Thực trạng phát triển nhân cách học viên cấp phân đội Học viện Khoa học quân sự dưới tác động của mặt trái kinh tế thị trường ở Việt Nam

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ phát triển nhân cách học viên cấp phân đội học viện khoa học quân sự dưới tác động của mặt trái kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay (Trang 47 - 59)

nguyên nhân, bài học rút ra từ thực tiễn

2.1.1. Thực trạng phát triển nhân cách học viên cấp phân đội Học việnKhoa học quân sự dưới tác động của mặt trái kinh tế thị trường ở Việt Nam Khoa học quân sự dưới tác động của mặt trái kinh tế thị trường ở Việt Nam

Thực trạng là toàn bộ quá trình vận động hiện thực của sự vật, hiện tượng trong những thời điểm nhất định. Đánh giá thực trạng, tức là xem xét mức độ vận động, biến đổi của các mặt, các bộ phận, các yếu tố của sự vật, hiện tượng; qua đó phát hiện những dấu hiệu đặc trưng, những chỉ số tồn tại và phát triển của chúng, những dấu hiệu và chỉ số phản ánh một cách chân thật chất - lượng của sự vật, hiện tượng ở một thời điểm nhất định của quá trình phát triển. V.I.Lênin chỉ rõ: “Một

hiện tượng nhất định đã xuất hiện trong lịch sử như thế nào, hiện tượng đó đã trải qua những giai đoạn phát triển chủ yếu nào và đứng trên quan điểm của sự phát triển đó để xem xét hiện nay nó đã trở thành như thế nào” [25, tr.78].

Bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội; những quan hệ đó luôn vận động, biến đổi theo sự biến đổi của tình hình kinh tế - xã hội. Xuất phát từ những thay đổi to lớn của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội đất nước; sự vận động, phát triển của yêu cầu, nhiệm vụ của Quân đội và Tổng cục hiện nay. Nên nhân cách học viên cấp phân đội Học viện Khoa học quân sự không phải là cái nhất thành bất biến, mà cũng có sự vận động, phát triển không ngừng. Do đó, việc lượng hoá, đánh giá đúng thực trạng phát triển các phẩm chất nhân cách người học viên đó dưới tác động của mặt trái kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay là một vấn đề không đơn giản. Để giải quyết đúng đắn vấn đề này, cần phải có quan điểm thực tiễn, khách quan, toàn diện, lịch sử cụ thể và phát triển trong xem xét tất cả các yếu tố cấu thành nhân cách người học viên đó. Bởi, những tác động của mặt trái kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay đã và đang làm thay đổi thang giá trị, chuẩn mực xã hội và cơ bản tạo ra những yếu tố gây bất lợi cho quá trình phát triển nhân cách con người Việt Nam nói chung, người học viên cấp phân đội Học viện Khoa học quân sự nói riêng. Nhưng với tính tích cực, linh hoạt, sáng tạo của ý thức đã làm cho hoạt động thực tiễn của họ không những phân biệt rõ: Đúng - sai, tốt - xấu, thiện - ác, giá trị - phản giá trị…, mà còn sáng tạo vượt qua cái cũ lỗi thời, lạc hậu chuyển sang cái cao cả trọn vẹn, vươn tới những giá trị, chuẩn mực mới. Quá trình đó, chủ thể sáng tạo nhân cách vừa biết kế thừa, chọn lọc những chuẩn mực, giá trị xã hội đích thực; vừa loại bỏ những thói hư, tật xấu, những lệch chuẩn để không ngừng hoàn thiện mình. Đó là quá trình hình thành, phát triển những phẩm chất bên trong của họ và chính là quá trình chủ thể sáng tạo.

Qua khảo sát thực tế tại Học viện Khoa học quân sự của tác giả. Cho thấy, các phẩm chất nhân cách người học viên cấp phân đội được hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện chủ yếu từ môi trường ở Học viện trong suốt thời gian đào tạo 5 năm (hiện nay là 4 năm). Đồng thời, nó được phát triển, hoàn thiện bởi nhiều yếu tố, nhiều phẩm chất khác nhau trong mối quan hệ biện chứng với điều kiện,

hoàn cảnh hiện thực. Nhưng, tựu chung lại, những yếu tố cơ bản nhất, cấu thành sự phát triển, hoàn thiện nhân cách người học viên cấp phân đội hiện nay đó là: Phẩm chất chính trị; phẩm chất đạo đức, lối sống; phẩm chất trí tuệ, năng lực hoạt động thực tiễn. Đồng thời, đánh giá thực trạng phát triển nhân cách của người học viên đó, chính là xem xét sự phát triển của các phẩm chất nhân cách này.

Về phẩm chất chính trị

Phẩm chất chính trị là sự giác ngộ của con ng−ời về lợi ích giai cấp và dân tộc, về hình thức tổ chức nhà n−ớc, về chế độ xã hội, về mối quan hệ giữa các giai cấp, các quốc gia dân tộc, về mục tiêu của tiến bộ xã hội…, trên lập tr−ờng của một giai cấp nhất định và đ−ợc biểu hiện ra ở thái độ, hành vi, năng lực hoạt động chính trị thực tiễn để bảo vệ lợi ích chính trị của giai cấp, nhà n−ớc mà họ là thành viên.

Phẩm chất chính trị là một phẩm chất xã hội cơ bản, chủ đạo trong hệ thống các phẩm chất nhân cách con người. Phẩm chất chính trị của học viên cấp phân đội Học viện Khoa học quân sự là sự phản ánh trình độ giác ngộ chính trị, giác ngộ lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc trên lập tr−ờng của giai cấp công nhân, đường lối, quan điểm của Đảng. Nó đ−ợc thể hiện ở thái độ, hành vi và năng lực hoạt động thực tiễn chính trị, xã hội, quân sự của họ trong quá trình học tập, rèn luyện tại Học viện. Đó chính là phẩm chất chính trị quân nhân QĐND Việt Nam trong lĩnh vực hoạt động quân sự có tính đặc thù của Ngành Tình báo quốc phòng, nên vai trò của nó càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phát triển, hoàn thiện nhân cách của họ dưới tác động của mặt trái kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.

Thực trạng phát triển phẩm chất chính trị học viên cấp phân đội Học viện Khoa học quân sự dưới tác động của mặt trái kinh tế thị trường ở Việt Nam được biểu hiện trên mấy khía cạnh cụ thể sau:

Ưu điểm

Ý thức chính trị của học viên cấp phân đội đã hình thành, phát triển. Được quan tâm giáo dục chu đáo, đ−ợc trang bị một hệ thống lý luận cơ bản, thiết thực; nên người học viên đã có nhận thức khá đầy đủ, sâu sắc về lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, t− t−ởng Hồ Chí Minh, đ−ờng lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà n−ớc; nhiệm vụ của cách mạng, Quân đội, Tổng cục, cũng như của Học viện.

Qua đó, tình cảm, ý chí, niềm tin chính trị của họ đ−ợc xây dựng vững chắc, có cơ sở khoa học và từng bước phát triển. Thực tế cho thấy, mặc dù tình hình kinh tế, chính trị, quân sự thế giới và khu vực có nhiều biến động phức tạp, khó l−ờng. Các thế lực thù địch ra sức chống phá cách mạng nước ta trên mọi lĩnh vực; những tiêu cực, lạc hậu của mặt trái kinh tế thị trường đang xâm nhập vào các lĩnh vực của đời sống xã hội..., nhưng trong số 130 học viên cấp phân đội được hỏi ý kiến, có 80,8% tin t−ởng vào sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng và quân đội, tin vào con đ−ờng đi lên CNXH mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn; tin t−ởng vào thành công của sự nghiệp đổi mới toàn diện đất n−ớc do Đảng khởi x−ớng và lãnh đạo [52].

Lòng trung thành với lý t−ởng Cộng Sản chủ nghĩa, tinh thần sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ công cuộc lao động hoà bình của nhân dân và sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc cũng đã phát triển rõ nét ở họ. Lòng trung thành và tinh thần sẵn sàng chiến đấu đó biểu hiện ở ý chí quyết tâm bảo vệ và phát huy các giá trị tốt đẹp của CNXH, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, t− t−ởng Hồ Chí Minh, đ−ờng lối quan điểm của Đảng; phát huy các giá trị truyền thống quý báu của Dân tộc, Quân đội, Tổng cục, và của Học viện. Biểu hiện, khi được hỏi, có 70% ý kiến học viên cấp phân đội trả lời sẵn sàng nhận nhiệm vụ đi chiến đấu nếu kẻ thù xâm lược nước ta [52].

Sự phát triển phẩm chất chính trị không chỉ thể hiện trong ý thức, t− t−ởng, mà nó còn biểu hiện ra ở hành vi và hoạt động thực tiễn chính trị, xã hội. Sự biểu hiện cụ thể đó thông qua xu h−ớng, động cơ phấn đấu, thái độ và hành vi trong hoạt động thực tiễn hàng ngày, hàng giờ của mỗi học viên. Thực tế cho thấy, sau một thời gian được GD - ĐT, học viên cấp phân đội đều có khả năng đánh giá, giải quyết một cách sắc sảo, nhạy bén những vấn đề chính trị, xã hội của đất n−ớc, quân đội và đơn vị mình. Biểu hiện, khi được hỏi, có 83,8% tin t−ởng vào khả năng giành thắng lợi của quân đội ta nếu chiến tranh hiện đại xảy ra; 88,5% cho rằng sử dụng kinh tế thị trường trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta hiện nay là đúng đắn [52].

Bên cạnh đó, hầu hết học viên cấp phân đội đã tích cực, tự giác trong học tập, rèn luyện để lĩnh hội các quan điểm lý luận chính trị; nêu cao ý thức tổ chức kỷ luật, tích cực đấu tranh với các biểu hiện sai trái trong quân đội cũng nh− ngoài xã

hội; tích cực, nhiệt tình tham gia vào các hoạt động chính trị - xã hội trong Học viện và với địa ph−ơng nơi đóng quân; yên tâm, phấn khởi với nghề nghiệp đã lựa chọn, tích cực phấn đấu, rèn luyện để phát triển trên con đ−ờng binh nghiệp; hứng thú, say mê học tập các môn lý luận chính trị; phát huy đ−ợc ý chí, nghị lực và mọi tiềm năng của mình để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ đ−ợc giao. Đặc biệt, các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội trong nước, khu vực và quốc tế đã được hầu hết học viên quan tâm theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua cả sách, báo, đài phát thanh truyền hình và mạng internet một cách thường xuyên, tích cực và có những ý kiến trao đổi, bình luận khá sôi nổi, sắc bén.

Những kết quả thu đ−ợc ở trên có thể ch−a đạt tới trình độ nhận thức t− duy lý luận sâu sắc, ch−a thực sự vững chắc. Song nó đã phần nào nói lên một thực tế phát triển phẩm chất chính trị của đội ngũ học viên này là đáng khích lệ và có nhiều yếu tố tích cực. Qua đó giúp họ nhận thức đúng đắn hơn tình hình cách mạng, xu thế phát triển tất yếu của thời đại, tin vào t−ơng lai t−ơi sáng của đất n−ớc, quân đội và đơn vị mình. Tạo thêm động lực để họ v−ợt qua mọi khó khăn, tích cực, chủ động học tập, rèn luyện đáp ứng mục tiêu đào tạo và là cơ sở để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ sau này.

Hạn chế

Trình độ nhận thức của học viên cấp phân đội về những luận điểm căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, t− t−ởng Hồ Chí Minh, đ−ờng lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước mới chỉ dừng lại ở những nhận thức ban đầu, ch−a thật sự sâu sắc. Khả năng vận dụng lý luận của họ vào luận giải, xử lý các vấn đề chính trị, xã hội, quân sự trong cuộc sống hàng ngày còn lúng túng, bị động, thiếu sắc sảo, nhạy bén. Nên khi được hỏi, có 12,3% ý kiến học viên trả lời công cuộc xây dựng CNXH ở n−ớc ta khó thành công; 11,5% thấy khó trả lời về việc sử dụng kinh tế thị trường hiện nay; 16,2% ý kiến không tin tưởng lắm vào khả năng giành thắng lợi của quân đội ta nếu chiến tranh hiện đại xảy ra [52].

Cá biệt, có tới 31,5% ý kiến trả lời thấy khó hiểu trong học tập các môn học lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng; 11,5% ý kiến cho rằng cần cắt bớt nội dung học các môn này và 19,2% ý kiến trả lời tốt

nghiệp xong mới nhận nhiệm vụ đi chiến đấu nếu chiến tranh xảy ra [52]. Kết quả đó cho thấy, những học viên này có biểu hiện nhận thức mơ hồ, lệch lạc, ngại học tập các môn lý luận; không tích cực, chịu khó học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ nhận thức và hiểu biết sâu sắc về lý luận chính trị, về đ−ờng lối quan điểm của Đảng, nhiệm vụ của quân đội, của Ngành, của đơn vị mình; và ý thức chính trị, tình yêu Tổ quốc, yêu đồng bào của họ còn rất hạn chế.

Bên cạnh đó, trước sự thẩm thấu của tư tưởng, lối sống phương Tây; sự khuếch đại một số sai lầm, khuyết điểm của chúng ta trước đây của các thế lực thù địch. Một số học viên cấp phân đội đã có biểu hiện ngộ nhận, mơ hồ về một xã hội tư bản phát triển, dao động về tư tưởng, giảm sút niềm tin, ý chí trong tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu; một số chỉ quan tâm học tập các môn chuyên ngành, ít hoặc thậm chí không quan tâm đến các vấn đề chính trị, xã hội đang diễn ra; mục tiêu, yêu cầu đào tạo, những giá trị văn hoá, truyền thống của dân tộc, quân đội, Tổng cục và của Học viện cũng chỉ được họ quán triệt, thực hiện một cách hời hợt, không đầy đủ và thiếu nghiêm túc. Nên khi được hỏi nội dung chủ yếu về truyền thống của quân đội, Tổng cục và của Học viện, có tới 27,7% ý kiến trả lời chưa đầy đủ và thiếu chính xác [52].

Thực tế trên là đáng lo ngại, cho thấy nhận thức, đánh giá và giải quyết các vấn đề chính trị, xã hội với mục tiêu, lý tưởng của họ còn nhiều bất cập; biểu hiện sự non yếu về thế giới quan, phương pháp luận khoa học và sự phát triển phẩm chất chính trị ch−a đáp ứng đ−ợc mục tiêu đào tạo. Thực trạng đó đặt ra yêu cầu bức thiết đối với công tác giáo dục chính trị, t− t−ởng, xây dựng và củng cố thế giới quan khoa học, niềm tin cộng sản, làm cơ sở vững chắc để phát triển phẩm chất chính trị, góp phần phát triển, hoàn thiện nhân cách người học viên cấp phân đội hiện nay.

Về phẩm chất đạo đức, lối sống

Phẩm chất đạo đức, lối sống của người học viên cấp phân đội Học viện Khoa học quân sự chính là phẩm chất đạo đức cách mạng, lối sống XHCN của người quân nhân trong quân đội cách mạng. Nó phản ánh lợi ích và mối quan hệ lợi ích

của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc; là lối sống vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đoàn kết, hợp tác quốc tế hữu nghị, trong sáng trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân.

Phẩm chất đạo đức, lối sống là một phẩm chất căn bản, quan trọng - là yếu tố nền gốc cấu thành nhân cách người quân nhân cách mạng nói chung, người học viên cấp phân đội Học viện Khoa học quân sự nói riêng. Nó được xem như kim chỉ nam định hướng, dẫn dắt, điều chỉnh một cách tích cực, làm cho mọi suy nghĩ và

hành động của người học viên đó luôn phù hợp với giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội, đạo đức cách mạng cũng như những yêu cầu, chuẩn mực của lối sống XHCN và mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Học viện. Từ đó, tạo cơ sở thuận lợi trong việc truyền thụ và lĩnh hội hệ giá trị xã hội, góp phần tích cực trong phát triển, hoàn thiện các phẩm chất nhân cách người học viên cấp phân đội hiện nay.

Phẩm chất đạo đức, lối sống người học viên cấp phân đội được hình thành, phát triển trong suốt quá trình đào tạo và trong mối liên hệ biện chứng với các yếu tố của môi trường xã hội, trực tiếp là tác động mặt trái kinh tế thị trường; nó được biểu hiện rất cụ thể, sinh động ở suy nghĩ, hành động hằng ngày của họ. Trước hết, là ở sự phát huy cao độ tinh thần, trách nhiệm trong mọi hoạt động; ở kết quả học tập, rèn luyện của họ, đáp ứng tốt mục tiêu, yêu cầu đào tạo. Vì vậy, thực trạng phát triển phẩm chất đạo đức, lối sống của học viên cấp phân đội dưới tác động của mặt

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ phát triển nhân cách học viên cấp phân đội học viện khoa học quân sự dưới tác động của mặt trái kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay (Trang 47 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w