Đối với UBND tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh thanh hóa (Trang 85 - 90)

5. Kết cấu của đề tài

3.4.2. Đối với UBND tỉnh Thanh Hóa

UBND tỉnh Thanh Hóa cần ban hành các quyết định hướng dẫn về định hướng, mục tiêu hoạt động đầu tư cho từng thời kỳ để các đơn vị có cái nhìn khách quan tổng thể, đồng thời phân công nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng đơn vị để không bị chồng chéo trong khâu quản lý. Các đơn vị cần có trách nhiệm hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ, phối hợp nhịp nhàng vì sự nghiệp phát triển chung của toàn tỉnh. Điều này giúp giảm tối đa thời gian, nhân lực và chi phí cho mọi công việc.

Ví dụ như trong công tác thẩm định các văn bản pháp luật có liên quan đến tổ chức đấu thầu, các tổ chức thẩm định cần tạo điều kiện và chỉ dẫn cho các đơn vị khi các văn bản chưa hợp lệ để tránh hiện tượng phải điều chỉnh nhiều lần gây thất thoát, lãng phí nhiều mặt.

Ngoài cơ sở là bộ máy quản lý hành chính, các ý kiến công luận của nhân dân về quá trình triển khai dự án, đấu thầu cũng nên được sử dụng để theo dõi. Khi một công trình xây lắp có dấu hiệu xuống cấp ngay lập tức sau khi đưa vào sử dụng, việc tiến hành kiểm tra tổng thể hay công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu cần

tiến hành ngay, tránh việc chậm trễ bỏ sót hoặc có can thiệp bên ngoài mà không xử lý vi phạm. Để nâng cao thực chất công tác đấu thầu, cần xử phạt nghiêm minh bằng nhiều hình thức, trong đó có việc công bố công khai các thông tin về dự án, về quá trình đấu thầu gây ra sai phạm, nghiêm khắc hơn nữa trong việc xử lý các nhà thầu cố tình gây sai phạm, thông thầu dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Khi thông tin được công khai, sẽ tăng lượng dư luận quan tâm giúp việc quản lý từ cấp Trung ương trở nên tốt hơn, ý thức tự giác cũng như việc chấp hành các quy định của pháp luật sẽ giúp quá trình tổ chức triển khai dự án, triển khai công tác đấu thầu đạt hiệu quả hơn.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở lý luận về đấu thầu cùng với những nghiên cứu, phân tích thực trạng công tác đấu thầu của Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Thanh Hóa, chương 3 đã nêu ra một số giải pháp có thể áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu. Có thể thấy hiện Ban QLDA cần chú trọng việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công viên chức, tăng cường sự phối hợp giữa các phòng ban, phổ biến các quy định, quy chế và các văn bản liên quan đến đấu thầu. Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật liên quan đến công tác đấu thầu qua mạng cũng cần được chú trọng vì đây là bước chuyển mình trong công tác đấu thầu, giúp nâng cao sự cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế, giúp cho Ban QLDA lựa chọn được những nhà thầu phù hợp nhất.

KẾT LUẬN

Công tác đấu thầu đã góp phần rất lớn vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa. Chính phủ và các Bộ Ngành luôn chú trọng sửa đổi các quy chế đấu thầu, quy chế quản lý đầu tư và xây dựng cho phù hợp tình hình của đất nước. Trong giai đoạn 2018 – 2020, Ban QLDA đã làm khá tốt trong công tác đấu thầu, giúp cho ngân sách của tỉnh và Nhà nước được tiết kiệm rất nhiều, đảm bảo chất lượng công trình và tiến độ thi công, giúp các dự án được đưa vào vận hành theo đúng kế hoạch.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác đấu thầu, Ban QLDA vẫn còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế nhất định như: các chính sách và quy định thay đổi theo luật khiến quy trình tổ chức phải thay đổi dẫn đến sự thích ứng khó khăn của các cán bộ công viên chức. Ngoài ra, còn tồn tại những khó khăn nội bộ xuất phát từ chính Ban QLDA. Luận văn này đã phân tích thực trạng công tác đấu thầu giai đoạn 2018 – 2020, từ đó đề xuất một số ý kiến, kiến nghị góp phần tăng cường công tác đấu thầu tại Ban QLDA. Mặc dù đã cố gắng nhưng với kiến thức có hạn, bài luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, lý luận chưa sát với thực tiễn. Vì thế, em xin nhận được những ý kiến đóng góp bổ sung để đề tài được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn T.S Thầy Nguyễn Duy Đồng đã tận tình hướng dẫn giúp em nghiên cứu đề tài này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo công tác đấu thầu cuối năm giai đoạn 2018 – 2020 Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Thanh Hóa. 2. Đề án việc làm giai đoạn 2018 – 2020 Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Thanh Hóa.

3. Bộ Kế hoạch & Đầu tư (2007), Các văn bản pháp quy về Đấu thầu, NXB Xây Dựng.

4. Học viện Chính sách và Phát triển (2019), Giáo trình đấu thầu mua sắm.

5. Thông tư 11/2019/TT-BKHĐT quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu, lộ trình áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng và quản lý, sử dụng giá trình bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng không được hoàn trả.

6. Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13.

7. Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.

8. Nghị định 59/2015/NĐ-CP về Quản lý dự án đầu tư xây dựng. 9. Quyết định số 4099QĐ-UBND ngày 21/10/2016 thành lập Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Thanh Hóa.

10. Website: Báo đấu thầu: http://baodauthau.vn

11. Báo Điện tử của Chính phủ: http://baodientu.chinhphu.vn/

12. Cổng thông tin đấu thầu: http://dauthau.mpi.gov.vn

13. Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia: http://muasamcong.mpi.gov.vn

14. Cổng giao tiếp điện tử UBND tỉnh Thanh Hóa: http://thanhhoa.gov.vn/

15. Trang web của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: www.mpi.gov.vn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh thanh hóa (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w