Hoạt động đầu tư của PT

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư nguồn vốn của công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện – Thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 72)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN PT

2.2.2. Hoạt động đầu tư của PT

2.2.2.1. Nguồn vốn đầu tư

Để tiến hành bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì doanh nghiệp cũng cần nguồn vốn. Hoạt động đầu tư cũng không nằm ngoài quy luật đó. Vốn đầu tư đóng vai trò quan trọng trong mỗi quá trình đầu tư. Đây là một nhân tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động được vào kinh doanh, khả năng phân phối, đầu tư có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh.

Khối lượng vốn đầu tư mà doanh nghiệp huy động được phản ánh tiềm lực tài chính của doanh nghiệp qua các năm, gián tiếp phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp cần tập trung các biện pháp tài chính cần thiết cho việc huy động và sử dụng các nguồn vốn nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh cũng như đầu tư được tiến hành liên tục và có hiệu quả.

Quy mô và cơ cấu vốn đầu tư giai đoạn 2006 - 2010 của Công ty được thể hiện ở bảng sau :

Bảng 2.7 : Quy mô và cơ cấu vốn của công ty giai đoạn 2006 – 2010 Đơn vị: tỷ đồng Năm Nguồn vốn 2006 2007 2008 2009 2010 1.Vốn điều lệ 70 105 300 300 450 2.Quỹ dự phòng nghiệp vụ 220,029 248,101 315,711 416,121 544,517

3.Các quỹ (đầu tư phát triển và quỹ dự trữ)

15,356 20,227 22,227 26,981 31,192

4.Thặng dư vốn 0 0 114,375 114,375 114,375

5.Các khoản lãi chưa

sử dụng 12,342 15,724 18,992

Tổng 317,727 389,052 771,305

(Nguồn: Công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện) a. Quy mô của nguồn vốn đầu tư

Chúng ta có thể nhận rõ tốc độ tăng nguồn vốn đầu tư qua các năm như sau:

Bảng 2.8 : Quy mô của nguồn vốn đầu tư

Năm

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Nguồn vốn

( tỷ đồng ) 317,727 389,052 771,305 Tốc độ tăng tuyệt đối

( tỷ đồng ) - 71,325 382,253 Tốc độ tăng tương đối( % ) - 22,449 98,252

(Nguồn: Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện)

b. Cơ cấu của nguồn vốn đầu tư

Bảng 2.9 : Quy mô nguồn vốn điều lệ đem đầu tư

Năm

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Vốn điều lệ (tỷ đồng) 70 105 300 300 450 Tốc độ tăng tuyệt đối

(tỷ đồng) - 35 195 0 150

Tốc độ tăng tương đối

(%) - 50 185,71 0 50

Tỷ lệ vốn điều lệ trong

tổng nguồn vốn (%) 22,03 26,99 38,89

(Nguồn: Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện)

- Về tốc độ tăng: Chúng ta có thể nhận thấy từ giai đoạn 2006 đến 2010, nguồn vốn điều lệ tăng dần. Bắt đầu từ năm 2007, nguồn vốn điều lệ tăng lên 35 tỷ, ứng với 50%. Trong năm 2008, nguồn vốn điều lệ tham gia đầu tư có sự gia tăng mạnh mẽ, cụ thể là từ năm 2007 tới năm 2008, nguồn vốn tăng 195 tỷ ứng với 185,71%. Đến năm 2010 nguồn vốn điều lệ tiếp tục tăng thêm 150 tỷ, tương ứng tăng 50% nhưng còn quá thấp, nhất là khi PTI tiến hành bảo hiểm vệ tinh VINASAT-1 (từ năm 2008), rồi VINASAT-2, và khi PTI mở rộng các nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống và mới, tái bảo hiểm, đầu tư tài chính cho tất cả các: tài sản kỹ thuật (động sản, bất động sản), bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm con người , bảo hiểm hàng hóa… cho toàn bộ các đơn vị thành viên, mạng lưới thông tin, truyền thông, công nghệ thông tin, mạng cáp quang trên đất liền, cáp quang ngầm dưới biển ; cho các Công ty Liên doanh, VPĐD của VNPT Group nói chung và các đơn vị thành viên của VNPT đã, sẽ triển khai trên thế giới (Đông Dương, ASEAN, châu Á-Thái bình dương, châu Âu, châu Mỹ, châu Úc, châu Phi…).

đoạn 2004 - 2006 duy trì ở mức 70 tỷ, thường xuyên chỉ đóng góp ¼ tổng nguồn vốn đầu tư. Cũng như tốc độ tăng, tỷ trọng của nguồn vốn điều lệ trong tổng nguồn vốn chỉ có sự gia tăng rõ rệt trong giai đoạn 2007 - 2008, đến năm 2008, nó đã chiếm gần như một nửa tổng số vốn đầu tư với tỷ lệ 42,73%. Nguyên nhân chủ yếu là do có sự bổ sung rất lớn nguồn vốn điều lệ. Vốn điều lệ đóng góp một phần không nhỏ vào nguồn vốn đầu tư của Công ty.

*) Quỹ dự phòng nghiệp vụ:

Bảng 2.10 : Quy mô quỹ DPNV đem đầu tư.

Năm

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Quỹ DPNV 220,029 248,101 315,711 416,121 544,517 Tốc độ tăng tuyệt đối

(tỷ đồng) - 28,072 67,61 100,410 128,396 Tốc độ tăng tương đối (%) - 12,73 27,25 31,80 30,86

Tỷ lệ quỹ DPNV trong

tổng nguồn vốn đầu tư (%) 69,25 63,77 40,93

(Nguồn: Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện)

- Về tốc độ tăng : Quỹ dự phòng nghiệp vụ đóng góp vào nguồn vốn đầu tư có tốc độ tăng khá lớn. Từ năm 2007 tới năm 2008, quỹ DPNV đóng góp vào nguồn vốn đầu tư tăng 67,61 tỷ đồng (ứng với 27,25%), tăng gấp 2,5 lần giai đoạn trước. Năm 2009, quỹ DPNV tăng 100,410 tỷ đồng (ứng với 31,80%) tăng gấp 1,5 lần so với năm 2008. Năm 2010, quỹ DPNV tăng 128,396 tỷ đồng (ứng với 30,86%) tăng gấp 1,3 lần so với năm 2009.

- Về tỷ lệ quỹ DPNV trong tổng nguồn vốn đầu tư : nguồn vốn đầu tư đóng góp tỷ lệ cao nhất trong tổng nguồn vốn đầu tư. Trong giai đoạn 2006 - 2007, nó thường xuyên đóng góp khoảng hơn 60% trong tổng nguồn vốn đầu

tư. Trong năm 2008, tỷ trọng của quỹ DPNV có giảm đi, chỉ còn 40,93% do sự gia tăng đáng kể của vốn điều lệ cũng như sự xuất hiện của thặng dư vốn, song đây vẫn là nguồn vốn đầu tư rất quan trọng của công ty.

*) Các quỹ (đầu tư phát triển và quỹ dự trữ) :

Bảng 2.11 : Quy mô của quỹ đầu tư phát triển và dự trữ đem đầu tư.

Năm

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Các quỹ

(tỷ đồng) 15,356 20,227 22,227 26,981 31,192 Tốc độ tăng tuyệt đối

(tỷ đồng) - 4,871 2,000 4,754 4,211 Tốc độ tăng tương đối

( % ) - 31,72 9,89 21,38 15,61Tỷ lệ của các quỹ trong nguồn Tỷ lệ của các quỹ trong nguồn

vốn đầu tư ( % ) 4,83 5,2 2,88

(Nguồn: Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện)

- Về tốc độ tăng : Tốc độ tăng của nguồn đóng góp của quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự trữ vào nguồn vốn đầu tư là không đáng kể. Trong năm 2007, tốc độ tăng của nguồn quỹ này là cao nhất (tuyệt đối là 4,871 tỷ ứng với 31,72%). Năm 2008, tốc độ tăng là thấp nhất do sự suy thoái của nền kinh tế thế giới (Tuyệt đối là 2000 tỷ đồng ứng với 9,89%). Năm 2009 và 2010, sau khi nền kinh tế được phục hồi nguồn đóng góp của các quỹ này tăng lên nhưng tốc độ tăng không đáng kể.

- Về sự đóng góp của nguồn quỹ này trong tổng nguồn vốn đầu tư : Cũng như tốc độ tăng, sự đóng góp của nguồn quỹ này vầo tổng nguồn vốn đầu tư là không đáng kể. Năm 2007, nguồn vốn này đóng góp vào tổng nguồn

đầu tư lớn nhất là 5,2%... *) Thặng dư vốn:

Thặng dư vốn có được là do chênh lệch giữa giá bán và mệnh giá của cổ phiếu do công ty phát hành. Năm 2008, cùng với việc PTI tăng nguồn vốn điều lệ từ 105 tỷ đồng lên 300 tỷ là việc Công ty tăng giá bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu là 15000 VNĐ và cho cổ đông chiến lược là 30000 VNĐ đã tạo ra được thặng dư vốn là 114,375 tỷ đồng. Thặng dư vốn được dùng như một nguồn vốn đầu tư chính thức của Công ty.

Bảng 2.12 : Quy mô của nguồn thặng dư vốn đem đầu tư

Năm

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Thặng dư vốn( tỷ đồng) 0 0 114,375 114,375 114,375 Tỷ lệ của thặng dư vốn trong

tổng nguồn vốn đầu tư (%) 0 0 14,83

(Nguồn: Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện)

Thặng dư vốn là nguồn vốn đầu tư mới xuất hiện trong năm 2008. Đây là nguồn vốn mới nên tỷ trọng của nó trong nguồn vốn đầu tư là tương đối nhỏ.

Tuy nhiên, với sự xuất hiện của nguồn vốn này đã cho nguồn vốn đầu tư được mở rộng thêm quy mô, tăng khả năng sinh lời của hoạt động đầu tư. *) Lãi chưa sử dụng:

Bảng 2.13 : Quy mô của nguồn lãi chưa sử dụng đem đầu tư

Năm

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Lãi chưa sử dụng

(tỷ đồng) 12,342 15,724 18,992 Tốc độ tăng tuyệt đối

(tỷ đồng). - 3,382 3,268 Tốc độ tăng tương đối

(%) - 27,4 20,78

Tỷ lệ lãi chưa sử dụng trong tổng nguồn vốn

(%)

3,88 4,04 2,46

(Nguồn: Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện)

- Về tốc độ tăng : Nhìn chung, tốc độ gia tăng của nguồn vốn này còn khá là khiêm tốn

- Về tỷ lệ của nguồn vốn này trong tổng nguồn vốn đầu tư : nguồn vốn này có tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn đầu tư. Tuy có sự gia tăng về tỷ trọng, song đó là sự gia tăng không đều và không đáng kể.

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư nguồn vốn của công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện – Thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 72)