Tất cả mọi hiện tượng trong tự nhiên, xã hội đều được gây ra bởi những nguyên nhân nhất định. Không có hiện tượng nào, không có nguyên nhân gây ra cả. Vấn đề là ở chỗ, nguyên nhân đã được phát hiện hay chưa được phát hiện ra mà thôi. Thực trạng phát triển nhân cách người học viên cấp phân đội Học viện Khoa học quân sự dưới tác động của mặt trái kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay cũng không nằm ngoài tính chung, phổ biến đó. Sẽ là không đầy đủ, trọn vẹn nếu không chỉ ra nguyên nhân làm nên những ưu điểm. Tuy nhiên, trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn chỉ tập trung làm rõ nguyên nhân đã gây ra những hạn chế của thực trạng phát triển đó. Thực tế cho thấy, những hạn chế nêu trên là do nhiều nguyên nhân gây ra và ở nhiều góc độ khác nhau. Song tựu chung lại, dưới góc độ triết học, luận văn nêu ra hai nguyên nhân cơ bản, đó là: Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Đồng thời, trong hoạt động quân sự rất khó có thể xác định rạch ròi giữa khách quan và chủ quan. Nó chỉ được phân định rõ trong mối quan hệ xác định đâu là chủ thể, đâu là khách thể. Vì vậy, việc phân chia thành nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan cũng chỉ có tính chất tương đối trong phạm vi nghiên cứu.
Về nguyên nhân khách quan
Một là, toàn cầu hoá kinh tế đã đem đến cho nước ta những cơ hội tốt, đồng
thời cũng xâm nhập những vấn đề chính trị, xã hội phức tạp.
Toàn cầu hoá kinh tế hiện nay là một xu thế khách quan và lôi kéo hầu hết các nước tham gia. Toàn cầu hoá kinh tế quốc tế hiện nay là do sự phát triển của LLSX và tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, đồng thời nó đang bị một số nước tư bản phát triển, một số tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia lợi dụng, chi phối, áp đặt. Vì thế, cơ chế vận động của nó chính là sự lan truyền, xâm nhập các giá trị, các ưu thế của nước mạnh đối với các nước yếu hơn, lạc hậu hơn về trình độ phát triển của LLSX. Đảng ta khẳng định: “Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình vừa hợp tác để phát triển, vừa đấu tranh rất phức tạp, đặc biệt là đấu tranh của các nước đang phát triển bảo vệ lợi ích của mình, vì một trật tự kinh tế quốc tế công bằng, chống lại những áp đặt phi lý của các cường quốc kinh tế, các công ty xuyên quốc gia” [12, tr.157]. Vì vậy, vấn đề toàn cầu hoá đang đặt ra cho
chúng ta nhiều cơ hội để xây dựng và phát triển đất nước; nhưng nó cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức về mọi mặt, nhất là về vấn đề chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống.
Tham gia vào quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta có thể tiếp thu được những tri thức, khoa học & công nghệ tiên tiến, học tập được kinh nghiệm về quản lý, tổ chức để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng, đây cũng là con đường lây lan, xâm nhập những quan điểm độc hại, tư tưởng phản động và các hành vi của lối sống thực dụng phương Tây. Chính thông qua con đường thương mại, du lịch, giao lưu văn hoá mà sự ngưỡng mộ, mơ hồ về một xã hội tư bản phát triển đã xuất hiện; tư tưởng của lối sống tự do, hưởng thụ, cũng vì thế mà dần dần thẩm thấu và phát triển trong tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không
nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân ta. Đây, cũng là một nguyên nhân căn bản dẫn đến
sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống và năng lực hoạt động thực tiễn của một số cán bộ, học viên cấp phân đội Học viện Khoa học quân sự hiện nay.
Hai là, tác động của những tiêu cực, lạc hậu do mặt trái kinh tế thị trường
sinh ra và sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch thông qua chiến lược “Diễn biến hoà bình”.
Trải qua gần 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Bên cạnh những thuận lợi, thời cơ lớn và những thành tựu đã đạt được, cách mạng nước ta cũng đang đứng trước những nguy cơ, thách thức không nhỏ. Bốn nguy cơ của cách mạng đã được Hội nghị giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng nêu ra là: Tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới; chệch hướng XHCN; nạn tham nhũng và tệ quan liêu; “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch, đến nay vẫn đan xen, tồn tại, phát triển và có nhiều dấu hiệu phức tạp, khó lường. Đặc biệt, trong chiến lược “diễn biến hoà bình”, các thế lực thù địch đã sử dụng nhiều âm mưu, thủ đoạn thâm độc; triệt để lợi dụng sự phát triển của khoa học & công nghệ hiện đại, để tấn công ta trên nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống. Lợi dụng vấn đề dân tộc, dân chủ, nhân quyền, tôn giáo…, để xuyên tạc, vu khống gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, làm giảm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Đồng thời, tăng cường điều chỉnh
các chính sách, phương pháp tuyên truyền văn hoá, lối sống phương Tây, làm cho một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân ta mơ hồ, mất cảnh giác, dẫn đến xa rời mục tiêu lý tưởng cách mạng và con đường đi lên CNXH của nước ta, dẫn đến suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống và xuất hiện nhiều phản giá trị xã hội. Cùng với đó, việc ráo riết, đẩy mạnh âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hoá quân đội” của chúng đang hàng ngày, hàng giờ tác động tiêu cực đến tâm tư, tình cảm, đạo đức, lối sống cũng như tính tích cực, chủ động trong học tập, rèn luyện và hoạt động thực tiễn của đội ngũ học viên cấp phân đội ở Học viện Khoa học quân sự.
Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, nền kinh tế nước ta còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế với nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Vì thế, đã tạo ra một cơ cấu giai cấp và tầng lớp xã hội không thuần nhất. Sự biến đổi của cơ cấu xã hội - giai cấp đó, không những đã tạo ra sự không thuần nhất về thành phần xuất thân của người học viên cấp phân đội, mà còn tác động mạnh mẽ đến nhận thức chính trị, t− t−ởng, đạo đức, động cơ, trách nhiệm và sự lựa chọn về con đường binh nghiệp mà họ đang phấn đấu. Bởi vì, mỗi học viên đều xuất thân từ một giai cấp, tầng lớp cụ thể. Do đó, họ vừa phải chịu ảnh h−ởng của giai tầng mà mình xuất thân, vừa phải chịu ảnh h−ởng của các giai tầng khác về nhận thức chính trị, t− t−ởng, đạo đức, lối sống. Chính điều đó đã tạo ra sự không thuần nhất trong đời sống tinh thần, đạo đức của người học viên và tác động mạnh mẽ đến tâm t−, tình cảm, nguyện vọng cũng nh− chất l−ợng học tập, rèn luyện của họ.
Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đồng thời từng bước phát triển, hoàn thiện các giá trị, chuẩn mực xã hội XHCN. Song, một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN chưa hoàn thiện đã làm nảy sinh những tiêu cực, lạc hậu và đã tác động xấu, làm nảy sinh ở học viên cấp phân đội những so đo, tính toán, thiệt hơn giữa cống hiến và hưởng thụ, giữa nghĩa vụ và trách nhiệm, về chính sách đãi ngộ của Đảng, Nhà nước, Quân đội, làm phai nhạt dần niềm tin, lý tưởng; giảm sút ý chí rèn luyện, phấn đấu vươn lên, cũng như thái độ, trách nhiệm đối với tập thể và tính tích cực, sáng tạo của họ trong cuộc sống, trong học tập, rèn luyện.
Kinh tế thị trường cũng là một trong những thủ phạm sinh ra “cơ chế ngầm” như: Đưa - nhận hối lộ kiểu cảm ơn, lại quả; chạy chức, chạy quyền, quan liêu, bè
phái, cục bộ và một số tiêu cực khác trong bộ máy công quyền nước ta. Đồng thời nó cũng là thủ phạm làm cho những chuẩn mực, giá trị xã hội hiện nay có sự biến đổi phức tạp. Chính sự biến động, thậm chí nhiễu loạn của những chuẩn mực, giá trị xã hội đó cùng với những tiêu cực do mặt trái kinh tế thị trường sinh ra, đã và đang làm cho người học viên cấp phân đội thiếu cơ sở để xác định đúng - sai, tốt - xấu, thật - giả, giá trị - phản giá trị trong suy nghĩ và thực hiện hành vi của mình. Trên thực tế, có những hành động dũng cảm đứng lên đấu tranh chống lại những tiêu cực, lạc hậu, lại bị coi là “không thức thời”, thậm chí bị trù dập và bị trả thù; những đức tính thật thà, trọng tình nghĩa trong các quan hệ xã hội có khi bị cho là “dại dột”. Đây cũng là một nguyên nhân làm cho mặt trái của kinh tế thị trường phát huy tác dụng, gây ra những hạn chế của quá trình phát triển nhân cách người học viên cấp phân đội Học viện Khoa học quân sự hiện nay.
Ba là, nội dung, chương trình đào tạo của Học viện còn những vấn đề bật
cập.
Trong những năm qua, công tác GD - ĐT luôn được Học viện quan tâm, coi trọng. Đồng thời có sự tìm tòi, đổi mới cả về nội dung, chương trình và phương pháp; nhưng vẫn chưa đáp ứng được với sự vận động, biến đổi của yêu cầu nhiệm vụ thực tiễn cũng như sự phát triển nhân cách của người học viên cấp phân đội. Việc bố trí, sắp xếp nội dung, chương trình đào tạo chưa thật sự khoa học, phù hợp với quy luật phát triển nhận thức và đặc điểm tâm, sinh lý của học viên cấp phân đội; chưa theo hướng toàn diện, chuyên sâu; đồng thời chưa giải quyết tốt mối quan hệ về tỉ lệ giữa các đơn vị kiến thức cơ bản, cơ sở với kiến thức chuyên ngành; giữa các đơn vị kiến thức khoa học quân sự, khoa học xã hội & nhân văn quân sự với chuyên môn nghiệp vụ; giữa lý thuyết với thực hành; giữa trang bị kiến thức với rèn luyện tay nghề. Đặc biệt, các môn học về lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước..., vốn khô khan, trừu tượng và nhằm trang bị thế giới quan khoa học; phát triển lý tưởng, niềm tin cộng sản; phát triển các phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống lại chưa được bố trí hợp lý cả về trật tự và dung lượng thời gian cần thiết; thậm chí có ý kiến còn cho rằng cần phải cắt bớt. Các môn về khoa học chuyên
ngành được ưu tiên nhiều thời gian, song chưa cân đối, hài hoà và chưa kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết với thực hành. Sự không hợp lý, thiếu khoa học đó đã gây ra không ít khó khăn cho hoạt động nhận thức và phát triển nhân cách của người học viên.
Bên cạnh đó, hình thức, biện pháp quản lý, giáo dục của đội ngũ cán bộ quản lý còn cứng nhắc, chủ yếu sử dụng mệnh lệnh hành chính, chưa mang tính cảm hoá, thuyết phục cao. Phương pháp giảng dạy của giảng viên còn chủ yếu theo kiểu xuôi chiều, một chiều và chậm áp dụng thành tựu của khoa học & công nghệ tiên tiến. Thực trạng 31,5% ý kiến học viên cấp phân đội trả lời là khó hiểu khi học tập các môn lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và 27,7% ý kiến học viên cấp phân đội trả lời không đầy đủ, chính xác về truyền thống của dân tộc, Quân đội, Tổng cục và của Học viện [52]; cùng với các số liệu phản ánh kết quả học tập, rèn luyện, thực tập cuối khoá và tốt nghiệp ra trường ở mức thấp chiếm một tỷ lệ không nhỏ [50], đã chứng tỏ nội dung, chương trình đào tạo; nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức, lối sống cho người học viên đó còn nhiều bất cập, cần phải đổi mới.
Nguyên nhân chủ quan
Như trên đã luận giải, việc bóc tách nguyên nhân khách quan, chủ quan chỉ là tương đối. Theo đó, những nguyên nhân do ý thức con người gây ra đều có thể được xem là nguyên nhân chủ quan và biểu hiện trên một số khía cạnh cơ bản sau:
Một là, trình độ nhận thức, năng lực tổ chức thực tiễn trong phát triển nhân
cách học viên của đội ngũ giảng viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý học viên cấp phân đội còn nhiều hạn chế.
Thứ nhất, họ chưa nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vai trò, trách nhiệm của
mình trong thực hiện nhiệm vụ GD - ĐT, dẫn tới ch−a làm tốt vai trò định h−ớng, tổ chức, h−ớng dẫn, giúp đỡ học viên trong hoạt động học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học. Một số bị chi phối bởi quan hệ lợi ích vật chất nên trong nhận xét, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học viên cấp phân đội thiếu khách quan, làm triệt tiêu động lực rèn luyện phấn đấu của họ. Một số còn trẻ, mới ra trường, còn hạn chế về trình độ chuyên môn, hiểu biết xã hội, nắm bắt thực tiễn và phương pháp làm
việc. Cá biệt một số ít còn có biểu hiện vi phạm về đạo đức, lối sống ch−a thật sự là tấm g−ơng tiêu biểu, trực tiếp cho học viên noi theo.
Thứ hai, nhận thức và tổ chức hoạt động thực tiễn của họ để hạn chế những tác
hại của mặt trái kinh tế thị trường đến phát triển nhân cách người học viên còn nhiều yếu kém. Những yếu kém đó không phải do họ không biết, không hiểu. Mà ở chỗ họ cho rằng, những tác động và tác hại đó chỉ diễn ra mạnh mẽ đối với người dân và người lao động ở các lĩnh vực khác. Đối với học viên cấp phân đội của họ vừa được tuyển chọn và GD - ĐT kỹ lưỡng; vừa được quản lý chặt chẽ, ít tiếp xúc với bên ngoài, lại được bảo vệ vững chắc bởi sức mạnh thép của kỷ luật quân sự..., nên những tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường khó có thể xâm nhập được, nếu có cũng không đáng kể. Do đó, tình trạng làm việc dập khuôn, máy móc; không thường xuyên kết hợp giữa yêu cầu cao với tôn trọng nhân cách và dạy nghề không đi đôi với dạy người đã xảy ra. Cùng với đó là những buổi lên lớp thiếu tâm huyết, bài giảng đơn điệu về kiến thức, tổ chức học tập, thảo luận, kiểm tra thiếu nghiêm túc, đã gây cho người học tâm lý mệt mỏi, chán nản và khó lĩnh hội được kiến thức cơ bản. Hoạt động giáo dục, quản lý thiếu chặt chẽ; duy trì, thực hiện chế độ nền nếp chính qui, dân chủ, kỷ luật bị buông lỏng; thưởng phạt thiếu nghiêm minh; việc xây dựng và phát huy vai trò của các tổ chức vững mạnh trong đơn vị, hoạt động diễn tập, thực tập cuối khoá cho học viên không được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đúng mức..., đã tạo ra kẽ hở và mảnh đất màu mỡ cho những tiêu cực, lạc hậu của mặt trái kinh tế thị trường có cơ hội thuận lợi xâm nhập và gây ra nhiều tác hại không nhỏ đối với sự phát triển các phẩm chất nhân cách người học viên cấp phân đội.
Thứ ba, tất cả những vấn đề trên, cùng với sự kém nhiệt tình, thiếu trách
nhiệm và kém hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ, chức trách của một số giảng viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý học viên cấp phân đội đã góp phần quan trọng làm cho chất l−ợng, hiệu quả công tác GD - ĐT của Học viện cũng như sự phát triển nhân cách học viên cấp phân đội dưới tác động của mặt trái kinh tế thị trường còn nhiều hạn