Khảo sát một số yếu tố ảnh hƣởng chất lƣợng làm việc của hệ thống 1Khảo sát ảnh hƣởng của sự thay đổi giá trị của áp suất nguồn.

Một phần của tài liệu Khảo sát và tính toán động lực học hệ thống dẫn động phanh ô tô bằng khí nén (Trang 74 - 77)

( ) (2.13) Phương trình lưu lượng khi xả:

4.2Khảo sát một số yếu tố ảnh hƣởng chất lƣợng làm việc của hệ thống 1Khảo sát ảnh hƣởng của sự thay đổi giá trị của áp suất nguồn.

Trong trường hợp này, ta khảo sát sụ thay đổi giá trị của áp suất nguồn trong khi các thống số khác của hệ thống là không đổi trong điều kiện phanh ngặt (người lái đạp phanh đột ngột). Áp suất nguồn của hệ thống thay đổi trong trường hợp này có thể là do sự cài đặt có chủ đích của con người cũng có thể do sự sai hỏng của van điều chỉnh áp suất trong hệ thống.

75

Khảo sát ảnh hưởng của sự thay đổi giá trị áp suất nguồn đến thời gian chậm tác dụng của hệ thống với các giá trị pmax = 6.105; 7.105; 8.105 (Pa); ta có đồ thị như sau:

Với bầu phanh trước:

Hình 4.1 Đồ thị áp suất bầu trước khi thay đổi áp suất nguồn

pn (Pa) p90% (Pa) tchậm (s) t100%(s)

6.105 5,4.105 0,36 0,76

7.105 6,3.105 0,43 0,95

8.105 7,2.105 0,52 1,23

Bảng 4.1: Bảng tra thời gian chậm tác dụng cầu trước khi thay đổi áp suất Nhận xét: Với bầu phanh trước, khi giảm áp suất nguồn xuống 6bar, thì thời gian bầu phanh đạt tới giá trị 90% (5,4 bar) áp suất lớn nhất là 0,36s. Khi tăng áp suất nguồn lên 8bar thì thời gian bầu phanh đạt tới giá trị 90% (7,2 bar) áp suất lớn nhất là 0,52s. Khi áp suất nguồn là 7bar thì thời gian bầu phanh đạt tới giá trị 90% (6,3 bar) áp suất lớn nhất là 0,43s.

Kết luận: Khi tăng hay giảm áp suất nguồn thì thời gian chậm tác dụng của hệ thống cũng sẽ tăng hoặc giảm, trong cả 2 trường hợp tăng giảm này, thời giam chậm

76

tác dụng đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép ( 0,54s). Tuy nhiên, khi tăng hay giảm áp suất nguồn, thì lực sinh ra tại cơ cấu phanh cũng sẽ tăng hoặc giảm (do giữ nguyên bầu phanh), việc này sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn của quá trình phanh, đặc biệt trong trường hợp giảm áp suất phanh, khi đó lực sinh ra không đủ để phanh xe sẽ dẫn tới mất an toàn cho ô tô. Do đó cần phải kiểm tra và điều chỉnh áp suất hệ thống cho phù hợp

Với bầu phanh sau:

Hình 4.2 Đồ thị áp suất bầu sau khi thay đổi áp suất nguồn

pn (Pa) p90% (Pa) tchậm (s) t100%(s)

6.105 5,4.105 0,26 0,57

7.105 6,3.105 0,35 0,62

8.105 7,2.105 0,36 1,78

Bảng 4.2 Bảng tra thời gian chậm tác dụng cầu sau khi thay đổi áp suất Nhận xét: Với bầu phanh sau, khi giảm áp suất nguồn xuống 6bar, thì thời gian bầu phanh đạt tới giá trị 90% (5,4 bar) áp suất lớn nhất là 0,26s. Khi tăng áp suất nguồn lên 8bar thì thời gian bầu phanh đạt tới giá trị 90% (7,2 bar) áp suất lớn nhất là 0,35s. Khi áp suất nguồn là 7bar thì thời gian bầu phanh đạt tới giá trị 90% (6,3 bar) áp suất lớn nhất là 0,34s.

77

Kết luận: Khi tăng hay giảm áp suất nguồn thì thời gian chậm tác dụng của hệ thống cũng sẽ tăng hoặc giảm,tuy nhiên mức độ tăng giảm lại nhỏ hơn nhiều so với cầu trước. Trong cả 2 trường hợp tăng giảm này, thời giam chậm tác dụng đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép ( 0,54s). Tuy nhiên, khi tăng hay giảm áp suất nguồn, thì lực sinh ra tại cơ cấu phanh cũng sẽ tăng hoặc giảm (do giữ nguyên bầu phanh), việc này sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn của quá trình phanh, đặc biệt trong trường hợp giảm áp suất phanh, khi đó lực sinh ra không đủ để phanh xe sẽ dẫn tới mất an toàn cho ô tô. Khi tăng áp suất, thời gian chậm tác dụng cũng không được cải thiện nhiều (0,01s), thời gian hệ thống đạt được áp suất lớn nhất cũng tăng (1,78s). Do đó cần phải kiểm tra và điều chỉnh áp suất hệ thống cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Khảo sát và tính toán động lực học hệ thống dẫn động phanh ô tô bằng khí nén (Trang 74 - 77)