụng khá phổ biến ở các doanh nghiệp bảo hiếm trên thế giới, bởi vì mô hình này phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn và phát triển. Nó giúp các DNBH tập trung các nguồn lực của mình, nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động đầu tư. Các quỹ này có thể chỉ tập trung vào một khu vực địa lý hay nhóm ngành nghề nhất định hoặc có phạm vi hoạt động rộng và có lĩnh vực đầu tư tổng hợp.

Mô hình này có ưu điểm là : hoạt động đầu tư được tách bạch hẳn ra khỏi công ty bảo hiểm, việc đầu tư được thực hiện một cách chuyên trách sẽ đem lại hiệu quả cao hơn hẳn. Tuy nhiên việc quản lý đầu tư từ công ty mẹ (DNBH) đối với tổ chức đầu tư này sẽ gặp khó khăn.

Mô hình 3 : Mua cổ phần ở mức không chi phối của các tổ chức đầu tư khác. Ngoài việc thành lập một tổ chức đầu tư độc lập dưới hình thức công ty đầu tư hay quỹ đầu tư do DNBH sở hữu toàn bộ hoặc nắm cổ phần chi phối, các DNBH còn có thể mua cổ phần ở mức không chi phối của các tổ chức đầu tư khác nhằm mở rộng và đa dạng hóa hoạt động đầu tư của mình. Mô hình này chỉ có tác dụng hỗ trợ cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm khi doanh nghiệp bảo hiểm đã áp dụng một trong hai mô hình trên

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư nguồn vốn của công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện – Thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w