Cho vay là hoạt động sử dụng vốn chủ yếu của ngân hàng, vừa trực tiếp phục vụ nhu cầu vốn cho nền kinh tế, vừa mang lại thu nhập thƣờng xuyên cho ngân hàng. Thời gian gần đây, hoạt động tín dụng của ngân hàng đang phát triển theo chiều hƣớng tốt. Sau đây là bảng tổng kết hoạt động cho vay của ngân hàng từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013:
28
Bảng 4.2 Doanh số cho vay theo thời hạn của NHNo&PTNT huyện Càng Long
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Càng Long, từ năm 2010 đến tháng 6/2013)
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6 T 2012 6 T 2013 2011-2010 2012-2011
6T 2013-6T 2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 251.552 292.695 311.291 178.981 220.149 41.143 16,36 18.596 6,35 41.168 23,00 Trung và dài hạn 117.711 120.444 209.045 85.832 79.794 2.733 2,32 88.601 73,56 (6.038) (7,03)
29
4.2.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn
Qua bảng số liệu, ta thấy doanh số cho vay của Chi nhánh tăng liên tục từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. Trong đó, doanh số cho vay tăng trƣởng khá mạnh vào năm 2012, với tốc độ tăng trƣởng là 25,95% (tƣơng đƣơng với tăng 107.197 triệu đồng) so với 2011. Nguyên nhân là do năm 2012, sau khi lạm phát đƣợc kiềm chế và giảm so với 2011, từ đó lãi suất cho vay của ngân hàng cũng đã đƣợc điều chỉnh lại giảm dần so với 2011 để phù hợp với tình hình kinh tế, chính vì vậy, số lƣợng khách hàng có nhu cầu vay vốn trong năm 2012 tăng cao so với 2011, làm cho doanh số cho vay tăng trƣởng mạnh.
Mặt khác, ngân hàng cũng không ngừng đa dạng các sản phẩm cho vay đối với khách hàng, thƣờng xuyên phân tích, đánh giá khách hàng có nhu cầu vay vốn trên địa bàn, chủ động tìm kiếm các phƣơng án, dự án, các khách hàng tốt. Qua sự tăng trƣởng của doanh số cho vay có thể thấy đƣợc quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng mở rộng. Trong đó, doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao (từ 60% trở lên) trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
Doanh số cho vay ngắn hạn: Đây là hình thức cho vay có thời hạn đến
12 tháng, nhằm mục đích tài trợ vốn huy động thiếu hụt trong sản xuất. Trong 3 năm thì doanh số cho vay ngắn hạn tăng trƣởng mạnh nhất trong năm 2011, tăng 41.143 triệu đồng (tăng 16,36% so với 2010). Nguyên nhân là do ảnh hƣởng của lạm phát xảy ra trong năm 2011, lãi suất đầu vào tăng cao, kéo theo lãi suất đầu ra cũng tăng mạnh, mặt khác, do chi phí lãi phải trả cho vốn vay trung và dài hạn luôn cao hơn chi phí phải trả đối với vốn vay ngắn hạn, chính vì thế mà để vừa có vốn sản xuất kinh doanh, vừa tiết kiệm chi phí vay vốn nên đa số khách hàng đã chủ động lựa chọn vay vốn ngắn hạn. Đây cũng là nguồn đầu ra chính góp phần đẩy tổng doanh số cho vay của ngân hàng tăng trong năm 2011.
Kể từ năm 2012, lãi suất của ngân hàng có chiều hƣớng giảm xuống so với 2011, bên cạnh đó, trong vấn đề sản xuất đã bắt đầu có sự chuyển đổi phƣơng hƣớng sản xuất với thời gian dài hơn, vì vậy nhiều hộ dân đã mạnh dạn vay vốn với thời gian dài hơn để đầu tƣ sản xuất. Do đó, doanh số cho vay đối với ngắn hạn không còn tăng trƣởng mạnh nhƣ trong thời gian trƣớc mà chỉ tăng ở mức trung bình là 18.596 triệu đồng (tƣơng đƣơng 6,35%) so với 2011.
Trong 6 tháng đầu năm 2013, lãi suất ngân hàng tiếp tục giảm, song song đó, để thực hiện chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Agribank Càng Long đã mở rộng cho vay đối với các hộ sản xuất, đồng thời, trong thời gian này, huyện Càng Long cũng đã triển khai thực hiện mô hình
30
cánh đồng lúa cao sản và cánh đồng mẫu lớn, làm chuyển đổi tập quán sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung với quy trình thống nhất, vì thế mà các hộ nông dân rất cần thêm vốn để đầu tƣ sản xuất, nên đã đẩy doanh số cho vay ngắn hạn trong nửa đầu 2013 tiếp tục tăng lên: 41.168 triệu đồng so với cùng kỳ 2012.
Doanh số cho vay trung - dài hạn: Mục đích cho vay trung dài hạn là
cung cấp một lƣợng vốn lớn để khách hàng phát triển quy mô sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị mới; hình thức cho vay này luôn chiếm tỷ trọng thấp hơn cho vay ngắn hạn: năm 2011, loại hình này chỉ chiếm tỷ trọng 29,15% trong tổng doanh số cho vay (giảm 2,73%), riêng về tốc độ tăng trƣởng cũng khá thấp chỉ tăng 2,32% so với 2010. Nguyên nhân làm cho tỷ trọng doanh số cho vay trung - dài hạn giảm trong năm 2011, là do lĩnh vực cho vay này vốn đã tồn tại khá nhiều rủi ro nhƣ: vốn vay lớn, thời gian hoàn vốn dài nên nguy cơ mất vốn sẽ cao hơn trong tình trạng nền kinh tế có nhiều thay đổi; mặt khác, do lãi suất cho vay trong năm 2011 khá cao, nên khách hàng cũng có sự e dè đối với khoản vay này khi phải chi trả chi phí khá cao cho việc sử dụng vốn. Bên cạnh đó, về phía ngân hàng, cũng có sự cẩn trọng hơn trong việc cho vay vốn, vì với nền kinh tế có nhiều biến động, để giảm thiểu rủi ro mất vốn và tăng khả năng kiểm soát chặt chẽ hơn, ngân hàng buộc phải hạn chế cho vay trung-dài hạn. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận là những năm gần đây, doanh số cho vay trung-dài hạn không ngừng có sự tăng trƣởng, đặc biệt trong năm 2012, doanh số cho vay trung dài hạn đạt tốc độ tăng trƣởng cao nhất trong 3 năm 2010-2012, tăng 73,56% so với 2011; đồng thời, cũng trong năm 2012, hình thức này cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số cho vay với 40,17%. Nguyên nhân là do nền kinh tế địa phƣơng từng bƣớc phát triển, ngƣời dân làm ăn có hiệu quả hơn, nhu cầu mua sắm trang thiết bị, vật tƣ phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhu cầu xây dựng nhà ở cũng tăng cao; bên cạnh đó, do mức lãi suất cho vay đã giảm xuống, nên khách hàng cũng đã mạnh dạng vay vốn sản xuất với thời gian dài hơn, để vừa có thể phát triển sản xuất lâu dài, vừa có thêm thời gian để trả nợ, từ đó dẫn đến nhu cầu vay vốn trung-dài hạn cũng tăng trƣởng tốt hơn.
Sang 6 tháng đầu năm 2013, do giá nguyên vật liệu xây dựng tăng, bên cạnh đó, giá cả hàng hóa nông sản trên thị trƣờng cũng khó nắm bắt, nên để tiết kiệm chi phí, hạn chế rủi ro, nên một phần khách hàng đã quyết định vay vốn ngắn hạn thay vì trung hay dài hạn, từ đó mà công tác cho vay trung-dài hạn cũng giảm xuống, song song đó thì doanh số cho vay ngắn hạn trong thời gian này lại tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trƣớc.
31
Bảng 4.3 Doanh số cho vay theo ngành của NHNo&PTNT huyện Càng Long
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Càng Long, từ năm 2010 đến tháng 6/2013)
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T 2012 6T 2013 2011-2010 2012-2011
6T2013-6T 2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp - thủy sản 152.996 168.094 198.630 124.462 131.975 15.098 9,87 30.536 18,17 7.513 6,04 Công nghiệp - xây dựng 8.785 6.267 10.801 3.972 4.499 (2.518) (28,66) 4.534 72,35 527 13,27 Thƣơng mại - dịch vụ 126.361 139.821 177.417 82.092 107.979 13.460 10,65 37.596 26,89 25.887 31,53 Khác 81.121 98.957 133.488 54.287 55.489 17.836 21,99 34.531 34,89 1.202 2,21
32
4.2.1.2 Doanh số cho vay theo ngành
Việc phân tích doanh số cho vay theo ngành là điều cần thiết, qua đó, ta có thể nắm bắt đƣợc cơ cấu cho vay đối với các ngành nghề của ngân hàng nhƣ thế nào và tùy theo tình hình kinh tế địa phƣơng mà có sự chuyển dịch cho phù hợp, có nhƣ thế hoạt động tín dụng của ngân hàng mới có thể tốt hơn.
Ngành nông nghiệp-thủy sản: Nông nghiệp-thủy sản là ngành chiếm
tỷ trọng cao nhất trong tất cả các ngành (luôn lớn hơn 38%) trong tổng doanh số cho vay.
Qua bảng số liệu, ta thấy doanh số cho vay đối với ngành này tăng đều qua các năm, nguyên nhân là do nhu cầu vay vốn của khách hàng (ở đây chủ yếu là hộ sản xuất) ngày càng tăng. Khách hàng vay vốn chủ yếu là để sử dụng cho mục đích chăn nuôi heo, bò, mua bán lúa, mua bán lát, trồng cây ăn quả, nuôi cá da trơn…bên cạnh đó, do các hộ sản xuất chủ yếu sống bằng nghề nông, thu nhập của họ thƣờng chỉ mang tính thời vụ, nên muốn mở rộng quy mô sản xuất, tu sửa chuồng trại, cải tạo vƣờn, ao, mua sắm thiết bị phục vụ sản xuất thì họ thƣờng nhờ đến các khoản vay từ ngân hàng. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, do ảnh hƣởng của thời tiết, dịch bệnh xảy ra đối với cây trồng, vật nuôi nên ngƣời dân có phần hạn chế đầu từ trong lĩnh vực nông nghiệp-thủy sản; về phía ngân hàng cũng có sự cân nhắc k hơn khi cho vay trong lĩnh vực này, kết quả dẫn đến doanh số cho vay trong ngành nông nghiệp-thủy sản có tăng nhƣng với tỷ lệ không cao trong năm 2011.
Sang năm 2012, tỷ trọng doanh số cho vay trong ngành nông nghiệp-thủy sản có sự tăng trƣởng cao hơn năm 2011, với tốc độ tăng trƣởng là 18,17% so với 2011. Nguyên nhân là do trong thời gian này ngƣời dân sản xuất đƣợc mùa với sản lƣợng cao, thu nhập tăng, cùng với mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm xuống, nên ngƣời dân có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất, chăn nuôi thêm gia súc, gia cầm, cải tạo vƣờn…bên cạnh đó, với các chƣơng trình khuyến ngƣ, tƣ vấn cho ngƣời dân các biện pháp nuôi trồng thủy sản với các mô hình hiệu quả, chính vì thế mà ngành thủy sản cũng đã đƣợc ngƣời dân chú ý, mạnh dạn đầu tƣ, phát triển, chuyển đổi cơ cấu và quy mô sản xuất, nhƣ đầu tƣ vào nuôi tôm, với nguồn tôm giống từ xã Đức M , huyện Càng Long.
Kế thừa nền tảng phát triển từ năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay ngành nông nghiệp-thủy sản tiếp tục tăng trƣởng, đã có không ít hộ nông dân chuyển từ sản xuất với quy mô nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung với mô hình cánh đồng mẫu lớn, do đó, để có thêm vốn sản xuất, đa số ngƣời dân đã lựa chọn đến vay vốn tại NHNo&PTNT huyện Càng Long (vốn gắn bó lâu đời với hoạt động sản xuất nông nghiệp), từ đó mà ngân hàng đã mở rộng phạm vi cho vay đến con số 131.975 triệu đồng (tăng 6,04% so với cùng kỳ 2012).
33
Ngành công nghiệp-xây dựng: Đây không phải là thế mạnh sản xuất tại địa phƣơng, do vậy mà doanh số cho vay ngành công nghiệp - xây dựng luôn chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng doanh số cho vay.
Trong năm 2011, doanh số cho vay trong lĩnh vực này giảm 2.518 triệu đồng (giảm 28,66%) so với 2010. Nguyên nhân là đặc điểm kinh tế địa phƣơng chủ yếu là ngành nông nghiệp - thủy sản, còn ngành công nghiệp - xây dựng lại còn khá non trẻ, chủ yếu là xay xát gạo và chế biến dừa, chƣa có sự phong phú về ngành nghề nên ít ngƣời có nhu cầu sử dụng vốn để đầu từ vào lĩnh vực này. Sang năm 2012, khi tình hình kinh tế bắt đầu có biến chuyển tốt, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện có thu nhập tốt hơn, nên họ có nhu cầu vay thêm vốn để phát triển các ngành nghề công nghiệp, chính vì thế làm cho doanh số cho vay trong thời gian này có sự dao động nhẹ với chiều hƣớng tích cực so với 2011 với con số là 10.801 triệu đồng (tăng 72,35% so với 2011), và trong 6 tháng đầu năm 2013, cho vay đối với ngành công nghiệp xây dựng đã tăng nhẹ với 527 triệu đồng (tăng 13,2% so với 6 tháng đầu 2012).
Ngành thƣơng mại - dịch vụ: Đây là khoản tín dụng đƣợc sử dụng trong lĩnh vực buôn bán lẻ, vận tải kho bãi,…từ bảng số liệu, ta thấy doanh số cho vay đối với lĩnh vực này tăng liên tục qua các năm. Đặc biệt, trong năm 2010, doanh số cho vay trong lĩnh vực này chiếm tỷ trọng khá cao với 34,22%. Riêng nửa đầu 2013, ngân hàng đã tiến hành cho vay đối tƣợng này đƣợc 107.979 triệu đồng (tăng 25.887 triệu đồng so với nửa đầu 2012). Điều này cho thấy ngành thƣơng - mại dịch vụ ngày càng phát triển mạnh, nên có nhu cầu vay vốn cao để mua bán trao đổi hàng hóa, cung cấp những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Đạt đƣợc kết quả nhƣ vậy còn là nhờ ảnh hƣởng tích cực của bộ mặt kinh tế huyện: cơ sở hạ tầng, giao thông của địa phƣơng ngày càng hoàn chỉnh, thông suốt, tạo cơ hội để thu hút đầu tƣ nên đã góp phần giúp cho ngành thƣơng mại - dịch vụ đẩy mạnh về thành phần tham gia, quy mô lẫn chủng loại hàng hóa, từ đó, kéo theo doanh số cho vay trong lĩnh vực này ngày càng tăng. Tuy nhiên, do đây là lĩnh vực khá nhạy với diễn biến của nền kinh tế, nên ngân hàng cần thƣờng xuyên theo dõi diễn biến tình hình kinh tế, để có chính sách phù hợp với ngành có nhiều tiềm năng này.
Ngành khác: Ngoài các ngành chủ yếu trên thì ngân hàng còn cho vay
tiêu dùng nhằm cải thiện đời sống của ngƣời dân, nhƣ: cho vay mua sắm đồ dùng trong gia đình, mua sắm thiết bị, bên cạnh đó còn cho vay xuất khẩu lao động…dựa vào bảng số liệu, ta thấy doanh số này tăng liên tục qua các năm trong tổng doanh số cho vay: năm 2011 tăng 17.836 triệu đồng(tăng 21,99% so với 2010), năm 2012, tiếp tục tăng lên 34.531 triệu đồng(tăng 34,89% so với 2011), riêng 6 tháng đầu 2013, con số này chỉ tăng nhẹ 1.202 triệu
34
đồng(tăng 2,21% so với cùng kỳ năm trƣớc). Nguyên nhân là do đời sống vật chất cũng nhƣ đời sống tinh thần thần của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao, cùng với việc ngân hàng ngày càng mở rộng liên kết với các cơ quan tại địa phƣơng trong việc tiến hành chi trả lƣơng qua thẻ, nên ngày càng có nhiều khách hàng là công nhân viên chức có nhu cầu vay vốn từ qu lƣơng đã chủ động tìm đến với NHNo&PTNT huyện Càng Long để vay vốn, do đối tƣợng này có thu nhập ổn định, có mức độ rủi ro thấp, nên ngày càng đƣợc ngân hàng đẩy mạnh cho vay. Từ đó mà doanh số cho vay đối với lĩnh vực này luôn tăng đều qua mỗi năm.