Tình hình nợ xấu

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện càng long (Trang 54 - 60)

Nợ xấu là biểu hiện rõ nét về chất lƣợng tín dụng. Khi phát sinh nợ xấu cũng đồng nghĩa với khoản vay của ngân hàng đã bị rủi ro. Vì vậy, ngân hàng cần tìm các nguyên nhân phát sinh nợ xấu, đồng thời tìm ra giải pháp để hạn chế nợ xấu, nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, cũng đồng nghĩa với việc nâng cao chất lƣợng tín dụng cho ngân hàng.

4.2.4.1 Nợ xấu theo thời hạn

Nợ xấu ngắn hạn: Theo sự biến động của nền kinh tế, tình hình nợ xấu

ngắn hạn của chi nhánh có xu hƣớng giảm rồi lại tăng qua từng năm. Năm 2011, nền kinh tế gặp một số khó khăn, để hạn chế rủi ro, ngƣời dân đã lựa chọn phƣơng thức vay chủ yếu là ngắn hạn, đồng thời, trong tình hình nhạy cảm này, ngân hàng cũng thận trọng hơn khi tiến hành cho vay, cùng với công tác kiểm tra, đôn đốc, sự nỗ lực của cán bộ tín dụng trong công tác thu hồi nợ cũng nhƣ xử lý tài sản đảm bảo, một số khách hàng thuộc diện nợ xấu trong năm 2010, sang năm 2011 do làm ăn có hiệu quả hơn nên đã tranh thủ trả nợ, dẫn đến tình hình thu nợ trong năm 2011 tƣơng đối tốt, chính vì thế nên nợ xấu trong năm này đã giảm nhiều so với năm 2010, giảm 1.623 triệu đồng (giảm 64,35%) so với 2010.

Bƣớc qua năm 2012, doanh số cho vay ngắn hạn tiếp tục tăng, dƣ nợ ngắn hạn cũng tăng theo, lãi suất cho vay của ngân hàng giảm, nên dẫn đến sự chủ quan của một số khách hàng muốn tranh thủ lúc lãi suất giảm để vay vốn sản xuất nhƣng lại thiếu sự cân nhắc trong vấn đề thực hiện phƣơng án sản xuất, bên cạnh đó, cũng có những khách hàng sử dụng nguồn vốn không đúng một đích ban đầu đã thỏa thuận trong hợp đồng; còn đối với nông dân, do giá cả thị trƣờng nông sản còn nhiều bấp bênh, chƣa có đầu ra ổn định nên phần nào ảnh hƣởng đến thu nhập, dẫn đến tình hình nợ quá hạn kéo dài, làm cho nợ xấu trong năm 2012 có bƣớc tăng trở lại so với 2011.

45

Bảng 4.8 Nợ xấu theo thời hạn của NHNo&PTNT huyện Càng Long

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T 2012 6T 2013 2011-2010 2012-2011 6T 2013-6T 2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 2.522 899 953 1.557 2.254 (1.623) (64,35) 54 6,01 697 44,77 Trung và dài hạn 1.728 651 780 1.038 1.844 (1.077) (62,33) 129 19,82 806 77,65

Tổng Nợ Xấu 4.250 1.550 1.733 2.595 4.098 (2.700) (63,53) 183 11,81 1.503 57,92

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Càng Long, từ năm 2010 đến tháng 6/2013)

46

Năm 2013 tín dụng ngân hàng đƣợc đánh giá là sẽ tiếp tục gặp khó khăn, bởi các ngân hàng đang phải tập trung xử lý nợ xấu, tăng cƣờng chất lƣợng tín dụng. NHNo&PTNT huyện Càng Long cũng đã gặp không ít khó khăn trong vấn đề nợ xấu, khi nửa đầu 2013,do sự quay trở lại của dịch bệnh heo tai xanh ở địa phƣơng, cùng với việc không dự đoán đƣợc sự biến động về tình hình giá cả trên thị trƣờng nên phần nào đã làm ảnh hƣởng đến thu nhập của nhiều hộ dân, thu nhập giảm-chi phí tăng, từ đó ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ, kéo nợ xấu trong nửa năm 2013 tăng 697 triệu đồng (tăng 44,77%) so với cùng kỳ 2012.

Nợ xấu trung – dài hạn: Nhìn chung, tình hình nợ xấu đối với hình thức này có sự biến động cùng chiều với nợ xấu ngắn hạn. Năm 2010, nợ xấu của ngân hàng đối với thời hạn này ở mức khá cao là 1.728 triệu đồng, nguyên nhân là do chịu ảnh hƣởng từ khủng hoảng nền kinh tế từ thời gian trƣớc đó, lạm phát tăng cao, dẫn đến nền kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp, hơn nữa do thời gian cho vay kéo dài nên mức độ rủi ro của khoản vay cũng tăng cao, từ đó dẫn đến khả năng trả nợ của khách hàng kém, nợ xấu cao. Sang năm 2011, với chính sách thắt chặt tiền tệ, ngân hàng đã hạn chế cho vay trung-dài hạn, đồng thời, trong năm này, ngân hàng cũng đã tiến hành xử lý đƣợc tài sản đảm bảo để thu hồi nợ từ những năm trƣớc để lại, đồng thời, ngân hàng cũng không ngừng nâng cao công tác quản lý, theo dõi khách hàng để có biện pháp xử lý khi khách hàng có khả năng trả nợ xấu. Chính vì vậy, nợ xấu năm 2011 đã giảm đƣợc 62,33% (giảm 1.077 triệu đồng so với 2010).

Sang năm 2012 và tính đến 6 tháng đầu năm 2013, theo tình hình tiến triển nợ xấu ngắn hạn, nợ xấu trung dài hạn cũng bắt đầu có dấu hiệu tăng trở lại: năm 2012 tăng 183 triệu đồng, 6 tháng đầu 2013 tăng 1.503 triệu đồng so với cùng kỳ năm trƣớc.

Qua tình hình diễn biến nợ xấu của chi nhánh ngân hàng trong thời gian qua, cho thấy nợ xấu đang diễn biến theo chiều hƣớng tăng trở lại, điều này sẽ ảnh hƣởng đến thu nhập, khả năng thu hồi vốn cũng nhƣ khả năng thanh khoản của ngân hàng, chính vì vậy, để hạn chế rủi ro, nâng cao chất lƣợng tín dụng của ngân hàng thì cần phải thực hiện tốt hơn nữa công tác kiểm tra khách hàng trƣớc khi cho vay, đồng thời cần thực hiện kiểm tra tiến độ thực hiện các phƣơng án sản xuất kinh doanh của khách hàng sau khi giải ngân để đảm bảo nguồn vốn cho vay đƣợc sử dụng đúng mục đích tín dụng, để hạn chế rủi ro làm tăng nợ xấu tín dụng của ngân hàng.

47

Bảng 4.9: Nợ xấu theo ngành của NHNo&PTNT huyện Càng Long

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T 2012 6T 2013

2011-2010 2012-2011 6T 2013-6T 2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp-thủy

sản 1.798 507 815 1.219 1.844 (1.291) (71,80) 308 60,75 625 51,27 Công nghiệp - xây

dựng 522 181 191 285 401 (341) (65,33) 10 5,52 116 40,70 Thƣơng mại - dịch

vụ 1.798 746 683 769 1.321 (1.052) (58,51) (63) (8,45) 552 71,78 Khác 134 116 44 322 532 (18) (13,43) (72) (62,07) 210 65,22

Tổng Nợ Xấu 4.252 1.550 1.733 2.595 4.098 (2.702) (63,55) 183 11,81 1.503 57,92

48

4.2.4.2 Nợ xấu theo ngành

Ngành Nông nghiệp – Thủy sản: Ngành Nông nghiệp - Thủy sản là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh ngân hàng qua các năm, chính vì thế mà tỷ trọng nợ xấu đối với nhóm ngành này cũng khá cao (trên 32%), qua các năm, nợ xấu có sự diễn biến phức tạp, nếu năm 2010 nợ xấu đối với ngành Nông nghiệp - Thủy sản chiếm tỷ trọng khá cao (42,2%) trong tổng cơ cấu, thì sang năm 2011, tỷ trọng nợ xấu này đã giảm đáng kể xuống còn 32,7%. Nguyên nhân là do các cán bộ ngân hàng đã thẩm định rất k trƣớc khi cho vay đối với nhóm ngành nghề có độ rủi ro cao nhất trong các nhóm ngành, vì nó thƣờng xuyên chịu ảnh hƣởng bởi các yếu tố bên ngoài nhƣ thời tiết, giá cả thị trƣờng…nên có nguồn thu nhập không đảm bảo, do đó đã hạn chế đƣợc việc cho vay nhằm các đối tƣợng không tốt, kết quả là khả năng thu hồi nợ trong năm này có sự tăng trƣởng cao hơn 2010, đồng thời với việc biết áp dụng những mô hình chăn nuôi mới, cải tạo vƣờn cây ăn trái đạt hiệu quả khả quan, cùng với trình độ và khả năng ý thức trách nhiệm về việc trả nợ của ngƣời dân ngày càng một nâng cao nên một số món nợ xấu từ năm trƣớc cũng đã đƣợc khách hàng trả nợ, do đó nợ xấu trong năm 2011 đã giảm.

Sang năm 2012, và tính đến 6 tháng đầu năm 2013, mặc dù đây là một năm khá đƣợc mùa của các hộ nông dân, tuy nhiên, do giá nông sản bất ổn, giảm so với các vụ trƣớc, chi phí vật tƣ nông nghiệp lại có phần tăng, vì thế thu nhập của nông dân đã giảm xuống so với dự tính ban đầu, chính vì thế mà một số hộ vay vốn không có khả năng trả nợ, đẩy nợ xấu lên cao so với cùng kỳ năm trƣớc, cụ thể: năm 2012 nợ xấu tăng 308 triệu đồng (60,75%), 6 tháng đầu 2013 nợ xấu tăng 625 triệu đồng (tăng 51,27%) so với cùng kỳ năm trƣớc.

Ngành Công nghiệp – Xây dựng: Đây không phải là thế mạnh của địa phƣơng, chính vì thế, mà tỷ trọng doanh số cho vay, doanh số thu nợ hay dƣ nợ của nhóm ngành này luôn thấp nhất trong tổng cơ cấu. Tuy nhiên, xét về nợ xấu, nhóm ngành này lại không phải thuộc diện thấp nhất song đây là lĩnh vực có tỷ trọng giảm dần qua các năm. Năm 2011 giảm 341 triệu đồng (giảm 65,33%). Nhƣng sang năm 2012 tình hình nợ xấu bắt đầu tăng trở lại nhƣng chỉ với con số tƣơng đối thấp là 10 triệu đồng (tƣơng đƣơng 5,52%). Đến 6 tháng đầu năm 2013, tiếp tục diễn biến tiêu cực, khi nợ xấu trong nửa đầu năm này tăng tiếp 625 triệu đồng so với nửa đầu năm 2012. Nguyên nhân là do khách hàng làm ăn kém hiệu quả, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, trong khi đầu ra lại thấp ảnh hƣởng đến khả năng thu hồi vốn của khách hàng, do đó làm nợ xấu trong giai đoạn này tăng trở lại.

49

Ngành Thƣơng mại – Dịch vụ: Đây là ngành có tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số cho vay hay tổng nợ xấu của chi nhánh ngân hàng qua các năm. Đối tƣợng vai vốn ở đây thƣờng nhằm mục đích buôn bán nhỏ lẻ. Bên cạnh doanh số cho vay cao, thì khả năng thu hồi nợ của nhóm ngành này cũng đạt giá trị lớn, bên cạnh công tác thu hồi nợ tốt thì trong quá trình cho vay, cán bộ tín dụng đã trích lọc ra những khách hàng chƣa đủ khả năng vay vốn hay đánh giá những khách hàng này không có kế hoạch kinh doanh, không đủ tài sản đảm bảo hoặc không có khả năng trả nợ vay đúng hạn. Do vậy đã làm cho nợ xấu của chi nhánh này giảm xuống qua 3 năm, cụ thể: năm 2011 giảm đƣợc 1.052 triệu đồng (giảm 58,51%), năm 2012 tiếp tục thu hồi đƣợc nợ xấu, nên nợ xấu đã giảm thêm 63 triệu đồng (8,45%). Song, trong nửa đầu năm 2013, do nhu cầu tiêu dùng không cao, giá cả hàng hóa, dịch vụ lại không ổn định, giá xăng dầu lại tiếp tục đƣợc điều chỉnh, cùng với kết quả hoạt động kinh doanh của ngành không đƣợc tốt nên đã làm cho nợ xấu trong thời gian này tăng cao so với cùng kỳ năm trƣớc đến 552 triệu đồng (71,78%).

Ngành khác: Đối tƣợng vay vốn ở đây thƣờng không nhằm mục đích kinh

doanh mà chủ yếu là vay tiêu dùng, khách hàng thƣờng là cán bộ công chức có nghề nghiệp và mức lƣơng ổn định, chính vì thế mà khi giá cả hàng hóa tăng cao, trong khi tiền lƣơng không tăng theo kịp đã ảnh hƣởng làm tăng chi phí tiêu dùng, giảm khả năng trả nợ cho ngân hàng khi đến hạn. Tuy nhiên, vì khách hàng ở đây thƣờng là dân trí thức, có tinh thần trách nhiệm và ý thức đƣợc việc trả nợ cho ngân hàng nên dù thời gian trả nợ có hơi kéo dài hơn so với kế hoạch ban đầu, nhƣng khách hàng đều cố gắng trả lãi và gốc cho ngân hàng, điều đó đã góp phần làm giảm nợ xấu đối với lĩnh vực này trong 2 năm 2011 và 2012. Cũng giống nhƣ sự biến động đối với ngành thƣơng mại dịch vụ, trong 6 tháng đầu năm 2013, tình hình dƣ nợ của ngân hàng trong lĩnh vực này lại tăng trở lại, trong đó nợ xấu cũng tăng cao với 532 triệu đồng (tăng 65,22% so với cùng kỳ năm 2012).

50

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện càng long (Trang 54 - 60)