- Định kỳ, lập BCTC theo năm và chỉ lập theo tháng hoặc quý khi có yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên (tổng công ty). Báo cáo tài chính năm của Công ty đợc lập và nộp trong vòng 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm (từ ngày 31/12). Còn các báo cáo quyết toán ngân sách, thì theo quyết định của Chính phủ, Công ty phải nộp trong vòng 10 ngày với báo cáo lập hàng hàng tháng, 30 ngày đối với quý, tại Cục thuế Thành phố Hà Nội và Phòng kế toán là nơi chịu trách nhiệm lập các báo cáo này. Hiện nay, Công ty đang sử dụng các loại báo cáo sau (ban hành theo Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC, ngày 25/10/2000, và đợc sửa đổi, bổ sung theo Thông t số 89/2002/TT-BTC, ngày 9/10/2002 của Bộ Tài chính).
Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01–DN). Báo cáo kết quả kinh doanh (Mẫu số B02-DN). Báo cáo lu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DN). Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN).
Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lợng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng, hoạt động quản lý, điều hành Công ty nói chung, hiện tại Công ty đang sử dụng một số báo cáo kế toán quản trị nh:
Báo cáo giá thành.
Báo cáo chi tiết CPQLDN, CPBH. Báo cáo chi tiết TSCĐ.
Báo cáo chi phí sản xuất.
Báo cáo chi tiết thanh toán với ngời mua, ngời bán.
…
Toàn bộ chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng, bên cạnh việc phản ánh lên hệ thống sổ sách thủ công, các chứng từ này còn đợc cập nhật và lu trữ trên máy tính. Cuối kỳ, căn cứ Sổ Cái các TK tơng ứng với các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán, kế toán tiến hành sử dụng máy tính để lên Bảng cân đối kế toán, Bảng cân đối số phát sinh. Tuy phần mềm kế toán đã đợc triển khai thực hiện tại đơn vị, nhng hiện vẫn cha thực sự hoàn chỉnh và đợc phát huy một cách triệt để.
Thực trạng tổ chức hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm