5. Kết cấu của đề tài
3.3.9. Nâng cao công tác quản lý rủi ro của dự án trong giai đoạn chuẩn bị
có cái nhìn khách quan tổng thể. Đồng thời phối hợp với Ban QLDA phân công nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng đơn vị trong quá trình triển khai hoạt động đấu thầu để không bị chồng chéo trong khâu quản lý, kiểm tra giám sát cũng như thực hiện. Ban QLDA và các đơn vị trong UBND tỉnh khi thực hiện công tác đấu thầu cần có trách nhiệm hoạt động cao, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ, phối hợp nhịp nhàng với nhau vì sự nghiệp phát triển chung của toàn tỉnh. Điều này sẽ giúp giảm tối đa thời gian, nhân lực và chi phí cho mọi công việc.
3.3.8. Liên tục đề xuất những kiến nghị, giải pháp nâng cao công tác đấu thầu bằng kinh nghiệm thực tiễn.
Qua việc thực hiện các dự án, công trình, đội ngũ cán bộ sẽ nắm được những lỗ hổng, thiếu sót và vướng mắc trong suốt quá trình thực hiện công tác đấu thầu. Từ đó, ngoài việc kiểm tra, giám sát kịp thời các sai phạm, việc tích lũy kinh nghiệm để áp dụng cho các dự án tiếp theo là vô cùng cần thiết. Dựa trên những kinh nghiệm đó, cán bộ viên chức hoàn toàn có thể thực hiện việc kiến nghị, đề xuất những giải pháp có tính thực tiễn cao lên Ban Giám đốc nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đấu thầu.
3.3.9. Nâng cao công tác quản lý rủi ro của dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư đầu tư
Công tác quản trị rủi ro tốt sẽ giảm thiểu các thiệt hại không đáng có của dự án. Tuy nhiên công tác quản trị rủi ro hoàn toàn chưa được quan tâm tại Ban. Vì vậy, để công tác quản trị dự án đạt hiệu quả tốt thì Ban QLDA phải thực hiện, thành lập phòng ban riêng thực hiện công tác nghiên cứu, nhận diện và quản trị rủi
ro cho các dự án. Việc thành lập bộ phận quản trị rủi ro phải được bàn bạc trước và thực thi cẩn thận.
Cần thay đổi nhận thức của cán bộ nhân viên và ban giám đốc trong Ban QLDA, khi các quan điểm cũ đã ăn sâu vào nhận thức thì việc quản trị, quản lý rủi ro vẫn bị xem nhẹ.
3.4. Kiến nghị với các cơ quan chức năng