Nâng cao nhận thức khoa học và năng lực tổ chức thực tiễn trong phát triển nhân cách học viên của đội ngũ giảng viên; cán bộ lãnh đạo, quản lý

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ phát triển nhân cách học viên cấp phân đội học viện khoa học quân sự dưới tác động của mặt trái kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay (Trang 69 - 74)

phát triển nhân cách học viên của đội ngũ giảng viên; cán bộ lãnh đạo, quản lý học viên cấp phân đội Học viện Khoa học quân sự hiện nay

Đây là giải pháp cơ bản, quan trọng hàng đầu trong phát triển nhân cách học viên cấp phân đội Học viện Khoa học quân sự dưới tác động của mặt trái kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. Đội ngũ giảng viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý học viên cấp phân đội là lực lượng thường xuyên, trực tiếp định hướng, chỉ đạo, giúp đỡ và tổ chức các hoạt động nhận thức, rèn luyện, uốn nắn quá trình học tập, tu dưỡng mọi mặt của người học viên trong quá trình đào tạo. Họ vừa trực tiếp truyền thụ những tri thức, kinh nghiệm khoa học, vốn sống cho học viên; vừa là người xây dựng các kế hoạch, xác định nội dung, phương pháp, đặt ra những yêu cầu và tổ chức các hoạt động thực tiễn để người học viên rèn luyện, phấn đấu, chuyển hoá những giá trị chung thành tài sản riêng của từng học viên, hoàn thành thắng lợi mục tiêu đào tạo của Học viện.

Nhận thức khoa học được hình thành một cách tự giác, mang tính trừu tượng, khái quát cao nhằm hướng tới nắm bắt quy luật, bản chất của sự vật, hiện tượng.

Nhận thức khoa học lấy hiện thực khách quan làm điểm xuất phát, là phương pháp dựa trên hệ thống tri thức khoa học và các thao tác của tư duy khoa học, dựa vào lý trí của con người, không phải dựa vào cái chủ quan, duy ý chí, hay lòng tin mù quáng.

Nhận thức đúng, là cơ sở quan trọng, quyết định đến hành động đúng của con người. Nhận thức khoa học và năng lực tổ chức thực tiễn trong phát triển nhân cách học viên của đội ngũ giảng viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý học viên cấp phân đội là khả năng phản ánh đúng hiện thực khách quan và chuyển hoá cả điều kiện, hoàn cảnh, quy luật khách quan và nhân tố chủ quan thành các phẩm chất nhân cách của người học viên cấp phân đội. Đó là khả năng phản ánh đúng đắn, toàn diện về thực chất, tính quy luật phát triển nhân cách người học viên trong mối liên hệ hữu cơ với sự tác động của nội dung, con đường và tác hại của mặt trái kinh tế thị trường ở Việt Nam. Từ đó chuyển hoá vào việc tổ chức các hoạt động GD - ĐT, hoạt động nhận thức, hoạt động tu dưỡng rèn luyện của học viên, tạo động lực tích cực, thúc đẩy sự phát triển các phẩm chất nhân cách của họ đạt hiệu quả nhanh chóng theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo. Do đó, nâng cao nhận thức khoa học và năng lực tổ chức thực tiễn trong phát triển nhân cách học viên của đội ngũ giảng viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý học viên cấp phân đội là giải pháp có ý nghĩa hết sức quan trọng trong phát triển nhân cách người học viên đó dưới tác động của mặt trái kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. Thực tế khảo sát ý kiến của 55 giảng viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý học viên cấp phân đội, có 81,8% ý kiến khẳng định đây là giải pháp quan trọng, thiết thực trong phát triển nhân cách học viên cấp phân đội Học viện Khoa học quân sự hiện nay [51]. Nâng cao nhận thức khoa học và năng lực tổ chức thực tiễn trong phát triển nhân cách học viên của đội ngũ giảng viên và cán bộ lãnh đạo, quản lý học viên cấp phân đội, không phải là quá trình tự phát, mà là một quá trình có mục đích, có kế hoạch và được tổ chức chặt chẽ thông qua hoạt động giáo dục, giác ngộ, rèn luyện, tu dưỡng, theo định hướng của Đảng, của Quân đội, của Tổng cục cũng như của Học viện cho các chủ thể. Vì vậy, phải tạo lập được sự biến đổi trong ý thức của họ; làm cho yêu cầu khách quan của quá trình nâng cao nhận thức khoa học và năng lực tổ chức thực tiễn trở thành nhu cầu ở họ và thành yêu cầu tất yếu trong tổ chức, chỉ đạo hoạt động của quá trình phát triển nhân cách người học viên đó.

Nâng cao nhận thức khoa học và năng lực tổ chức thực tiễn trong phát triển nhân cách học viên của đội ngũ giảng viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý học viên cấp phân đội ở Học viện hiện nay, cần thực hiện tốt những nội dung cơ bản sau:

Một là, nâng cao trách nhiệm, chất lượng thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán

bộ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý trực tiếp người học viên cấp phân đội.

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trực tiếp người học viên cấp phân đội, vừa là người trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo mọi hoạt động quản lý, giáo dục trong đơn vị; vừa là người thầy trực tiếp hàng ngày của mỗi học viên. Do đó, phẩm chất, trình độ và năng lực công tác của họ luôn có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến phát triển nhân cách của người học viên. Vì vậy, phải tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm và chất lượng công tác của họ. Nâng cao trách nhiệm và chất lượng thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trực tiếp học viên, là nhằm đặt ra những điều kiện khách quan phù hợp với mục tiêu đào tạo và tình hình thực tiễn của Học viện, làm nảy sinh ở họ nhu cầu phải bổ sung những hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trên cương vị họ đảm nhiệm. Từ đó, tạo động lực mạnh mẽ thôi thúc họ khám phá, tìm hiểu tình hình thực tiễn liên quan; tích cực học hỏi bổ sung kiến thức, tích luỹ thêm kinh nghiệm trong công tác..., qua đó, trình độ nhận thức và năng lực tổ chức thực tiễn của họ sẽ từng bước được nâng cao. Đồng thời, Học viện cũng cần phải căn cứ tình hình thực tiễn để nghiên cứu, định ra hệ thống các tiêu chí cụ thể về: Trình độ học vấn, học vị, phẩm chất đạo đức, lối sống, năng lực công tác..., vừa làm cơ sở cho họ tự đối chiếu, xem xét, đánh giá và tích cực, chủ động học tập, nghiên cứu, rèn luyện, phấn đấu nâng cao trình độ mọi mặt; vừa làm căn cứ để Học viện rà soát, đánh giá chính xác chất lượng công tác của họ. Bên cạnh đó, cũng cần phải có quy chế cụ thể, gắn chất lượng phát triển các phẩm chất nhân cách của học viên với kết quả hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ này. Qua đó, sẽ làm cho họ tích cực, chủ động, phát huy tinh thần, trách nhiệm tốt hơn trong công tác; từng bước khắc phục mọi biểu hiện thiếu tinh thần trách nhiệm, trung bình chủ nghĩa; sa sút về phẩm chất đạo đức, lối sống; non yếu về trình độ, năng lực. Thực hiện tốt các hoạt động trên, sẽ làm cho trách nhiệm và chất lượng công tác lãnh đạo, chỉ huy, quản lý học viên của họ ngày càng được nâng cao, đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ.

Hai là, nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên.

Chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên, trước hết biểu hiện ở chất lượng nội dung bài giảng. Chất lượng bài giảng tốt được thể hiện ở tính chất sâu rộng, độ chính xác về tri thức khoa học và tính thực tiễn của nội dung; những vấn đề nêu ra phải phù hợp với đối tượng đào tạo và mang tính lịch sử, cụ thể. Đồng thời, nội dung bài giảng vừa phải đảm bảo lượng kiến thức cơ bản, vừa phải có những vấn đề đặt ra yêu cầu cao để kích thích tính tích cực, tìm tòi, sáng tạo của người học. Bài giảng phải thực sự được coi như một công trình khoa học, đòi hỏi người giảng viên phải huy động cao độ về tri thức, tinh thần trách nhiệm và luôn cập nhật những thông tin mới để biên soạn đảm bảo chất lượng và thiết thực đáp ứng cho việc phát triển các phẩm chất nhân cách của học viên. Để nội dung bài giảng luôn có chất lượng tốt, đòi hỏi đội ngũ giảng viên phải có trình độ tri thức khoa học toàn diện và sâu sắc. Đặc biệt là tri thức về Ngành và tri thức chuyên ngành theo từng môn học mà họ giảng dạy. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu đó, họ phải tích cực sưu tầm, nghiên cứu tài liệu, tư liệu, học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm, làm giàu tri thức mọi mặt cho bản thân… Có như vậy, người giảng viên mới có một lượng tri thức phong phú và sâu sắc để lựa chọn, chắt lọc nội dung quan trọng, cần thiết đưa vào bài giảng.

Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên, cũng phải nâng cao hơn nữa phương pháp giảng dạy của họ. Phương pháp giảng dạy của người giảng viên là một yếu tố hết sức quan trọng, là cầu nối, là con đường để

chuyển tải những tri thức, kinh nghiệm cần thiết theo mục tiêu đào tạo đến từng học viên. Phương pháp giảng dạy tốt, vừa làm cho người học lĩnh hội được tri thức nhanh chóng, dễ dàng và chính xác; vừa kích thích được tính tích cực, sự hưng phấn, hứng thú, say mê và sáng tạo trong học tập của họ. Để có phương pháp giảng dạy tốt, ngoài những khả năng thuộc về tố chất; đội ngũ giảng viên phải tích cực học hỏi, rèn luyện, nghiên cứu, sáng tạo, đúc rút kinh nghiệm thực tiễn qua mỗi lần giảng. Đồng thời, phải biết ứng dụng và sử dụng công nghệ, phương tiện mới vào giảng dạy, phát huy tính năng ưu việt của nó làm phong phú, sinh động thêm nội dung bài giảng, tăng thêm tính trực quan, tính thực tiễn cho người học.

Chất lượng nội dung bài giảng và phương pháp giảng dạy luôn có quan hệ hữu cơ, tương tác, hỗ trợ nhau làm cho chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên ở Học viện ngày càng cao hơn. Việc nâng cao chất lượng giảng dạy đặt ra yêu cầu khách quan cho người giảng viên phải tích cực học hỏi, nghiên cứu, sáng tạo, thực hành, tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm, tích luỹ và mở rộng tri thức. Qua đó, nhận thức khoa học và năng lực tổ chức thực tiễn trong phát triển nhân cách học viên cấp phân đội của họ ngày càng được nâng cao, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ GD - ĐT của Học viện.

Ba là, phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt

cho họ kịp thời.

Thực tế cho thấy, đội ngũ giảng viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý học viên cấp phân đội của Học viện hiện nay đều đã được đào tạo sơ bản và chu đáo. Song năng lực và một số kiến thức đã lĩnh hội được của họ không còn phù hợp với sự vận động, phát triển của tình hình mọi mặt trong nước, khu vực, quốc tế; cũng như những yêu cầu mới của thực tiễn hoạt động quân sự và yêu cầu nhiệm vụ GD - ĐT của Học viện. Do đó, lãnh đạo, chỉ huy Học viện cần căn cứ thực tế về: Phẩm chất, năng lực của họ; nhu cầu sử dụng của Học viện; chỉ tiêu đào tạo được phân bổ hàng năm; chuyên ngành và kế hoạch đào tạo của các học viện, nhà trường, các trung tâm đào tạo trong và ngoài quân đội để sắp xếp, bố trí, tạo điều kiện cho họ được đào tạo, bồi dưỡng kịp thời. Bên cạnh đó, cũng phải linh hoạt kết hợp với công tác tự đào tạo, tự bồi dưỡng tại chỗ thông qua các hoạt động như hội thi, hội thao, tập huấn, sơ tổng kết, rút kinh nghiệm thực tiễn,... Đồng thời có kế hoạch để giao nhiệm vụ và động viên họ tích cực tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, cũng như thâm nhập thực tiễn để nắm bắt chất lượng phát triển nhân cách của học viên cấp phân đội đang đào tạo tại Học viện và đang làm nhiệm vụ tại các đơn vị trong và ngoài Tổng cục.

Cùng với các hoạt động trên, cũng cần quan tâm hơn nữa đến tâm tư, nguyện vọng và đáp ứng nhu cầu, quyền lợi chính đáng về vật chất, tinh thần để họ ngày càng say mê, gắn bó với Ngành, nghề hơn; tích cực, nhiệt tình và phát huy trách nhiệm tốt hơn nữa trong thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa

học, quản lý, giáo dục học viên; đồng thời tích cực, chủ động tự học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ mọi mặt. Qua đó, nhận thức khoa học và năng lực tổ chức thực tiễn trong phát triển nhân cách học viên cấp phân đội của họ ngày càng được nâng cao, góp phần cùng với các lực lượng khác trong Học viện thực hiện thắng lợi nhiệm vụ GD - ĐT được giao hàng năm.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ phát triển nhân cách học viên cấp phân đội học viện khoa học quân sự dưới tác động của mặt trái kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w