phát triển nhân cách học viên cấp phân đội Học viện Khoa học quân sự hiện nay.
Đây là một trong những giải pháp cơ bản, quan trọng và thiết thực trực tiếp trong phát triển các phẩm chất nhân cách người học viên cấp phân đội và hạn chế những tác động tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. Mục tiêu đào tạo là kết quả quá trình GD - ĐT được hình dung trước dưới dạng mô hình nhân cách với những yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực hoạt động thực tiễn. Nội dung, chương trình đào tạo chính là sự cụ thể hoá, chi tiết hoá của mục tiêu đào tạo phù hợp với đối tượng đào tạo và yêu cầu nhiệm vụ thực tiễn ở từng thời điểm cụ thể. Nội dung, chương trình đào tạo phù hợp sẽ giúp người học lĩnh hội được tri thức, phát triển tư duy, tạo cơ sở cho việc lọc bỏ các yếu tố lạc hậu, lĩnh hội giá trị và phát triển các phẩm chất nhân cách.
Trong từng giai đoạn, từng thời điểm, yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng, Quân đội và của Tổng cục có sự phát triển; dẫn tới tính chất, yêu cầu nhiệm vụ GD - ĐT cũng đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi mới. Theo đó, những tiêu chí cụ thể của mục tiêu đào tạo cũng phải vận động, phát triển phù hợp. Bên cạnh đó, sự tác động của mặt trái kinh tế thị trường đến phát triển nhân cách người học viên trong từng điều kiện, hoàn cảnh, từng thời điểm cũng khác nhau. Vì vậy, nội dung, chương trình đào tạo cần phải được bổ sung, đổi mới cho phù hợp với yêu cầu phát triển mà thực tiễn đặt ra. Tham khảo 55 giảng viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý học viên cấp phân đội, có 74,5% ý kiến khẳng định: Cần phải đổi mới nội dung, ch−ơng trình đào tạo có tác động trực tiếp đến phát triển nhân cách người học viên [51]; và 23,1% ý kiến học viên cấp phân đội trả lời cần phải đổi mới nội dung, chương trình đào tạo hiện nay [52].
Đổi mới nội dung, ch−ơng trình đào tạo có tác động trực tiếp đến phát triển nhân cách học viên cấp phân đội phải bám sát thực tiễn của đất n−ớc, Quân đội và của Ngành. Phải thiết kế cấu trúc nội dung, chương trình dạy - học theo h−ớng hiện đại hoá, chuẩn hoá, cơ bản, toàn diện, hệ thống, thống nhất, chuyên sâu và thiết thực. Phải giải quyết tốt mối quan hệ về tỉ lệ giữa các đơn vị kiến thức cơ bản, cơ sở và kiến thức chuyên ngành; giữa các đơn vị kiến thức khoa học quân sự, khoa học xã hội & nhân văn quân sự và khoa học chuyên ngành; giữa lý thuyết và thực hành; giữa trang bị kiến thức với rèn luyện tay nghề; đặc biệt đổi mới phải mang tính kế thừa, phát triển và kết hợp thật tốt giữa dạy nghề với dạy ng−ời. Đổi mới nội dung, ch−ơng trình đào tạo có tác động trực tiếp đến phát triển nhân cách học viên cấp phân đội Học viện Khoa học quân sự hiện nay, cần phải giải quyết tốt một số vấn đề cơ bản sau:
Một là, tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức
sâu sắc về chủ nghĩa Mác - Lênin, t− t−ởng Hồ Chí Minh, đ−ờng lối quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà n−ớc cho học viên.
Đổi mới ở đây không phải là thay nội dung, chương trình giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước bằng một nội dung khác; hay làm mất đi tính cách mạng, khoa học, đúng đắn của nó. Tuy nhiên việc giáo dục các nội dung đó, phải trên tinh thần đổi mới; đó là, đổi mới ngay trong bản thân các nội dung giáo dục, đổi mới quan niệm của người dạy và người học về vị trí, vai trò của từng nội dung trong hệ thống các tri thức của nhân loại, đổi mới cách tiếp cận nội dung giáo dục, đổi mới trật tự cấu trúc nội dung phù hợp lôgíc phát triển nhận thức của người học. Qua khảo sát thực tế, có 31,5% ý kiến học viên cấp phân đội cho rằng, khó hiểu khi học các môn về lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, t− t−ởng Hồ Chí Minh, đ−ờng lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà n−ớc [52]. Do đó, đổi mới trước hết phải nhằm làm cho người học viên cấp phân đội hiểu được:
Thứ nhất, chủ nghĩa Mác - Lênin là một học thuyết cách mạng, khoa học và
triệt để; là khoa học về quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội và t− duy. Đó là học thuyết cung cấp cho chúng ta thế giới quan, ph−ơng pháp luận khoa học, để nhận
thức và cải tạo thế giới có hiệu quả, nhằm phục vụ con ng−ời. Nó là học thuyết duy nhất trong lịch sử từ trước đến nay chỉ ra mục tiêu, con đ−ờng, biện pháp khoa học nhằm giải phóng triệt để con ng−ời khỏi mọi áp bức bất công, tạo điều kiện cho con ng−ời phát triển hài hoà, toàn diện. Từ đó, lựa chọn, sắp xếp nội dung; lựa chọn cách thức, biện pháp truyền thụ phù hợp để học viên hiểu sâu sắc và nắm vững bản chất cách mạng, khoa học của học thuyết; đồng thời chỉ rõ những vấn đề lý luận không còn phù hợp với thực tiễn hiện nay, cần phải tiếp tục nghiên cứu bổ sung, phát triển để làm phong phú thêm cho học thuyết. Trên cơ sở đó, mà hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho họ.
Thứ hai, t− t−ởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng trung thành, sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể cách mạng Việt Nam. Những t− t−ởng của Ng−ời về chính trị, quân sự, văn hoá, đạo đức và về cách mạng XHCN đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Đảng ta khẳng định: “Tư tưởng vĩ đại của Người cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin mãi mãi là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Tư tưởng đó đã dẫn dắt chúng ta trên mỗi chặng đường xây dựng và phát triển đất nước, là ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam, là sức mạnh tập hợp và đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng của chúng ta hôm nay và mai sau” [14, tr.6- 7]. Quá trình giáo dục t− t−ởng Hồ Chí Minh cho học viên cấp phân đội hiện nay, cũng cần chú trọng làm rõ về tấm g−ơng của Ng−ời để họ học tập, noi theo.
Thứ ba, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước ta
được vạch ra trên cơ sở sự vận dụng trung thành và sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào từng giai đoạn cụ thể của thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đó là sự kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Việc nắm vững đ−ờng lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà n−ớc sẽ giúp cho học viên cấp phân đội có nhận thức đúng đắn, khoa học về xã hội XHCN cũng nh− con đ−ờng đi lên CNXH ở n−ớc ta, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sự nghiệp xây dựng thành công CNXH ở n−ớc ta hiện nay. Quá trình giáo dục, cần quán triệt sâu sắc đ−ờng lối đổi mới toàn diện đất nước của Đảng. Trong đó, chú trọng giáo dục đ−ờng lối
xây dựng nền quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân, xây dựng lực l−ợng vũ trang nhân dân và những t− duy mới về bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.
Đổi mới nội dung, chương trình giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, t− t−ởng Hồ Chí Minh, đ−ờng lối quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà n−ớc hiện nay, cần phải mở rộng và nâng cấp toàn bộ nội dung cho sát với yêu cầu của thực tiễn hoạt động quân sự đặc thù của Ngành trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Trang bị cho họ một khối lượng các tri thức lý luận cần thiết, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn hoạt động và quan hệ xã hội mới hết sức đa dạng và phức tạp hiện nay. Nâng cao hơn nữa tính lý luận, tính khoa học trong các nội dung giáo dục. Đồng thời, cần có sự sắp xếp, thay đổi lại trật tự nội dung, thời gian, cách thức phù hợp. Không nhất thiết phải bắt đầu trực tiếp từ những vấn đề lý luận kinh điển, mà có thể đi từ những vấn đề cụ thể trong đời sống, như: Giáo dục truyền thống, giáo dục chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc, ý thức và lòng tự hào dân tộc, lòng yêu quý con người, gia đình, bè bạn, người thân, đồng chí đồng đội, yêu quê hương, làng xóm, yêu thiên nhiên, từ đó nâng lên nội dung cao - rộng hơn, tiếp cận những vấn đề lý luận kinh điển. Qua đó, sẽ làm cho nhận thức của họ tự giác đến với các nội dung đó, không phải là sự tiếp nhận một cách khiên cưỡng, gò ép.
Như vậy, trên cơ sở hiểu biết sâu sắc những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước sẽ thúc đẩy phát triển các phẩm chất chính trị, tư tưởng; đạo đức, lối sống. Cùng với sự hiểu biết sâu sắc tri thức các môn khoa học khác sẽ giúp người học viên phát triển tư duy lý luận, tạo cơ sở quan trọng thúc đẩy phát triển phẩm chất trí tuệ của họ. Qua đó, sẽ tạo ra một rào cản khoa học và vững chắc, lọc bỏ những tác động tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường hiện nay đến phát triển các phẩm chất nhân cách của học viên cấp phân đội.
Hai là, tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình đào tạo các môn khoa học
chuyên ngành và các môn khoa học khác theo hướng toàn diện, chuyên sâu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Cùng với việc trang bị những tri thức về khoa học xã hội & nhân văn; cần phải trang bị cho học viên cấp phân đội một hệ thống kiến thức cơ bản, hệ thống, toàn diện
và chuyên sâu. Việc trang bị kiến thức các môn khoa học chuyên ngành và các môn khoa học khác, sẽ thúc đẩy phát triển phẩm chất trí tuệ và năng lực hoạt động thực tiễn của ng−ời học viên cấp phân đội. Đồng thời, đó cũng là cơ sở vững chắc để họ hoàn thành thắng lợi mục tiêu, yêu cầu đào tạo cũng như sau khi ra tr−ờng, luôn vững vàng trên c−ơng vị, chức trách; phát huy tốt tính tích cực, chủ động, sáng tạo để sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ đ−ợc giao. Bên cạnh đó, trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, tri thức của nhân loại phát triển hết sức nhanh chóng, biến đổi từng ngày. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, đòi hỏi ng−ời học viên cấp phân đội phải có vốn kiến thức sâu rộng trên nhiều lĩnh vực: Cả khoa học tự nhiên, khoa học xã hội & nhân văn, khoa học và nghệ thuật quân sự, khoa học về lãnh đạo, chỉ huy và quản lý con ng−ời, khoa học về chuyên ngành...
Tuy nhiên, quá trình đào tạo tại Học viện, khối l−ợng kiến thức mà mỗi học viên được trang bị không thể đủ cho họ dùng suốt đời. Với l−ợng thời gian có hạn, Học viện chỉ có thể trang bị những kiến thức cơ bản, cần thiết nhất, nhằm phát triển năng lực t− duy sáng tạo và khả năng tiếp tục tự học tập, tự nghiên cứu của mỗi học viên sau khi tốt nghiệp ra tr−ờng. Bởi vậy, nội dung, ch−ơng trình đào tạo học viên cấp phân đội phải đ−ợc lựa chọn một cách khoa học, phải chứa đựng một khối l−ợng kiến thức vừa cơ bản, vừa toàn diện, vừa chuyên sâu. Những đơn vị kiến thức đ−ợc trang bị phải toàn diện nh−ng không dàn trải, mà tập trung vào những trọng tâm, trọng điểm nhằm nâng cao trình độ giác ngộ chính trị, khả năng chuyên sâu về chuyên ngành, phát triển năng lực chỉ huy, quản lý bộ đội để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong thực tiễn. Quá trình xây dựng nội dung, ch−ơng trình đào tạo, phải nhanh chóng tiếp thu và bổ sung kịp thời các môn học, những kiến thức mới phù hợp với thực tiễn phát triển của Ngành. Đồng thời, kiên quyết cắt bỏ những nội dung đã lạc hậu, những môn học ch−a thực sự cần thiết.
Cùng với đó, cần phải tăng c−ờng các bài tập thực hành có nội dung về những tình huống t−ởng định sát với nhiệm vụ thực tế ở đơn vị, đề ra những yêu cầu cao buộc ng−ời học phải tích cực suy nghĩ, tìm tòi, vận dụng những kiến thức đã đ−ợc trang bị để xử lý các tình huống đó; đồng thời xác định kế hoạch, biện pháp cụ thể và tổ chức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đ−ợc giao. Thông qua quá trình thực hiện
các bài tập thực hành ấy, ng−ời học viên sẽ phát triển đ−ợc năng lực t− duy, năng lực hoạt động thực tiễn, ph−ơng pháp, tác phong làm việc khoa học; phát triển khả năng phân tích tình hình một cách khách quan, toàn diện, lịch sử cụ thể và phát triển.
Ba là, tiếp tục đổi mới phương pháp, hình thức giảng dạy theo hướng tích
cực hoá hoạt động nhận thức của học viên.
Mục đích của quá trình dạy học là nhằm trang bị cho người học hệ thống tri thức theo mục tiêu đào tạo, làm cơ sở để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ, chức trách được giao trong quá trình đào tạo cũng như sau khi tốt nghiệp ra trường. Để hệ thống tri thức đó thực sự chuyển hoá thành tài sản riêng của người học, luôn có sự đóng góp hết sức quan trọng, không thể thiếu của phương pháp, hình thức giảng dạy. Tuy nhiên, các phương pháp, hình thức giảng dạy truyền thống đã dần tỏ ra kém hiệu quả. Vì vậy, tiếp tục đổi mới phương pháp, hình thức giảng dạy theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học viên là biện pháp rất cần thiết hiện nay đối với quá trình đào tạo ở Học viện Khoa học quân sự.
Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học viên là phương pháp nhằm phát huy cao độ tính tích cực, sáng tạo trong tiếp cận, lĩnh hội tri thức; phát huy yếu tố nội lực, tạo ra nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu, chiếm lĩnh tri thức của mỗi học viên. Do đó, đội ngũ cán bộ, giảng viên của Học viện cần phải thường xuyên nắm vững đặc điểm tâm - sinh lý của học viên, căn cứ vào từng nội dung, từng bài học, đặc điểm nhiệm vụ và tình hình xã hội trong từng giai đoạn cụ thể để lựa chọn phương pháp, hình thức giảng dạy phù hợp, hiệu quả. Trước hết, phải kiên quyết loại bỏ dần, tiến tới loại bỏ hoàn toàn phương pháp truyền thụ xuôi chiều, một chiều. Trên cơ sở từng đơn vị kiến thức cụ thể mà kết hợp nhuần nhuyễn giữa phân tích, luận giải với gợi mở, nêu vấn đề, hay đặt ra các tình huống tương ứng để học viên đào sâu suy nghĩ, nghiên cứu tài liệu, đối chiếu thực tiễn tìm cách giải quyết. Đồng thời, bố trí lượng thời gian thích hợp để họ trình bày chính kiến của mình và thảo luận, tranh luận với các ý kiến khác. Trong quá trình đó, người dạy tiếp tục khêu gợi, định hướng để hoạt động suy luận đó liên tục diễn ra. Đến thời điểm thích hợp, người dạy tổ chức kết luận để thống nhất nhận thức và tiếp tục nêu vấn đề mới trong thực tiễn để học viên vận dụng kiến thức mới lĩnh hội được vào xem xét, giải quyết. Cứ như vậy, sẽ làm cho học viên ngày
càng hiểu sâu sắc và củng cố vững chắc những tri thức đã lĩnh hội được. Đồng thời tạo ra nhu cầu chiếm lĩnh kiến thức trong kho tàng tri thức nhân loại, kích tích sự say mê, hứng thú trong học tập, rèn luyện hàng ngày. Qua đó, người học viên sẽ nhận