viên và tập thể học viên cấp phân đội ở Học viện Khoa học quân sự hiện nay
Quá trình hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách người học viên cấp phân đội luôn là sự thống nhất biện chứng giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan. Trong đó, điều kiện khách quan là yếu tố suy đến cùng quyết định chủ quan. Song, khi đã hội đủ điều kiện khách quan thì vai trò quyết định đến việc phát triển, hoàn thiện nhân cách lại thuộc về nhân tố chủ quan của chủ thể. Tính tích cực, chủ động, sáng tạo có bản lĩnh cao của người học viên và tập thể học viên cấp phân đội chính là nhân tố chủ quan tác động trở lại những điều kiện khách quan trong quá trình phát triển, hoàn thiện nhân cách của họ. Đó là quá trình lĩnh hội, chuyển hoá những tri thức, kinh nghiệm của các thế hệ trước truyền lại; tiếp nhận những tri thức, giá trị mới; lọc bỏ những vấn đề không phù hợp, không cơ bản, giữ lại những yếu tố bản chất, cốt lõi nhất phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Học viện và những giá trị, chuẩn mực xã hội. Đó cũng là quá trình đấu tranh gian khổ, phức tạp và không kém phần quyết liệt giữa cái đúng với cái sai, giữa cái tiến bộ với cái tiêu cực, lạc hậu, giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái thiện và cái ác, giữa giá trị và không giá trị, phản giá trị…, trong bản thân mỗi học viên và tập thể học viên cấp phân đội trước những cám dỗ, tác động nhiều mặt của kinh tế thị trường hiện nay.
Để làm được điều đó, đối với mỗi học viên cấp phân đội không những phải có lòng kiên trì, sự bền bỉ mà còn phải có lý trí và ý chí, quyết tâm cao để chiến thắng được những khó khăn, gian khổ và sức hấp dẫn, cám dỗ của cuộc sống vương giả trong nền kinh tế thị trường; đặc biệt, điều khó khăn, phức tạp nhất là chiến thắng chính bản thân mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Đạo đức cách mạng không phải
trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” [33, tr.293]. Nhất là, trước những diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước, khu vực và quốc tế hiện nay, thì vấn đề trên càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, những chiến thắng đó chỉ có thể trở thành hiện thực nếu những điều nêu trên diễn ra ở mọi thành viên trong tập thể học viên cấp phân đội, tạo thành một sức mạnh đặc biệt, một phong trào rộng lớn vượt qua mọi trở ngại. Vì vậy, phát huy vai trò tích cực, chủ động, có bản lĩnh cao của người học viên và tập thể học viên cấp phân đội ở Học viện Khoa học quân sự là giải pháp có ý nghĩa hết sức quan trọng, trực tiếp quyết định đến chất lượng phát triển, hoàn thiện nhân cách học viên cấp phân đội dưới tác động của mặt trái kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. Qua tham khảo 55 giảng viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý học viên cấp phân đội, có 87,3% ý kiến khẳng định, đây là giải pháp rất quan trọng và thiết thực nhất hiện nay [51].
Phát huy tính tích cực, chủ động có bản lĩnh cao của học viên và tập thể học viên cấp phân đội là một giải pháp nhằm phát huy yếu tố nội lực, tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển năng lực nhận thức, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hoạt động thực tiễn của mỗi học viên trong quá trình GD - ĐT. Bởi vì, khi người học viên tích cực, chủ động và quyết tâm cao trong quá trình học tập, rèn luyện; luôn say mê, hứng thú trong nghiên cứu, tiếp cận giải quyết vấn đề thực tiễn nảy sinh…; họ sẽ nhận thức sâu sắc hơn về nhiệm của mình, khát khao sáng tạo trong học tập, rèn luyện và hoạt động thực tiễn; biết biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo; biết và chủ động khắc phục mọi khó khăn, tác động tiêu cực từ bên ngoài để vươn lên lĩnh hội tri thức khoa học, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp. Trong quá trình GD - ĐT, hoạt động tích cực, chủ động, quyết tâm tự học tập, nghiên cứu, rèn luyện của người học là một trong những khâu quan trọng, quyết định đến quá trình lĩnh hội tri thức, hình thành, phát triển các phẩm chất nhân cách, năng lực hoạt động thực tiễn của người sĩ quan tương lai. Các nhân tố, các điều kiện khách quan trong quá trình đào tạo như: Mục tiêu, yêu cầu đào tạo, nội dung, chương trình, chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên, công tác lãnh đạo quản lí và bảo đảm cơ sở vật chất…, dù có tác động đến đâu, cũng không thể đạt được kết quả cao nếu không phát huy tính tích
cực, chủ động, có bản lĩnh cao của người học viên trong quá trình đào tạo. Vì vậy, để phát huy vai trò tích cực, chủ động có bản lĩnh cao của học viên và tập thể học viên cấp phân đội trong quá trình phát triển nhân cách của họ dưới tác động của mặt trái kinh tế thị trường hiện nay, cần hướng vào giải quyết một số vấn đề sau:
Một là, tăng cường giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm, xây dựng thái độ,
động cơ đúng đắn trong học tập, rèn luyện cho học viên.
Đây là biện pháp nhằm làm biến đổi các phẩm chất tâm lí trong nhận thức, tình cảm và ý chí phấn đấu của người học viên. Vì vậy, phải thường xuyên tăng cường giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm, động cơ, thái độ, học tập đúng đắn, làm cho họ nhận thức rõ mục đích, yêu cầu của quá trình học tập, rèn luyện để không ngừng vươn lên lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ xảo, kỹ năng nghề nghiệp. Trên cơ sở đó, tạo ra nhu cầu, biến thành động lực bên trong thúc đẩy lòng nhiệt tình, sự say mê trong học tập, rèn luyện của họ. Thái độ, động cơ đúng đắn sẽ giúp người học viên vượt qua mọi khó khăn, tác động ngoại cảnh để vươn lên lĩnh hội tri thức, rèn luyện, phát triển phẩm chất nhân cách của người học viên cấp phân đội - người sĩ quan tương lai.
Mặt khác, có nhận thức, thái độ, động cơ đúng đắn sẽ giúp cho người học tự lựa chọn được phương pháp học tập, rèn luyện phù hợp với khả năng, đặc điểm của mình; khắc phục được tính thụ động, trông chờ, ỷ lại trong quá trình đào tạo. Bên cạnh đó, phải thường xuyên tổ chức giáo dục, quán triệt cho học viên nhận thức sâu sắc về mục tiêu, yêu cầu đào tạo; thấy được những thuận lợi, khó khăn trong quá trình học tập để có sự chuẩn bị đầy đủ, chu đáo về mọi mặt. Biết lựa chọn phương pháp học tập, nghiên cứu phù hợp; biết vận dụng sáng tạo những nội dung đã lĩnh hội vào giải quyết những vấn đề thực tiễn nảy sinh. Đồng thời, cũng cần phải thường xuyên tổ chức cho học viên tự phân loại, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của mình; kết hợp chặt chẽ với tổ chức các phong trào thi đua sôi nổi, sâu rộng để nâng cao chất lượng trong học tập, nghiên cứu, rèn luyện, hoạt động thực tiễn của học viên. Kết hợp chặt chẽ, giữa nhận xét, đánh giá khách quan kết quả học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học của học viên với chính sách khuyến khích hợp lý cả về vật chất và tinh thần, tạo động lực để họ ngày càng phát huy tốt tính tích cực, chủ động học tập, rèn luyện, nghiên cứu trong quá trình đào tạo tại Học viện.
Hai là, tăng cường bồi dưỡng phương pháp, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu
nhằm phát huy tốt tính tích cực, chủ động, tự giác của người học viên trong quá trình đào tạo.
Đây là biện pháp nhằm phát huy những nhân tố bên trong như: nhận thức, tình cảm, ý chí, niềm tin..., làm cơ sở để chuyển hoá có hiệu quả sự tác động của các yếu tố khách quan thành nhận thức, hành động một cách chủ động, sáng tạo của chủ thể trong quá trình lĩnh hội. Đồng thời, phương pháp, kỹ năng tự học tập, rèn luyện, nghiên cứu còn là phương tiện, điều kiện, cách thức giúp người học viên biết cách học tập, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp phù hợp với khả năng, đặc điểm của mình. Mặt khác, nó còn tạo cho người học viên một tác phong, phương pháp làm việc khoa học, có tính độc lập, sáng tạo cao, tạo ra sự say mê, hứng thú, tận dụng triệt để, hiệu quả mọi điều kiện để học tập, nghiên cứu nhằm cập nhật, bổ sung hệ thống tri thức khoa học, ngày càng làm giàu trí tuệ của mình. Bồi dưỡng phương pháp, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu và hoạt động cho học viên phải tiến hành chặt chẽ các bước: Truyền thụ lý thuyết, hướng dẫn cách làm, giao vấn đề để họ tự xử lý, sau đó kiểm tra đánh giá kết quả cụ thể, chỉ ra nguyên nhân mạnh yếu…, cứ như vậy, người học viên sẽ huy động mọi khả năng, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo và hình thành, phát triển phương pháp, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu.
Ba là, tổ chức tốt các hoạt động thực tiễn cho người học viên và tập thể học
viên cấp phân đội.
Hoạt động thực tiễn là môi trường để người học viên và tập thể học viên tự khẳng định mình, là quá trình người học vận dụng những tri thức đã lĩnh hội được và huy động mọi khả năng vào giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra trong quá trình đào tạo và cả sau này. Thực tiễn không chỉ là nơi kiểm tra, đánh giá trình độ nhận thức, năng lực hoạt động, bản lĩnh nghề nghiệp của người học viên, mà còn kích thích sự say mê, hứng thú, nhiệt tình, sáng tạo của họ; tạo động lực tích cực thúc đẩy họ tiếp tục phát huy vai trò tích cực, chủ động học tập, rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu vươn lên. Vì vậy, để tổ chức tốt các hoạt động thực tiễn cho học viên và tập thể học viên cấp phân đội trong quá trình đào tạo, cần phải:
Căn cứ vào nội dung, chương trình đào tạo của từng năm học, khoá học, cơ quan đào tạo, khoa giáo viên, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cần có sự phối hợp chặt chẽ, xây dựng nội dung cho các hoạt động tập bài, diễn tập, thực tập cuối khoá của học viên một cách khoa học, hợp lý; tiến hành phổ biến, hướng dẫn cụ thể, chi tiết đến từng học viên để họ hiểu rõ, nắm vững và tự xác định kế hoạch.
Giao các tình huống cụ thể, sát với thực tiễn tác nghiệp cho từng người, từng nhóm học viên; phân công cán bộ, giảng viên thường xuyên theo dõi, giúp đỡ người học trong quá trình tổ chức thực hiện. Kết thúc mỗi tình huống cụ thể, tiến hành sơ - tổng kết, rút kinh nghiệm kịp thời. Bên cạnh đó, cũng cần phải đưa người học vào rèn luyện, thử thách trong nhiều tình huống có thật, nhưng đã qua mà họ chưa được biết, đặt họ vào nhiều cương vị khác nhau phù hợp với mục tiêu đào tạo để họ vận dụng tri thức lĩnh hội được vào xử lý.
Cùng với các nội dung trên, phải chú trọng tổ chức tốt hoạt động thực tập cuối khoá. Đây là một trong những yêu cầu cao nhất của quá trình đào tạo, bởi nó là hoạt động tổ chức cho người học viên thực hành tác nghiệp thực tế ở các tổ, các nhóm đang làm nghiệp vụ. Do đó, người học viên phải huy động mọi khả năng, phẩm chất có thể, cả trí lực và thể lực để hoàn thành nhiệm vụ thực tập trên từng cương vị. Đây cũng là hoạt động phản ánh khá chính xác sự phát triển, hoàn thiện nhân cách của người học viên cấp phân đội Học viện Khoa học quân sự hiện nay.
** * * *
Phát triển nhân cách học viên cấp phân đội hiện nay là một nhiệm vụ chính trị trung tâm của Học viện Khoa học quân sự. Trong những năm qua, chất lượng GD - ĐT và sự phát triển nhân cách học viên cấp phân đội ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, hiện nay phát triển nhân cách học viên cấp phân đội dưới tác động của mặt trái kinh tế thị trường ở Việt Nam còn tồn tại một số hạn chế cần phải khắc phục kịp thời. Những hạn chế đó do nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan; chủ yếu là do nguyên nhân chủ quan của các chủ thể phát triển nhân cách ở Học viện.
Do đó, để khắc phục những hạn chế trên, phát triển nhân cách học viên cấp phân đội Học viện Khoa học quân sự dưới tác động của mặt trái kinh tế thị trường
ở Việt Nam hiện nay, phải coi trọng thực hiện đồng bộ hệ thống giải pháp nêu trên. Mặc dù vị trí, nội dung của từng giải pháp khác nhau, nhưng mỗi giải pháp đều có vai trò quan trọng tác động đến sự phát triển các yếu tố, các phẩm chất cấu thành nhân cách người học viên đó, thông qua sự tác động qua lại giữa các lực lượng, các chủ thể quá trình phát triển nhân cách học viên cấp phân đội Học viện Khoa học quân sự hiện nay.
KẾT LUẬN
Học viên cấp phân đội Học viện Khoa học quân sự là những quân nhân cách mạng, được GD - ĐT trở thành người sĩ quan cấp phân đội của QĐND Việt Nam, có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới của Quân đội nói chung, của các đơn vị trong toàn quân và của Tổng cục II nói riêng. Vì vậy, trước những tác động xã hội, mà chủ yếu là của mặt trái kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, nhân cách của họ phải được xây dựng, phát triển lên một chất lượng mới, ngang tầm với tính chất, nhiệm vụ của người cán bộ thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực Tình báo quốc phòng Việt Nam. Có như vậy, mới đáp ứng được mục tiêu đào tạo và sau khi tốt nghiệp, họ mới có thể hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ có tính đặc thù của Ngành hiện nay.
Phát triển nhân cách của học viên cấp phân đội Học viện Khoa học quân sự dưới tác động của mặt trái kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, là quá trình tác động toàn diện, hợp quy luật của các chủ thể GD - ĐT cùng với sự tích cực, sáng tạo, nỗ lực học tập, rèn luyện, phấn đấu của người học viên, nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường, làm thay đổi về chất trong nhận thức, tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lối sống, năng lực hoạt động thực tiễn của họ; từng bước hình thành, phát triển và hoàn thiện các phẩm chất nhân cách người học viên cấp phân đội - người sĩ quan tương lai, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo ngày càng cao của Học viện.
Phát triển nhân cách học viên cấp phân đội Học viện Khoa học quân sự dưới tác động của mặt trái kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, vừa tuân theo quy luật chung, vừa phụ thuộc vào nhận thức khoa học, năng lực tổ chức thực tiễn trong phát
triển nhân cách học viên của đội ngũ giảng viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý học viên cấp phân đội; phụ thuộc nội dung, chương trình đào tạo của Học viện có tác động trực tiếp đến phát triển nhân cách học viên; phụ thuộc vào môi trường sống, mà trực tiếp là môi trường sư phạm quân sự ở Học viện cũng như nhân tố chủ quan của người học viên và tập thể học viên cấp phân đội.
Sự tác động tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay đến mọi mặt của đời sống xã hội nói chung, đến phát triển nhân cách học viên cấp phân đội Học viện Khoa học quân sự nói riêng là tất yếu khách quan. Do đó, những hạn