Phát triển nhân cách học viên cấp phân đội Học viện Khoa học quân sự dưới tác động của mặt trái kinh tế thị trường ở Việt Nam phụ thuộc vào

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ phát triển nhân cách học viên cấp phân đội học viện khoa học quân sự dưới tác động của mặt trái kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay (Trang 34 - 47)

nhận thức khoa học và năng lực tổ chức thực tiễn trong phát triển nhân cách học viên của đội ngũ giảng viên; cán bộ lãnh đạo, quản lý học viên cấp phân đội ở Học viện hiện nay

Phát triển nhân cách học viên cấp phân đội Học viện Khoa học quân sự dưới tác độmg của mặt trái kinh tế thị trường ở Việt Nam, gồm nhiều bộ phận và lực lượng cùng tham gia; và là kết quả tác động biện chứng của các bộ phận, các lực lượng ấy. Trong đó, vai trò của các chủ thể là giảng viên; cán bộ lãnh đạo, quản lý, học viên cấp phân đội là nhân tố có ý nghĩa quyết định. Sự phát triển đó không thể diễn ra một cách tự phát, mà phải thông qua sự tác động có mục đích, kế hoạch và có hệ thống của đội ngũ giảng viên; cán bộ lãnh đạo, quản lý học viên cấp phân đội trong Học viện.

Vai trò đó của đội ngũ giảng viên; cán bộ lãnh đạo, quản lý học viên cấp phân đội được biểu hiện trước hết ở trình độ nhận thức khoa học của họ. Đó là sự phản ánh đúng đắn quy luật và hiện thực khách quan trong thực tiễn thực hiện nhiệm vụ, chức trách trên từng cương vị công tác. Nó là sự thấu hiểu về nhiệm vụ cách mạng, quân đội, Tổng cục và của Học viện trong tình hình mới; về mục tiêu, yêu cầu đào tạo; về tính quy luật quá trình phát triển nhân cách người học viên cấp phân đội; về vai trò, mức độ tác động tiêu cực và tác hại của mặt trái kinh tế thị trường đến quá trình phát triển đó; về tình hình thực tiễn của Học viện và thực trạng phát triển nhân cách học viên cấp phân đội ở Học viện hiện nay.... Trình độ nhận thức của họ còn được biểu hiện trong việc tích cực quán triệt đúng, đủ các Nghị quyết, Chỉ thị, mệnh lệnh, kế hoạch, hướng dẫn của cấp trên và của cấp mình. Đây chính là cơ sở quan trọng số một cho sự hành động đúng của họ. Nếu nhận thức đầy đủ, đúng đắn tất cả các nội dung trên sẽ đảm bảo cho việc đề ra các Nghị quyết, Chỉ thị, kế hoạch, cách thức GD - ĐT sát đúng; các biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức hoạt động thực tiễn giáo dục, rèn luyện, phát triển nhân cách học viên cấp phân đội kịp thời, hiệu quả. Ngược lại, nếu nhận thức những vấn đề trên một cách phiến diện hay sai lệch, sẽ mắc sai lầm trong hành động làm cho quá trình phát triển nhân cách người học viên đó bị chệch hướng, kìm hãm hoặc không đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Học viện.

Bên cạnh đó, năng lực tổ chức các hoạt động thực tiễn trong phát triển nhân cách học viên của đội ngũ giảng viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý học viên cấp phân đội cũng có vai trò to lớn, không thể thiếu.

Năng lực tổ chức các hoạt động thực tiễn trong phát triển nhân cách học viên cấp phân đội của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, giáo dục học viên cấp phân đội được biểu hiện ở trình độ tổ chức quán triệt, cụ thể hoá, ra nghị quyết lãnh đạo, xác định phương hướng, mục tiêu, biện pháp thực hiện đúng đắn và sát thực tiễn; ở trình độ chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả nghị quyết, chỉ thị, mệnh lệnh, kế hoạch của cấp trên và cấp mình trong việc giáo dục, rèn luyện, phát triển phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, năng lực hoạt động thực tiễn cho người học viên. Qua đó, tổ chức các hoạt động rèn luyện nâng cao nhận thức cho họ: Về yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, quân đội, Tổng cục và của Học viện hiện nay; về tình hình thực tiễn đất nước; về giá trị truyền thống của dân tộc, quân đội, Tổng cục và của Học viện Khoa học quân sự; về mục tiêu yêu cầu đào tạo. Đồng thời định ra những tiêu chí, biện pháp cụ thể, tạo động lực để người học viên rèn luyện, phấn đấu nhằm nâng cao trình độ hiện thực giải quyết mâu thuẫn trong nhận thức, tư tưởng, tình cảm, niềm tin của họ. Nâng cao trình độ nhận thức và “lọc bỏ” những yếu tố tiêu cực, lạc hậu không phù hợp với chuẩn mực, giá trị xã hội và với mục tiêu, yêu cầu đào tạo hiện nay; biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục một cách vững chắc ở mỗi người học viên đó.

Năng lực đó của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý học viên cấp phân đội còn được biểu hiện trong việc lãnh đạo, tổ chức xây dựng và chỉ đạo, định hướng phát huy vai trò các tổ chức lãnh đạo, chỉ huy, tổ chức quần chúng, hội đồng quân nhân trong Học viện vững mạnh. Thông qua hoạt động của các tổ chức này, vừa tạo ra môi trường hoạt động phong phú, tạo được màng lọc những tác động tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường đến phát triển các phẩm chất nhân cách người học viên; vừa lôi cuốn, định hướng tích cực hoạt động nhận thức và thực tiễn của học viên trong việc tiếp nhận, chuyển hoá tích cực những tác động của mặt trái kinh tế thị trường ở Việt Nam, tạo động lực phát triển nhân cách của họ. Vì vậy, nếu năng lực tổ chức thực tiễn trong phát triển nhân cách học viên của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý học viên cấp phân đội hạn chế, sẽ làm cho hoạt động nhận thức và nâng cao nhận thức của học viên kém hiệu quả, chuyển hoá tiêu cực những tác động của mặt trái kinh tế thị trường. Đồng thời, cũng không thể tạo ra môi trường thuận lợi cho việc phát triển các phẩm chất nhân cách của người học viên đó.

Năng lực tổ chức thực tiễn trong phát triển nhân cách học viên cấp phân đội của đội ngũ cán bộ, giảng viên Học viện Khoa học quân sự, là hoạt động tác động sư phạm có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch. Hoạt động đó, được biểu hiện ở trình độ tổ chức quán triệt, cụ thể hoá, ra nghị quyết lãnh đạo, xác định phương hướng, mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng - dạy sát đúng với yêu cầu nhiệm GD - ĐT của Học viện; với tình hình thực tiễn của Khoa và thực trạng phát triển nhân cách học viên cấp phân đội ở từng thời điểm. Năng lực tổ chức thực tiễn trong phát triển nhân cách học viên cấp phân đội của đội ngũ cán bộ, giảng viên còn được biểu hiện ở trình độ tổ chức, thực hiện đạt hiệu quả cao các hoạt động nghiên cứu khoa học cho học viên; ở việc tổ chức, thực hiện khoa học các khâu, các bước của quá trình truyền thụ tri thức khoa học, kinh nghiệm, vốn sống; biểu hiện ở khả năng sắp xếp các đơn vị kiến thức, chuẩn bị giáo án, bài giảng, sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp. Qua đó, giúp học viên lĩnh hội được một cách nhanh chóng, đầy đủ và chính xác các kiến thức, tri thức khoa học, làm cơ sở vững chắc để họ nhận thức tích cực về mục tiêu đào tạo và những tác động của mặt trái kinh tế thị trường, chuyển hoá vào hoạt động học tập, rèn luyện nâng cao trình độ mọi mặt và phát triển các phẩm chất nhân cách.

Năng lực đó còn được biểu hiện ở trình độ tổ chức truyền thụ và rèn luyện phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học cho người học viên. Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo ở mỗi học viên trong thời gian họ học tập, rèn luyện tại Học viện cũng như tự học tập, nghiên cứu sau này. Do đó, đội ngũ cán bộ, giảng viên có năng lực tổ chức thực tiễn trong phát triển nhân cách người học viên sẽ tạo động lực tích cực phát triển tư duy, năng lực hoạt động thực tiễn của học viên cấp phân đội. Nếu năng lực đó hạn chế, sẽ cản trở sự phát triển các phẩm chất nhân cách của người học viên, đặc biệt là phẩm chất trí tuệ.

Từ cách tiếp cận, phân tích vai trò của các chủ thể tham gia phát triển nhân cách trên, tuy vị trí của từng lực lượng đối với quá trình phát triển nhân cách người học viên đó không giống nhau, nhưng luôn có quan hệ thống nhất biện chứng và là nhân tố quan trọng, không thể thiếu. Vì vậy, phát triển nhân cách học viên cấp phân

đội Học viện Khoa học quân sự dưới tác động của mặt trái kinh tế thị trường ở Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào nhận thức khoa học và năng lực tổ chức thực tiễn trong phát triển nhân cách học viên của đội ngũ giảng viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý học viên cấp phân đội ở Học viện Khoa học quân sự.

1.3.2. Phát triển nhân cách học viên cấp phân đội Học viện Khoa họcquân sự dưới tác động của mặt trái kinh tế thị trường ở Việt Nam phụ thuộc vào quân sự dưới tác động của mặt trái kinh tế thị trường ở Việt Nam phụ thuộc vào nội dung, chương trình đào tạo của Học viện có tác động trực tiếp đến phát triển nhân cách của người học viên đó

Mục tiêu, yêu cầu đào tạo học viên cấp phân đội Học viện Khoa học quân sự trước hết là sự phản ánh yêu cầu của xã hội, sự nghiệp xây dựng quân đội và của Tổng cục trong thời kỳ mới; phản ánh yêu cầu đào tạo học viên trở thành sĩ quan chuyên môn cấp phân đội và là vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu, xuyên suốt quá trình đào tạo của Học viện; phản ánh, chỉ đạo phương hướng hoạt động cơ bản của các chủ thể, các lực lượng tham gia quá trình GD - ĐT. Đồng thời, mục tiêu, yêu cầu đào tạo đó, chính là mô hình nhân cách người học viên cấp phân đội - người sĩ quan chuyên môn nghiệp vụ tương lai có trình độ đại học mà các chủ thể của quá trình GD - ĐT đều phải hướng tới và phấn đấu đạt được sau thời gian đào tạo tại Học viện.

Để mục tiêu, yêu cầu đó trở thành hiện thực, phải thông qua hoạt động thực tiễn của các chủ thể của quá trình GD - ĐT và được cụ thể hoá thành nội dung, chương trình cùng với hệ thống các hình thức, biện pháp, phương tiện, cách thức tổ chức thực hiện... Trong đó, nội dung, chương trình đào tạo là yếu tố cơ bản của quá trình dạy - học, có mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố khác trong quá trình GD - ĐT và là sự hiện thực hoá mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Học viện. Qua đó trang bị hệ thống tri thức cơ bản, cần thiết cho học viên và có ý nghĩa quyết định tới việc hình thành, phát triển các phẩm chất, năng lực cũng như khả năng hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của người học viên sau khi tốt nghiệp ra trường; quyết định đến chất lượng sản phẩm GD - ĐT của Học viện.

Nội dung, chương trình đào tạo, là hệ thống những đơn vị kiến thức cơ bản, cụ thể được sắp xếp theo một trình tự nhất định đáp ứng mục tiêu đào tạo, phù hợp

với lôgíc, quy luật nhận thức của người học viên, nhằm trang bị hệ thống tri thức khoa học, phát triển tư duy lý luận và năng lực hoạt động thực tiễn cho họ. Qua đó, giúp họ từng bước nâng cao trình độ hiểu biết và vận dụng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra; gắn lý thuyết với thực hành, lý luận với thực tiễn. Thực tế cho thấy, phẩm chất, năng lực của con người chỉ có thể được hình thành, phát triển trên cơ sở họ có một vốn kiến thức, kinh nghiệm, một trình độ hiểu biết nhất định về các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy, chỉ có trên cơ sở được trang bị kiến thức một cách cơ bản, hệ thống, thiết thực và chuyên sâu..., người học viên cấp phân đội Học viện Khoa học quân sự mới có khả năng nhận thức, miễn dịch được trước những tác động của mặt trái kinh tế thị trường; lọc bỏ những tiêu cực, lạc hậu trong quá trình lĩnh hội các giá trị, chuẩn mực xã hội và phát triển các phẩm chất nhân cách đúng đắn, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo đặt ra. V.I.Lênin đã khẳng định: “Người ta chỉ có thể trở thành người cộng sản khi biết làm giàu trí óc của mình bằng sự hiểu biết tất cả những kho tàng tri thức mà nhân loại đã tạo ra” [25, tr.362].

Theo đó, hiểu biết, nắm vững kiến thức về các môn khoa học xã hội và nhân văn sẽ giúp cho người học viên hình thành, phát triển tình cảm yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, tin tưởng sắt đá vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn, vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; hình thành, phát triển lòng tự tôn, tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng, kiên cường, bất khuất của dân tộc, truyền thống quyết chiến, quyết thắng của QĐND Việt Nam Anh hùng... Trong đó, lòng tự hào về truyền thống và những chiến công to lớn của Tổng cục II Anh hùng, cũng như truyền thống 53 năm xây dựng, trưởng thành của Học viện Khoa học quân sự sẽ hình thành, phát triển tình cảm tốt đẹp, lòng yêu Ngành, mến nghề, gắn bó với đơn vị. Qua đó, họ biết đặt lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích tập thể, lợi ích lâu dài lên trên lợi ích cá nhân, nhóm nhỏ và lợi ích trước mắt. Nhận thức đúng đắn và đấu tranh với các biểu hiện sai trái; lựa chọn, tiếp nhận những giá trị, chuẩn mực; xây dựng, phát triển quan hệ đồng chí, đồng đội tốt đẹp, xây dựng tập thể quân nhân vững mạnh..., làm cho chủ nghĩa tập thể không ngừng phát triển lớn mạnh, từng bước loại bỏ chủ

nghĩa cá nhân trong suy nghĩ, hành động cũng như trong thực tiễn cuộc sống của họ.

Sự hiểu biết, nắm vững kiến thức về các môn khoa học, nghệ thuật quân sự..., sẽ hình thành, phát triển ở người học viên cấp phân đội những kỹ năng, kỹ xảo hoạt động quân sự cần thiết, cũng như lòng tin tưởng vào khả năng, sức mạnh sẵn sàng chiến đấu, chiến thắng của quân đội, vào sức mạnh, hiệu quả của vũ khí trang bị và sự tự tin, thành thạo khi sử dụng nó; kiến thức về khoa học chuyên ngành sẽ làm cho ý thức Ngành nghề và những kỹ năng trong thực hành tác nghiệp của người học viên cấp phân đội được hình thành, phát triển và củng cố vững chắc.

Bên cạnh đó, nội dung đào tạo được bố trí, sắp xếp, thực hiện một cách khoa học, hợp lý về cả trình tự và dung lượng thời gian; lựa chọn, sử dụng phương pháp, phương tiện phù hợp; vừa đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đào tạo; vừa phù hợp với tình hình thực tiễn của Học viện và quy luật phát triển nhận thức, đặc điểm của người học viên cấp phân đội cũng như với cách thức, phương tiện dạy học..., sẽ tạo động lực mạnh mẽ và sự say mê, hứng thú, cho cả người dạy, người học. Vì thế mà quá trình truyền thụ, lĩnh hội tri thức ngày càng hiệu quả hơn, làm cho quá trình tự đào tạo ngày càng phát triển và được củng cố vững chắc.

Như vậy, nội dung, chương trình đào tạo khoa học, hợp lý, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo sẽ làm cho người học viên cấp phân đội hiểu biết và nắm vững hệ thống kiến được trang bị. Qua đó, từng bước hình thành, phát triển thế giới quan, phương pháp luận Mácxít, là cơ sở quan trọng trong nhận thức và giải quyết đúng đắn các vấn đề thực tiễn đặt ra; lĩnh hội được các giá trị, chuẩn mực xã hội; lọc bỏ những yếu tố tiêu cực lạc hậu không phù hợp với mục tiêu đào tạo. Phát triển tình cảm cách mạng tốt đẹp, niềm tin và trung thành vô hạn với Đảng, Nhà nước, với chế độ XHCN, với Tổ quốc và nhân dân; việc học tập, rèn luyện chấp hành pháp

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ phát triển nhân cách học viên cấp phân đội học viện khoa học quân sự dưới tác động của mặt trái kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay (Trang 34 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w