Cải thiện môi trường đầu tư

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư nguồn vốn của công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện – Thực trạng và giải pháp (Trang 94 - 97)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN PT

3.3.3. Cải thiện môi trường đầu tư

từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn. Việc cải thiện môi trường đầu tư luôn được đặt lên hàng đầu trong qua trình phát triển của đất nước. Đối với các DNBH, môi trường đầu tư có thuận lợi thì hoạt động đầu tư quỹ mới đạt hiệu quả cao và có tác dụng tích cực đối với doanh nghiệp. Ngược lại, một khi đối diện với một môi trường đầu tư chật hẹp, luôn tiềm ẩn vô số những rủi ro thì nguồn vốn của doanh nghiệp sẽ bị ứ đọng và gây ảnh hưởng tiêu cực đối với doanh nghiệp.Muốn giúp cho môi trường đầu tư được thông thoáng, hấp dẫn và cởi mở đối với các doanh nghiệp thì nhà nước cần áp dụng những biện pháp sau:

Thứ nhất: Nhà nước cần ban hành những văn bản pháp luật về phạm vi đầu tư, các văn bản hướng dẫn về đầu tư rõ ràng cho các DNBH Việt Nam

Thứ hai: Nhà nước cần đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đón nhận các cơ hội đầu tư để các doanh nghiệp nói chung cũng như các DNBH nói riêng được tiếp cận với các cơ hội đầu tư. Hỗ trợ cho các DNBH đầu tư vào các dự án đầu tư có tỷ suất sinh lời cao.

Hội nhập kinh tế là một chặng đường đầy thử thách và gian nan. Nó mở ra nhiều cơ hội đầu tư mới mẻ nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Thông qua quá trình hội nhập, quan hệ hợp tác quốc tế phát triển, các quá trình chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực, việc ứng dụng các quá trình quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế được khuyến khích. Cùng với quá trình đó, các hoạt động tái bảo hiểm, đồng bảo hiểm, hợp tác liên doanh trong phạm vi quốc tế không ngừng được mở rộng. Mở cửa thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế giúp chúng ta mở rộng được thị trường xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, tăng sức thu hút đầu tư và đặc biệt là chuyển giao công nghệ, kỹ thuật từ các nước khác, tạo cơ hội để các DNBH Việt Nam mở rộng quan hệ, học tập, tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tiếp cận với những phương thức kinh doanh hiện đại và nâng cao sức mạnh cho mình.

Đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm có ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế xã hội. Do vậy, hoạt động đầu tư này cần phải có một sự ưu đãi nhất định từ phía Nhà nước. Đó là sự ưu tiên vào những dự án đầu tư có mức độ an toàn cao và tỷ suất sinh lời là tương đối, bởi vì đối với hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm, nguyên tắc an toàn luôn phải đặt lên hàng đầu.

Thứ ba: Nhà nước phải tăng cường vai trò giám sát quản lý của mình trong hoạt động đầu tư vốn của các DNBH. Trong bất cứ lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân thì vai trò giám sát của Nhà nước là một yếu tố không thể thiếu, nó đảm bảo cho tất cả các quá trình được vận hành một cách trơn tru, hạn chế được các hành vi tiêu cực. Trong luật kinh doanh bảo hiểm đã quy định rõ ràng : “Việc đầu tư vốn của các doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo an toàn, hiệu quả và đáp ứng được các yêu cầu chi trả thường xuyên cho các cam kết trong hợp đồng” và trong Nghị định số 46/2007/NĐ-CP đã có quy định rõ ràng về giới hạn đầu tư. Đây thực sự là những quy định cần thiết để đảm bảo cho DNBH tránh khỏi những tổn thất lớn gây mất khả năng chi trả cho khách hàng. Theo quan điểm của các nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thế giới, trong hoạt động đầu tư có rất nhiều rủi ro, đã đầu tư là phải chấp nhận rủi ro, với các dự án đầu tư có độ rủi ro càng lớn thì khả năng sinh lời càng cao và ngược lại. Nói như vậy không có nghĩa các doanh nghiệp bảo hiểm muốn đầu tư vào đâu cũng được và việc để mất vốn không cần có sự can thiệp của các cơ quan quản lý nhà nước. Nhà nước đứng ra để giúp các DNBH đầu tư đúng chỗ, đúng lúc, tránh những thiệt hại không đáng có.

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư nguồn vốn của công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện – Thực trạng và giải pháp (Trang 94 - 97)