5. Kết cấu của đề tài
1.2.3. Mục tiêu cơ bản của hoạt động Đấu thầu tại ban Quản lý dự án
Trong quá trình thực hiện công tác Đấu thầu, Ban QLDA đầu tư và xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp phải hướng đến mục tiêu chung của Đấu thầu: cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Thông qua hoạt động đấu thầu, CĐT có nhiều cơ hội để lựa chọn những nhà thầu phù hợp trên cơ sở tối đa hóa lợi nhuận của mình. Tại Ban QLDA, chính là tiết kiệm tối đa nguồn ngân sách mà vẫn đáp ứng được yêu cầu của dự án. Đồng thời, những đơn vị dự thầu có nhiều cơ hội cạnh tranh nhằm ký kết hợp đồng cung cấp các hàng hóa dịch vụ để từ đó giúp giảm chi phí tối đa hóa lợi nhuận cho chính họ.
1.2.3.1. Đảm bảo tính cạnh tranh
Cạnh tranh trong kinh tế tức là cho phép các chủ thể kinh tế đưa ra giá cả đối với hàng hóa dịch vụ theo nhu cầu của thị trường; các mức giá đưa ra phản ánh cung và cầu đối với loại hàng hóa hay dịch vụ đó. Trong đấu thầu, tính cạnh tranh đạt được khi các nhà thầu không bị hạn chế mà đều được tham gia đấu thầu. Tính cạnh tranh giữa các nhà thầu sẽ giúp chính phủ mua được hàng hóa, dịch vụ tốt nhất, hiệu quả nhất bởi trước áp lực cạnh tranh từ các đơn vị dự thầu khác khiến cho doanh nghiệp phải đề xuất mức giá và chất lượng tốt nhất mà họ có thể cung cấp để có thể giành được hợp đồng. Việc cạnh tranh này sẽ kích thích sự sáng tạo, cải tiến, khuyến khích BMT hoặc CĐT đưa ra những yêu cầu phù hợp trong HSMT, và các nhà thầu cạnh tranh với nhau để giành được hợp đồng với giá bán cạnh tranh mà vẫn đảm bảo chất lượng và tiến độ.
1.2.3.2. Đảm bảo tính công bằng
Đối với CĐT hoặc BMT phải có trách nhiệm lập HSMT đảm bảo công bằng, không được tạo lợi thế cho một hoặc một số cá nhân qua việc hạn chế sự tham gia của các nhà thầu khác. Khi HSMT đã được phê duyệt thì chủ đầu tư, BMT, tổ
chuyên gia phải thực hiện theo đúng các nội dung nêu trong HSMT, không được đối xử thiên vị, bất công với bất kỳ nhà thầu nào. Ngoài ra, mọi thông tin liên quan đến quá trình tổ chức đấu thầu đều phải được công khai theo quy định đến tất cả các nhà thầu để đảm bảo sự công bằng trong việc tiếp nhận thông tin.
1.2.3.3. Đảm bảo tính công khai, minh bạch
Tính minh bạch trong đấu thầu được thể hiện ở bốn khía cạnh khác nhau: - Công khai thông tin về gói thầu trên các phương tiện truyền thông đại chúng để các nhà thầu có thể tiếp cận và tham gia dự thầu. Tùy thuộc vào hình thức lựa chọn nhà thầu áp dụng với gói thầu đó.
- Công khai các quy định về đấu thầu, bao gồm cả việc đăng tải công khai các quy định chung về đấu thầu cũng như các quy định cụ thể đối với một gói thầu cụ thể.
- Việc đưa ra quyết định trong quá trình lựa chọn nhà thầu phải dựa trên các quy định đã được công khai. Việc đánh giá HSDT và lựa chọn nhà thầu trúng thầu phải dựa vào các tiêu chuẩn đánh giá đã được nêu công khai trong HSMT. Trong trường hợp đó sẽ bảo đảm được tính minh bạch khi công bố kết quả lựa chọn nhà thầu.
- Các thành viên đã tham gia lập HSMST, HSMT, HSYC thì không được tham gia thẩm định các hồ sơ đó. Các thành viên đã tham gia đánh giá HSDST, HSDT, HSĐX thì không được tham gia thẩm định kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu; cá nhân BMT CĐT không được tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu hoặc chuyên gia, tổ thẩm định đối với các gói thầu có người thân là đại diện nhà thầu, đứng tên tham dự thầu gói thầu do CĐT, BMT là cơ quan, tổ chức nên mình đã công tác.
1.2.3.4. Đảm bảo hiệu quả kinh tế
Hiệu quả của các gói thầu về mặt ngắn hạn là đều được thực hiện bảo đảm chất lượng trong phạm vi nguồn ngân sách dự kiến, bảo đảm tính khả thi của dự án.
Hiệu quả dài hạn về mặt kinh tế có thể nhìn nhận và đánh giá thông qua chất lượng hàng hóa, công trình, dịch vụ ứng với số tiền bỏ ra; sau đó, chính các công trình, nhà máy, dịch vụ, các chính sách được tạo lập sẽ có tác động tạo ra các nguồn thu mới, các giá trị thặng dư cho đất nước. Hiệu quả xã hội có thể nhìn nhận qua các khía cạnh như tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống dân cư, tạo diện mạo mới cho bộ mặt kinh tế của đất nước thông qua các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được nâng cấp, cải thiện. Đây sẽ là những động lực để thu hút từ đầu tư nước ngoài, tạo dựng môi trường thông thoáng cho các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh.